Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?
Bánh mì là thực phẩm được nhiều người yêu thích vì ngon và tiện lợi, vậy nhưng ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?
Bánh mì là món ăn sáng quen thuộc và tiện lợi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc ăn bánh mì thường xuyên, đặc biệt là mỗi sáng, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Báo Điện tử VOV dẫn nguồn trang Health Digest cho biết, bánh mì, đặc biệt là các loại làm từ bột mì trắng tinh luyện, chứa nhiều calo nhưng lại ít chất xơ và dinh dưỡng. Nếu không kiểm soát lượng bánh mì tiêu thụ, bạn dễ dàng nạp quá nhiều calo vào cơ thể, dẫn đến tăng cân và béo phì. Béo phì là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…
Ngoài ra, bánh mì thường được ăn kèm với các loại thực phẩm khác như thịt, pate, bơ, xúc xích… Những món ăn này thường chứa nhiều calo và chất béo, khi kết hợp với bánh mì sẽ càng làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, dễ dẫn đến béo phì.
Bánh mì được nhiều người yêu thích vì ngon và tiện lợi nhưng không nên lạm dụng ăn hàng ngày
Những lý do khiến bánh mì được coi là không tốt với sức khỏe
Báo Lao động dẫn nguồn trang Onlymyhealth cho biết, theo một số nghiên cứu tại Y tế Harvard, bánh mì là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Dưới đây là 6 lý do lý giải bánh mì được cho là không tốt với sức khỏe của bạn:
Tăng cân
Theo một số nghiên cứu được công bố trên Tạp chí ScienceDirect, bánh mì trắng được làm từ bột mì tinh chế, thiếu chất xơ và chất dinh dưỡng có trong ngũ cốc nguyên hạt. Nó có hàm lượng tinh bột rất lớn, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm nhanh chóng. Theo thời gian, điều này có thể góp phần làm tăng cân.
Biến động lượng đường trong máu
Bánh mì trắng chỉ số đường huyết cao, có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng và đáng kể. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Thiếu chất dinh dưỡng
Quy trình tinh chế được sử dụng để làm bánh mì trắng đã loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Điều này có nghĩa là nếu chế độ ăn uống của bạn có nhiều bánh mì trắng sẽ làm bạn cảm thấy no hơn và không muốn ăn được những thực phẩm khác lành mạnh hơn.
Vấn đề về tiêu hóa
Việc thiếu chất xơ trong bánh mì trắng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm táo bón, bệnh viêm ruột, béo phì, tiểu đường loại II và hội chứng chuyển hóa.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Bánh mì trắng còn làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể, đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim. Do đó, việc bổ sung bánh mì trắng vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể gây ra các vấn đề về tim mạch.
Độ nhạy gluten tiềm ẩn
Bánh mì trắng là lựa chọn đặc biệt không tốt cho sức khỏe đối với những người mắc bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten. Bánh mì trắng có hàm lượng gluten rất lớn và việc tiêu thụ thường xuyên có thể gây khó chịu về tiêu hóa và dị ứng ở những người mắc bệnh celiac.
Video đang HOT
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn “Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?”. Bánh mì tuy là món ăn tiện lợi nhưng không phải là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe nếu ăn quá thường xuyên. Tần suất lý tưởng là khoảng 2-3 lần mỗi tuần. Bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và hạn chế ăn bánh mì mỗi ngày, bạn có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể.
Chế độ ăn uống cho người bị viêm đại tràng
Người bị viêm đại tràng nên chú ý đến những gì mình ăn vì một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh viêm đại tràng bùng phát.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn khi bị viêm đại tràng
Những người bị viêm đại tràng được khuyến cáo nên tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và uống nhiều nước. Điều này nhằm tránh mất nước và đảm bảo người bệnh nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Người ta không cho rằng một chế độ ăn cụ thể nào đó có thể đóng vai trò gây ra bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh viêm ruột (IBD) có thể được khuyến cáo thay đổi chế độ ăn tạm thời sau phẫu thuật hoặc giúp kiểm soát các triệu chứng trong thời gian bùng phát. Ví dụ, nên ăn nhiều bữa nhỏ hơn thường xuyên hơn, thay vì 3 bữa chính; ăn chế độ ăn ít chất xơ; dùng thực phẩm bổ sung...
Duy trì một chế độ ăn kiêng để tránh xa những tác nhân gây bệnh đó nhưng vẫn có đủ chất dinh dưỡng cần thiết rất quan trọng trong điều trị và kiểm soát bệnh viêm đại tràng. Cùng với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị thì chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
Người bệnh viêm đại tràng nên ăn những thực phẩm mềm, ít chất xơ.
