Ấn Độ có thể sắp hứng sóng Covid-19 lần ba
Chuyên gia cảnh báo Ấn Độ có thể hứng sóng Covid-19 lần ba vào 6-8 tuần tới trong khi nước này chưa kiểm soát được đợt bùng phát thứ hai.
Thế giới ghi nhận 178.932.836 ca nhiễm nCoV và 3.874.516 ca tử vong, tăng lần lượt 343.696 và 7.393, trong khi 163.460.276 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Ấn Độ đang là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 29.881.352 ca nhiễm và 386.740 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 58.588 và 1.239 ca trong 24 giờ qua. Giám đốc Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) Randeep Guleria hôm 19/6 cảnh báo nước này có thể chứng kiến đợt bùng phát Covid-19 lần thứ ba trong khoảng 6-8 tuần tới.
“Nếu không tuân thủ các biện pháp phù hợp thời Covid-19, đợt bùng phát thứ ba có thể xảy ra trong 6-8 tuần tới. Chúng ta cần làm việc tích cực để ngăn làn sóng bùng dịch khác cho tới khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu có hiệu quả”, chuyên gia Guleria nói.
Giám đốc AIIMS cũng cảnh báo những thách thức trong chiến dịch tiêm chủng của Ấn Độ. Khoảng 5% dân số Ấn Độ đã được tiêm hai liều vaccine Covid-19 đầy đủ. Chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn một tỷ dân vào cuối năm nay.
Theo tiến sĩ Guleria, khoảng cách giữa các đợt bùng phát Covid-19 đang ngắn lại và điều đó rất “đáng lo ngại”. “Trong sóng Covid-19 đầu tiên, virus không lây lan nhanh như vậy. Tất cả đã thay đổi trong đợt bùng phát lần hai và virus trở nên dễ lây lan hơn nhiều. Biến chủng Delta đang có khả năng lây lan nhanh”, ông nói.
Đối với thông tin cho rằng làn sóng Covid-19 lần ba ở Ấn Độ sẽ tấn công trẻ nhỏ, Guleria khẳng định vẫn chưa có bằng chứng cho thấy điều đó. Một số nhà dịch tễ học Ấn Độ từng dự đoán đợt bùng phát dịch lần ba ở nước này là không thể tránh khỏi và có thể xảy ra từ tháng 9, tháng 10.
Video đang HOT
Một bệnh nhân Covid-19 thở oxy trong xe cứu thương để chờ nhập viện ở thành phố Ahmedabad, hôm 20/4. Ảnh: Reuters.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.400.534 ca nhiễm và 617.074 ca tử vong do nCoV, tăng 6.604 và 161 ca so với một ngày trước đó.
Một quan chức Nhà Trắng ngày 18/6 cho biết Mỹ tiêm 300 triệu mũi vaccine Covid-19 trong 150 ngày qua. Nhờ nỗ lực tăng tốc tiêm chủng của chính phủ Tổng thống Joe Biden, số người nhiễm nCoV, nhập viện và tử vong giảm xuống mức thấp nhất từ khi dịch bùng phát tại Mỹ, các quan chức cho biết.
Chính quyền Biden cũng thông báo đầu tư 3,2 tỷ USD để thúc đẩy thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19. Thuốc kháng virus, được dùng để điều trị các triệu chứng sau nhiễm virus, đang trong quá trình phát triển và một số ứng viên có thể ra mắt vào cuối năm nay nếu thuận lợi.
Nga là vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, báo cáo 5.299.215 người nhiễm và 128.911 người chết, tăng lần lượt 17.906 và 466 ca.
Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin đã ra lệnh tiêm vaccine Covid-19 bắt buộc với hai triệu người làm trong ngành nghề giao tiếp nhiều với công chúng. Ông cũng cảnh báo biến chủng nCoV mới với khả năng lây lan mạnh hơn nguy cơ “xuyên thủng hệ miễn dịch”.
Nhật Bản báo cáo 782.491 ca nhiễm và 14.365 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 1.623 và 45 ca trong 24 giờ qua.
Thủ tướng Yoshihide Suga ngày 17/6 thông báo Nhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở tất cả các tỉnh trừ Okinawa từ ngày 20/6, khi số ca nhiễm mới tiếp tục giảm. Động thái này được đưa ra khi chỉ còn chưa đầy 5 tuần nữa, Thế vận hội Tokyo sẽ chính thức khai mạc ngày 23/7.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.976.172 ca nhiễm, tăng 12.906, trong đó 54.291 người chết, tăng 248.
