Ấn Độ giải cứu công dân bị ép tham gia hoạt động lừa đảo qua mạng tại Campuchia
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này đang tiến hành giải cứu các công dân bị dụ dỗ sang làm việc tại Campuchia và bị ép buộc tham gia các đường dây lừa đảo qua mạng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Randhir Jaiswal. Ảnh: INDIA TV
Trong một tuyên bố ngày 30/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Randhir Jaiswal cho biết Đại sứ quán nước này tại Campuchia đang làm việc với chính quyền sở tại, hối thúc nhà chức trách địa phương trấn áp các đường dây và các đối tượng âm mưu lừa đảo. Cho đến nay, khoảng 250 người Ấn Độ đã được giải cứu và hồi hương. Riêng trong vòng 3 tháng qua có 75 người được giải cứu và hồi hương.
Người phát ngôn Jaiswal cũng xác nhận có hơn 5.000 người Ấn Độ “sập bẫy” tại Campuchia và bị ép thực hiện các hành vi lừa đảo qua mạng đối với người dân ở quê nhà Ấn Độ.
Ngoài ra, ông cho biết Chính phủ Ấn Độ và đại sứ quán nước này tại Campuchia đã gửi phản ánh tới cơ quan chức năng Campuchia về những thủ đoạn lừa đảo như vậy.
Ấn Độ ủng hộ Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về vấn đề Myanmar
Trước thềm chuyến thăm chính thức của Phó Tổng thống Jagdeep Dhankar tới Campuchia, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 10/11 đã khẳng định sự ủng hộ đối với Đồng thuận 5 điểm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề Myanmar, đồng thời nêu rõ Ấn Độ muốn chứng kiến bạo lực chấm dứt ở quốc gia này.
Cảnh sát Myanmar phải sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình phản đối việc nắm quyền lãnh đạo đất nước của các quan chức quân đội cấp cao tại Yangon, ngày 3/3/2021. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách phương Đông Saurabh Kumar tại buổi họp báo đặc biệt bày tỏ: "Về vấn đề Myanmar, lập trường của chúng tôi là khá rõ ràng. Chúng tôi ủng hộ Đồng thuận 5 điểm của ASEAN. Chúng tôi mong muốn được chứng kiến Myanmar hướng tới một chính phủ dân chủ và bạo lực chấm dứt ở Myanmar. Đây là chính sách của chúng tôi. Về cơ bản, chúng tôi mong muốn ASEAN đưa ra sáng kiến và chúng tôi ủng hộ Đồng thuận 5 điểm mà ASEAN đang thực hiện".
Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về vấn đề Myanmar bao gồm: yêu cầu chấm dứt bạo lực; tất cả các bên liên quan hết sức kiềm chế, tiến hành đối thoại mang tính xây dựng nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình; cử đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian thúc đẩy tiến trình đối thoại; cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar thông qua Trung tâm hỗ trợ nhân đạo ASEAN.
Ấn Độ từ bỏ vũ khí Nga? Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov bác bỏ nghi ngờ cho rằng New Delhi đang từ bỏ các loại vũ khí của Nga. Trong cuộc phỏng vấn gần đây với hãng thông tấn Tass, ông Alipov cho hay gần 1.000 xe tăng T-90, và 300 chiến đấu cơ Su-30MKI đã được sản xuất tại Ấn Độ. Tuyên bố của đại sứ...