2. Những chất dinh dưỡng quan trọng với người bệnh viêm đại tràng
Người bệnh viêm đại tràng nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nát, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống... Điều trị hỗ trợ bao gồm chế độ ăn hợp lý tùy thuộc vào từng thể bệnh, với thể nhẹ, vừa thường ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế chất xơ; còn với thể nặng thì tùy từng trưởng hợp, bác sĩ có thể chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch.
Sự căng thẳng quá mức cũng làm tình trạng bệnh viêm đại tràng thêm trầm trọng vì vậy bệnh nhân nên thư giãn, tránh suy nghĩ quá mức, không dùng các chất kích thích, uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với người khỏe mạnh.
Một số nghiên cứu cho thấy một số chất dinh dưỡng nhất định có thể giúp chống lại tình trạng kích ứng và sưng tấy ở ruột do viêm đại tràng gây ra. Bổ sung sắt, acid folic, vitamin AD, B12 trong một số trường hợp.
Acid linoleic
Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách acid linoleic (có trong các loại thực phẩm như quả óc chó, dầu ô liu, lòng đỏ trứng và dầu dừa) ảnh hưởng đến những người mắc bệnh này. Mặc dù mọi người đều cần chất béo "tốt" này nhưng đừng lạm dụng vì có một số bằng chứng cho thấy nó có thể đóng vai trò trong tình trạng viêm nếu tiêu thụ quá nhiều.
Acid béo omega-3
Chất béo có trong cá, được gọi là acid béo omega-3 giúp làm dịu tình trạng viêm, có thể hỗ trợ ngăn ngừa các đợt bùng phát. Thành phần chính của acid béo omega-3 là acid eicosapentaenoic (EPA). Trong một nghiên cứu nhỏ, các nhà nghiên cứu đã cho một nhóm bệnh nhân viêm đại tràng dùng thực phẩm bổ sung có chứa EPA trong 6 tháng, trong khi một nhóm khác được cho uống viên thuốc giả dược rỗng. Vào cuối nghiên cứu, những bệnh nhân dùng thực phẩm bổ sung EPA có nồng độ chất gọi là calprotectin (một dấu hiệu của tình trạng viêm) trong phân thấp hơn so với những bệnh nhân dùng giả dược. Những người dùng EPA cũng có nhiều khả năng thuyên giảm bệnh hơn.
Acid docosahexaenoic (DHA) là một loại omega-3 khác có trong dầu cá có thể chống viêm và được một số người bị viêm đại tràng sử dụng.
Probiotics
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người bị viêm đại tràng thường có quá nhiều loại vi khuẩn không tốt trong ruột, có thể thúc đẩy tình trạng viêm. Probiotics là vi khuẩn có lợi. Một nghiên cứu nhỏ năm 2022 phát hiện ra rằng những người bị viêm đại tràng nhẹ đến trung bình dùng thực phẩm bổ sung probiotic có nhiều khả năng thuyên giảm bệnh hơn những người được dùng giả dược. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sữa chua có probiotics tốt cho đường ruột giúp giảm viêm.
Chế độ ăn ít FODMAP
Một số người cũng tin rằng chế độ ăn ít FODMAP - một loại carbohydrate dễ lên men có trong thịt, trái cây, sữa và nhiều loại thực phẩm khác - có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Tuy nhiên không có bằng chứng mạnh mẽ về điều đó. Và nếu không được theo dõi chặt chẽ, bất kỳ chế độ ăn nào hạn chế các thực phẩm lành mạnh như trái cây đều có thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém và các vấn đề khác.
Không có chế độ ăn cụ thể nào được chứng minh là tốt nhất cho những người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên, Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị viêm đại tràng tham khảo chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải. Vào tháng 3 năm 2024, Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (AGA) đã công bố hầu hết những người bị viêm loét đại tràng (và bệnh Crohn, một tình trạng liên quan) nên ăn chế độ ăn dựa trên các loại thực phẩm thường thấy trên bàn ăn ở các vùng Địa Trung Hải. Điều đó có nghĩa là ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh như dầu ô liu và protein nạc, chẳng hạn như cá và ức gà không da.