Một quan chức cấp cao của Bộ Y tế Indonesia hôm 19/6 cho biết nước này sẽ nhận được 50 triệu liều vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech, với lô hàng đầu tiên dự kiến đến vào tháng 8.
Các chuyên gia y tế Indonesia trước đó lo ngại về thông tin hơn 350 nhân viên y tế nước này nhiễm Covid-19, trong đó hàng chục người phải nhập viện, dù đã tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc.
Campuchia thông báo tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 lần lượt là 42.052 và 414, sau khi ghi nhận thêm 471 ca nhiễm và 20 ca tử vong mới. Đây là số ca tử vong theo ngày cao nhất sau khi Campuchia ghi nhận bệnh nhân đầu tiên chết vì Covid-19 hôm 11/3.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua cho biết ông đang phải tự cách ly 14 ngày cho đến ngày 3/7 do tiếp xúc gián tiếp với một ca nhiễm nCoV. Ông Hun Sen cũng sẽ huỷ cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, dự kiến thăm thủ đô Phnom Penh vào đầu tuần tới.
Ấn Độ chỉ xuất khẩu vaccine khi người dân trong nước tiêm đủ
Quan chức phụ trách chiến dịch ứng phó Covid-19 của Ấn Độ cho biết chỉ có thể xuất khẩu vaccine trở lại sau khi đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong nước.
Giới chức Ấn Độ cho biết nước này muốn khôi phục xuất khẩu vaccine Covid-19 cho các quốc gia đối tác, nhưng chỉ khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, AP đưa tin ngày 19/6.
"Một khi nhu cầu tiêm chủng cấp thiết cho đa phần người dân của chúng tôi đã đạt được, và có một kho dự trữ vaccine với nhiều nguồn cung, chúng tôi sẵn sàng phục vụ các đối tác và cung cấp vaccine cho họ", bác sĩ Vinod K Paul, người đứng đầu nhóm công tác ứng phó Covid-19 của Ấn Độ, cho biết.
Tuy vậy, khi được hỏi thời điểm lệnh cấm xuất khẩu vaccine được dỡ bỏ, ông Paul cho biết "yêu cầu cung cấp bất cứ mốc thời gian nào vào lúc này" là không công bằng.
Ấn Độ đã cấm xuất khẩu vaccine từ tháng 4. Ảnh: Reuters .
Tháng trước, ông Paul cho biết khoảng 2 tỷ liều vaccine có thể sẵn sàng sử dụng vào tháng 12, theo một lộ trình tùy thuộc năng lực của hai nhà cung cấp vaccine chính là Viện Serum và tập đoàn sinh học Bharat Biotech.
Dù vậy, các chuyên gia bày tỏ hoài nghi với tính khả thi của lời hứa nói trên, bởi tới nay cả Viện Serum lẫn Bharat Biotech đều gặp khó khăn trong nỗ lực mở rộng sản xuất vaccine.
Ấn Độ bắt đầu xuất khẩu vaccine tới hơn 90 quốc gia từ tháng 1, sau khi được chuyển giao công nghệ chế tạo vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, khi dịch bệnh lan rộng ngoài tầm kiểm soát ở Ấn Độ hồi tháng 4, nước này đã cấm xuất khẩu vaccine.
New Delhi cũng ngừng cung cấp vaccine cho chương trình COVAX. Tháng trước, Viện Serum cho biết sẽ khó có thể cung cấp vaccine trở lại cho COVAX ít nhất tới cuối năm nay.
WHO cảnh báo nhiều nước thiếu trầm trọng vaccine Covid-19 30-40 quốc gia phải dừng chương trình tiêm chủng Covid-19 do thiếu vaccine, khiến người được tiêm một mũi phải chờ quá lâu, WHO cho hay. "Nhiều quốc gia phải tạm ngừng triển khai tiêm vaccine liều thứ hai. Nếu tôi nhớ không nhầm, có hơn 30 hoặc 40 quốc gia lên kế hoạch tiêm liều thứ hai vaccine AstraZeneca nhưng giờ họ...