Ăn bơ: Giảm béo bằng chất béo
3/4 lượng calorie có trong quả bơ là chất béo. Tuy nhiên, loại quả này chứa chất béo có lợi cho sức khỏe và có rất ít đường, rất tốt để sử dụng trong chế độ ăn kiêng.
Giá trị dinh dưỡng trong quả bơ
Quả bơ là một nguồn dinh dưỡng phức hợp tuyệt vời với đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản. Trong 100g bơ có chứa 10g tinh bột, 7g chất xơ, 2g protein và tới 15g chất béo. Chất béo có trong bơ là chất béo không bão hòa, rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.
Ảnh minh hoạ
Lượng calorie trong quả bơ cũng rất dồi dào, khoảng 100g chứa 160 calorie. So với các loại quả khác thì bơ có lượng carbohydrate thấp hơn. Do đó, bơ là thực phẩm phù hợp cho một bữa ăn ít carbohydrate. Lượng carbs hầu hết đều đến từ lượng chất xơ dồi dào có trong bơ.
Quả bơ còn là một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào có thể đáp ứng một phần nhu cầu hàng ngày của cơ thể như: Vitamin K: 26%, Folate: 20%, Vitamin C: 17%, Kali: 14%, Vitamin B5: 14%, Vitamin B6: 13%, Vitamin E: 10%. Ngoài ra còn có magie và kali.
Đặc tính giảm cân của bơ
Khi ăn bơ, đồng thời ăn ít protein và tinh bột, lượng chất béo không bão hòa đơn bên trong quả bơ sẽ kích hoạt cơ thể chuyển sang trạng thái ketogenic. Lúc này, gan sẽ tiết ra ketones để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não. Ketones có nguồn gốc từ mỡ nên Ketones tiết ra càng nhiều, cơ thể sẽ càng giảm bớt mỡ thừa, đặc biệt là vùng bụng, giúp bạn giảm cân nhanh chóng.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ
Lượng chất béo, chất xơ và tinh bột dồi dào trong quả bơ cũng sẽ giúp bạn no lâu hơn do cơ thể sẽ cần thời gian để tiêu hóa các chất dinh dưỡng này. Chỉ cần cho thêm nửa quả bơ (100 calorie) vào bữa ăn giữa ngày, bạn có thể giảm ham muốn ăn trong 5 giờ tiếp theo.
Kali cùng các vitamin C và K dồi dào trong quả bơ là nhân tố rất quan trọng tham gia vào hoạt động của cơ bắp nhằm phân giải các tế bào mỡ thừa.
Chất béo tốt trong quả bơ giúp giảm cholesterol xấu, có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cải thiện đường tiêu hóa, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, bơ là thực phẩm có hàm lượng calorie cao, nếu ăn số lượng lớn thì sẽ không còn đặc tính giảm cân mà còn có thể tăng cân.
Cách giảm cân bằng bơ hiệu quả
Các bữa ăn phụ giữa các bữa chính là lúc ăn bơ để giảm cân tốt. Đây là thời điểm hoàn hảo để bạn luôn thấy đầy đủ năng lượng, tránh việc ăn quá nhiều vào bữa ăn chính gây thừa cân, tích mỡ.
Ảnh minh hoạ
Bơ có thể sử dụng trực tiếp, tuy nhiên vị ngậy, không ngọt hoặc nhạt khiến một số người khó ăn. Vì vậy, bạn có thể chế biến quả bơ thành nhiều món khác nhau, vừa đảm bảo giảm cân mà lại dễ ăn.
Sinh tố bơ là món dễ làm nhất. Chỉ cần cho 1-2 quả bơ cùng với 200ml sữa tươi và một chút sữa đặc vào máy xay nhuyễn. Ăn sinh tố bơ vào buổi sáng có thể ngay lập tức kích hoạt trạng thái Keto để cơ thể bắt đầu đốt mỡ. Ngoài ra, ăn vào bữa phụ cũng giúp giảm cân rất tốt.
Trứng ốp với bơ là một trong những món ăn sáng phổ biến ở châu Âu mà bạn hầu như chỉ ăn chất béo là protein, nhờ đó, cơ thể sẽ quen với việc đốt mỡ làm năng lượng cho hoạt động. Bơ rửa sạch, bổ đôi và tách hạt, dùng muỗng nạo bớt ruột bơ sao cho vừa đủ để cho trứng vào. Sau đó đập trứng vào giữa, có thể cho thêm ít thịt xông khói và rán với dầu oliu, bật nhỏ lửa đến khi trứng chín là được.
