Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm Scorpene hợp tác sản xuất với Pháp
Tân Hoa xã đưa tin, theo trang tin điện tử của tờ nhật báo The Hindu, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã giám sát quá trình hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm Scorpene cùng hợp tác sản xuất với Pháp tại một quân cảng ở Mumbai.
Lễ hạ thủy tàu ngầm Scorpene. (Nguồn: thehindu.com)
Ông Parrikar cho biết New Delhi sẽ hoàn thành yêu cầu về (số lượng) tàu ngầm để bảo vệ các vùng biển của nước này trước năm 2022.
Tin cho biết sau khi tiến hành hạ thủy tàu ngầm trên vào ngày 6/4, buổi ra mắt con tàu này sẽ diễn ra vào tháng 9.
Đến tháng 9/2016, tàu ngầm này sẽ trải qua các quá trình thử nghiệm khắt khe, cả ở cảng và dưới biển, khi nổi trên mặt nước và dưới mặt nước. Sau đó, tàu ngầm Scorpene sẽ được đưa vào phiên chế của lực lượng Hải quân Ấn Độ.
Tàu Scorpene được thiết kế để có thể hoạt động trong tất cả mọi điều kiện thời tiết, kể cả vùng nhiệt đới.
Video đang HOT
Tất cả các phương tiện và hệ thống liên lạc được cung cấp nhằm đảm bảo hiệp đồng tác chiến với các thành phần của một biệt đội hải quân.
Tàu có thể tác chiến ở các cuộc chiến khác nhau, chống tàu ngầm, thu thập thông tin tình báo và giám sát khu vực./.
Theo Vietnam
Nga có gì để đối phó với tàu ngầm Scorpene?
- Ba Lan đang có kế hoạch mua tàu ngầm Scorpene của Pháp, nếu kế hoạch được thực hiện thì đây thực sự là mối đe dọa lớn với Nga tại Biển Baltic.
Thông tin trên được Tạp chí Navyrecognition cho biết, theo đó việc Ba Lan quyết định mua các tàu ngầm Scorpene là biển Baltic mà nơi Hải quân Ba Lan đóng quân rất thích hợp cho hoạt động của lực lượng tàu ngầm. Các vùng nước sâu giúp tàu ngầm của Ba Lan khó bị phát hiện trước biện pháp trinh sát điện tử và vẫn giữ được khả năng tấn công chớp nhoáng khi cần thiết.
Tàu ngầm Scorpene sử dụng động cơ diesel-điện trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập tuần hoàn (AIP) giúp cho tàu ngầm lặn trong thời gian lâu hơn tàu ngầm thông thường khác.
Scorpene có lượng giãn nước toàn tải khoảng 1.800-2.000 tấn, dài 61-75m (tùy biến thể), trang bị động cơ diesel-điện kết hợp hệ thống AIP cho tầm hoạt động 12.000km nếu bơi trên mặt nước và 1.020km nếu lặn, thời gian hoạt động lên tới 71 ngày (dùng AIP), lặn sâu tối đa 350m.
Về trang bị vũ khí, tàu ngầm Scorpene được trang bị bao gồm các ngư lôi tiên tiến Black Shark và tên lửa chống hạm SM.39 Exocet. Với phiên bản mới, Scorpene còn được thiết kế để mang theo các tên lửa hành trình Storm Shadow phiên bản hải quân được phát triển bởi hãng MBDA.
Tàu ngầm Scorpene phiên bản mới sẽ được trang bị hệ thống vũ khí tấn công tiên tiến nhất hiện nay do DCNS phát triển và nó có thể đáp ứng mọi nhu cầu của Hải quân Ba Lan đề ra.
Tuy nhiên giới hạn của hầu hết các tàu ngầm Scorpene là chúng chỉ được thiết kế để có thể mang theo một số lượng nhất định các tên lửa hành trình Storm Shadow và tên lửa chống hạm SM.39, bù lại nhược điểm trên các loại vũ khí mà Scorpene được trang bị có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu từ ngay đợt tấn công đầu tiên.
Việc trang bị các tàu ngầm mang theo tên lửa hành trình có khả năng tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong đất liền sẽ giúp Quân đội Ba Lan đủ khả năng bảo vệ nước này. Và nó còn là công cụ răn đe hiệu quả của Ba Lan trước các quốc gia đối địch, cũng như nâng tầm vị thế của Ba Lan trong trường quốc tế và khối liên minh quân sự NATO.
Ngay từ bây giờ khi Pháp và Ba Lan mới tiến hành đàm phán về thương vụ tàu ngầm Scorpene, Nga đã thực sự cảm thấy một sự đe dọa không hề nhỏ tại "sân nhà" Baltic. Tuy nhiên với những "sát thủ" săn ngầm hiện có, trong đó có máy bay IL-38, tàu ngầm Scorpene thực sự không phải là vấn đề quá lớn.Il-38 là máy bay tuần tra hải quân và tác chiến chống ngầm do Tổ hợp Hàng không Ilyushin (Nga) thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Il-18. Máy bay được thiết kế để triển khai cho hoạt động trinh sát biển, giám sát, tác chiến chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước, tìm kiếm cứu nạn.
Il-38 dài 39,6m, cao 19,16m, sải cánh 37,42m, trọng lượng cất cánh tối đa 63,5 tấn. Máy bay trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-20M (công suất 4.250 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 724km/h, tầm bay 9.500km, trần bay 11.000m.Máy bay được trang bị hệ thống điện tử phát hiện mục tiêu trên mặt biển gồm: radar khẩu độ tổng hợp/khẩu độ tổng hợp nghịch đảo, radar tìm kiếm-tấn công, cảm biến hồng ngoại nhìn phía trước độ phân giải cao, camera TV, hệ thống chế áp điện tử, hệ thống phát hiện từ tính (đặt ở đuôi kéo dài) và phao âm.Với các hệ thống cảm biến này cho phép nó phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly 90km, trên mặt biển 320km, theo dõi đồng thời 32 mục tiêu.Máy bay Il-38 có khả năng mang 9 tấn vũ khí trong 2 khoang thân máy bay gồm: tên lửa chống tàu Sea Eagle (tầm bắn 110km), ngư lôi, bom.Đặc biệt, Il-38 mang được tên lửa không đối không tầm ngắn R-73RDM2 để tự phòng vệ chống máy bay tiêm kích địch trên không. Với khả năng của mình, Il-38 có thể khiến cho bất cứ mục tiêu nào cũng phải run sợ.
Theo_Bao_Dat_Viet