Tuy nhiên, cần phải cá nhân hóa chế độ ăn Địa Trung Hải để tránh một số loại thực phẩm mà cơ thể không thể dung nạp vì chế độ ăn nào cũng cần phù hợp với mỗi bệnh nhân. Không có chế độ ăn kiêng nào có thể giúp ích cho tất cả mọi người mắc bệnh viêm đại tràng và tình trạng này cũng có thể thay đổi theo thời gian. Điều đó có nghĩa là chế độ ăn kiêng của người bệnh cũng cần phải linh hoạt. Điều quan trọng là tìm ra chế độ phù hợp và nên thảo luận về những thực phẩm nên ăn với bác sĩ.
Chế độ ăn của người viêm đại tràng cần được bác sĩ tư vấn phù hợp.
2.1. Thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét đại tràng
Khi bị bùng phát viêm loét đại tràng, những thực phẩm tốt nhất để ăn là những thực phẩm cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Protein: Bao gồm protein từ thực vật và thịt như cá ngừ đóng hộp; Phô mai tươi ít béo; Trứng (không chiên); Cá không da; Thịt lợn nạc; Gia cầm bỏ da; Đậu phụ...
Bổ sung thêm protein vào chế độ ăn bằng cách thêm cá hồi vào chế độ ăn. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 trên tạp chí Nutrients, nên bổ sung protein không có nguồn gốc từ thịt đỏ hoặc thịt chế biến vào chế độ ăn. Ngoài việc là nguồn protein tốt, cá hồi còn có acid béo omega-3 lành mạnh có thể giúp giảm viêm.
Trái cây ít chất xơ: Đây là một phần lý tưởng trong chế độ ăn của người viêm loét đại tràng như: Táo xay, quả mơ; chuối, dưa lưới, dưa hấu, đu đủ, quả xuân đào, quả đào, mận...
Chuối chín và trái cây đóng hộp: Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên tránh ăn trái cây sống trong thời gian bùng phát nhưng chuối chín mềm thường được dung nạp tốt. Chuối cũng là nguồn carbohydrate tốt, cung cấp năng lượng, cũng như protein và chất béo.
Sữa chua: Nếu không bị bất dung nạp lactose, sữa chua có thể cung cấp một số protein và men vi sinh là những vi khuẩn sống có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa.
Bơ hạt: Bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, bơ hạt điều và các loại bơ hạt khác là nguồn cung cấp protein và chất béo lành mạnh khác. Chọn bơ đậu phộng dạng kem thay vì dạng hạt thô để tránh phải tiêu hóa các hạt cứng có thể gây kích ứng thêm trong quá trình bùng phát.
Nước, nước ép trái cây: Tiêu chảy thường xảy ra trong đợt bùng phát viêm loét đại tràng có thể khiến người bệnh mất nhiều chất lỏng và việc bổ sung nước là rất quan trọng. Nước ép trái cây không có cùi cũng là một lựa chọn nhưng hãy tránh nước ép mận vì hàm lượng chất xơ cao.
Rau nấu chín: Các loại rau mềm, nấu chín như cà rốt và rau bina cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như vitamin A và K. Chỉ cần đảm bảo rau được nấu chín kỹ để phân hủy bất kỳ chất xơ nào có khả năng gây kích ứng. Các loại rau có hàm lượng chất xơ và chất cặn bã thấp bao gồm: Củ cải đường (nấu chín); Rau đóng hộp (không có hạt hoặc vỏ); Cà rốt (nấu chín); Dưa chuột (bỏ vỏ và bỏ hạt); Khoai tây (không có vỏ); Rau bina (xay nhuyễn); Bí ngòi; Đậu que (nấu chín); Sốt cà chua...
Các loại ngũ cốc tinh chế phù hợp với đợt bùng phát bệnh bao gồm: Bột mì; Bột yến mạch; Bánh mì nướng; Yến mạch; Mì ống và mì sợi; Ngũ cốc gạo lứt; Bánh quy mặn và các loại bánh quy thông thường khác; Bánh mì trắng; Cơm trắng.
2.2. Thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét đại tràng
Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe người bị viêm đại tràng.
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm có hàm lượng chất xơ rất cao, đặc biệt là loại không hòa tan, chẳng hạn như vỏ táo.
Không uống rượu bia
Rượu bia làm cho bệnh viêm đại tràng trở nên tồi tệ hơn. Nghiên cứu cho thấy rượu bia là loại thực phẩm hoặc đồ uống mà những người mắc bệnh ruột kích thích, bao gồm viêm đại tràng (và bệnh Crohn) cần tránh xa.