Salad bơ là món ăn phù hợp trong bữa tối, giúp bạn no suốt đêm nhưng lại chứa rất ít calo. Bơ nên chọn quả còn hơi cứng, gọt vỏ, bỏ hột và thái nhỏ vừa ăn. Rau xà lách và hành tây cắt nhỏ bằng đốt ngón tay, cà chua bi bổ đôi. Trộn tất cả với dầu giấm hoặc sốt Mayonaise là có ngay món ăn đủ năng lượng cho buổi tối mà không lo thừa calo.
Dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Do đó, trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, bà mẹ phải ăn nhiều và ăn đa dạng các loại thực phẩm mới có đủ sữa và đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho con đồng thời đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Năng lượng
Nhu cầu cụ thể tùy theo tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước và trong thời kỳ mang thai, cụ thể: Nhóm các bà mẹ thời kỳ chưa mang thai và thời kỳ mang thai có chế độ dinh dưỡng tốt, có mức tăng cân từ 9-12kg; cần ăn nhiều hơn để đảm bảo năng lượng tăng thêm 505Kcal/ ngày (tương đương 3 bát cơm và thức ăn hợp lý) và đạt mức 2.260Kcal/ ngày đối với người lao động nhẹ và 2.620Kcal/ ngày đối với người lao động mức trung bình.
Nhóm các bà mẹ thời kỳ chưa mang thai và thời kỳ mang thai có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, có mức tăng cân ít hơn 9kg cần phải cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau, để đảm bảo năng lượng tăng thêm 675Kcal/ ngày và đạt mức 2.430Kcal/ ngày đối với người lao động nhẹ và 2.790Kcal/ ngày đối với người lao động trung bình.
Bà mẹ nuôi con bú cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo nguồn sữa cho con.
Protein
Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: Thêm 28gram/ ngày so với nhu cầu bình thường, nâng tổng số lên 38gram/ ngày. Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng như (thịt, cá, trứng, sữa, đậu).
Số lượng thực phẩm có thể ước tính là: trong 100g thịt/ cá cung cấp khoảng 15-20g protein; 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g protein; 200ml sữa bột pha cung cấp khoảng 5- 7g protein. Nên ăn cá ít nhất 1- 2 lần/ tuần, uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát).
Chất béo
Lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 30% năng lượng khẩu phần. Khuyến khích sử dụng các chất béo có nhiều các acid béo không no chuỗi dài đa nối đôi như ALA, EPA, DHA (có nhiều trong rau xanh, một số loại dầu thực vật từ hạt, dầu cá, một số loại cá mỡ...). Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé, người mẹ cần bổ sung thêm vào chế độ ăn hằng ngày.
Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú. Ngoài việc bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên (trái cây, rau củ) trong bữa ăn hàng ngày, bà mẹ cho con bú cần được bổ sung 1 liều vitamin A 200.000 đơn vị trong vòng 1 tháng đầu sau sinh để đảm bảo cung cấp vitamin A cho trẻ qua sữa.
Thức ăn cho phụ nữ sau sinh cần đảm bảo dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, có thể chia làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm nhiều chất xơ để tránh táo bón, uống nhiều nước từ 2- 2,5 lít/ ngày. Ngoài ra mẹ cần có nhiều thời gian dành cho giấc ngủ, tránh căng thẳng và cho trẻ bú thường xuyên để kích thích tạo sữa.
Những việc cần tránh trong thời gian cho con bú
Trong thời kỳ cho con bú không nên ăn uống kiêng khem quá mức; Không ăn thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc; Hạn chế các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt...); Không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá. Tránh lao động quá mức. Tránh lo lắng, buồn phiền, giận giữ.
Khi cho con bú nếu cần phải dùng thuốc phải hỏi ý kiến thầy thuốc, không nên tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú.
Do đó các bà mẹ không được chủ động ăn kiêng trong gian đoạn này vì người mẹ sẽ cần nhiều năng lượng hơn bình thường để duy trì mức năng lượng tiêu chuẩn và tạo thêm nhiều sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời giảm bớt lượng đường và ngừng uống các loại nước có ga.
Giảm nguy cơ tái phát đột quỵ với chế độ ăn uống thông minh Với khả năng làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch, chất xơ một phần của một chế độ ăn lành mạnh cho tim. Chất xơ còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thúc đẩy và ngăn ngừa bệnh tiêu hóa và giúp kiểm soát cân nặng - những nguy cơ gây tái phát đột quỵ. Phòng ngừa...