Chất cồn trong những đồ uống này có thể gây ra vấn đề vì nó được hấp thụ vào ruột làm cho vi khuẩn và các chất độc khác dễ dàng đi qua niêm mạc ruột, có thể làm tăng tình trạng viêm có thể dẫn đến bùng phát. Kiêng rượu bia có thể giúp người bệnh giảm những đợt bùng phát.
Hạn chế caffeine
Nhiều bệnh nhân bị viêm đại tràng gặp các triệu chứng tồi tệ khi dùng caffeine. Mặc dù một số nghiên cứu đã không tìm thấy mối liên hệ giữa caffeine và viêm đại tràng nhưng nếu cà phê và các loại đồ uống có chứa caffeine khác có dấu hiệu ảnh hưởng, tốt nhất là nên tránh xa chúng.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm và đồ uống sau đây thường là tác nhân kích hoạt bệnh viêm đại tràng:
Đồ uống có gas.
Sữa, kem và các thực phẩm khác có chứa lactose.
Thực phẩm và đồ uống có đường, chẳng hạn như bánh quy và nước ngọt.
Thực phẩm nhiều chất béo, chẳng hạn như bơ, phô mai và các món chiên...
Thức ăn cay.
Chất tạo ngọt nhân tạo.
Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn những loại thực phẩm nào phù hợp nhất với người bệnh và có cần thiết phải dùng thực phẩm bổ sung không.
2.3. Thực phẩm bổ sung cho bệnh viêm đại tràng
Lý tưởng nhất là người bệnh nên cố gắng hấp thụ tất cả các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể cần từ chế độ ăn uống cân bằng. Nhưng đôi khi, việc đối phó với các đợt bùng phát khiến người bệnh có thể phải tránh một số loại thực phẩm bổ dưỡng. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể chỉ định dùng thực phẩm bổ sung để giúp cung cấp các chất dinh dưỡng mà người bệnh đang thiếu. Một số loại thực phẩm bổ sung phổ biến như: Canxi, acid folic, sắt, kẽm, vitamin B12, vitamin D, vitamin A, E, K...
3. Thói quen ăn uống nào tốt cho người bị viêm loét đại tràng?
Hầu hết những người bị viêm loét đại tràng được khuyến cáo nên tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và uống nhiều nước. Điều này nhằm tránh mất nước và đảm bảo nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Thực hiện một số thói quen ăn uống tốt có thể giúp kiểm soát bệnh viêm loét đại tràng, bao gồm:
Ăn bữa nhỏ: Nên ăn những bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn.
Ăn vặt một cách khôn ngoan: Khi lập kế hoạch ăn kiêng, hãy nghĩ đến những thực phẩm có thể mang theo để ăn vặt lành mạnh.
Ăn từ từ. Nếu đang tránh ăn trái cây và rau quả, khi ăn lại chỉ nên tiêu thụ lượng nhỏ tại một thời điểm để ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát.
Uống đủ nước. Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt nếu người bệnh viêm đại tràng thường xuyên đi vệ sinh, điều này có thể gây bị mất nước.
4. Những điều cần lưu ý
Các bác sĩ điều trị sẽ đề xuất các chế độ ăn khác nhau phù hợp với cá nhân người bệnh nhưng đều dựa trên nguyên tắc là nên ăn một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, điều dưỡng để tìm chế độ ăn phù hợp với cá nhân mình.
Để giúp xác định các tác nhân gây dị ứng thực phẩm, hãy ghi nhật ký thực phẩm trong sổ tay hoặc ghi chú trên điện thoại... Sau mỗi bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ, hãy ghi lại những gì mình đã ăn uống, đồng thời hãy ghi lại bất kỳ triệu chứng nào gặp phải trong ngày hôm đó.
Việc ghi nhật ký thực phẩm có thể giúp phát hiện ra các phản ứng sau khi ăn và chủ động theo dõi. Việc ghi nhật ký thực phẩm cần có thời gian và sự kiên nhẫn nhưng nó sẽ giúp người bệnh theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình.
Cách làm bánh mì nướng muối ớt kiểu miền Tây thơm ngon, ăn chơi đã miệng của mẹ đảm Sài Gòn Bánh mì nướng muối ớt hấp dẫn ở chỗ bánh mì được nướng giòn rụm, kết hợp với sốt muối ớt thơm ngon, mằn mặt lại có vị ngọt ngọt, cay cay; thêm topping và sốt mayonnaise béo béo. Bánh mì nướng muối ớt không phải là món ăn chơi xa lạ nhưng chắc ít người biết nó có nguồn gốc từ miền...