Ai hội tụ 5 đặc điểm thì xin chúc mừng, bạn rất có thể đang sở hữu “cơ thể miễn nhiễm ung thư”
Những người có “cơ quan miễn dịch ung thư” thường có 5 đặc điểm này.
Một số người có khả năng bị ung thư thấp hơn những người khác, có thể nói rằng họ có “cơ thể miễn dịch với ung thư”. Những ai hội tụ đủ 5 đặc điểm này thì chứng tỏ bạn đang sở hữu một “cơ thể miễn nhiễm ung thư”.
1. Ổn định cảm xúc
Một cơ thể người bình thường sản sinh ra 3000 tế bào ung thư mỗi ngày, và trong cơ thể có những tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK) đặc biệt chịu trách nhiệm tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, những tế bào NK rất nhạy cảm với sự thay đổi của cảm xúc, nếu để tâm trạng xấu như lo lắng, sợ hãi trong thời gian dài, số lượng và chức năng của tế bào NK sẽ giảm hơn 20%, theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Điều dưỡng Qilu (Trung Quốc).
Ngược lại, những người có tinh thần lạc quan, ngay cả khi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hiệu quả điều trị và tốc độ hồi phục tốt hơn so với những người khác. Do đó, GS. Zhong Nanshan, Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết trạng thái tâm lý, tình cảm của một người sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng và chữa bệnh ung thư.
Những người chịu áp lực lớn có thể thực hiện các bài tập thiền hoặc yoga mỗi ngày để điều chỉnh căng thẳng, thư giãn cơ thể và hít thở nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch và ung thư trong cơ thể.
2. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Nghiên cứu nêu trên cũng cho thấy phụ nữ ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm có 47% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Điều này là do giấc ngủ có liên quan mật thiết đến quá trình bài tiết melatonin trong cơ thể, khi bài tiết melatonin không đủ, chúng ta sẽ khó đi vào giấc ngủ.
Đồng thời, melatonin cũng có thể ức chế sự bài tiết estrogen ở phụ nữ, và estrogen chính xác là yếu tố chủ chốt gây ra ung thư vú. Ngoài ra, khi cơ thể con người thiếu ngủ, hệ thống miễn dịch không thể hoạt động bình thường và không thể chống lại sự xâm nhập của các tế bào ung thư.
Chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể gây ra rối loạn nội tiết và hormone, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch hoạt động kém.
3. Không uống rượu, không hút thuốc
Tác hại của thuốc lá, rượu bia đối với cơ thể chắc hẳn ai cũng biết nhưng nhiều người vẫn còn ngó lơ và nghĩ rằng ung thư sẽ không tự tìm đến. Nhưng uống nhiều hơn 5 ly mỗi ngày có liên quan đến hơn 10 loại ung thư, đặc biệt là ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thực quản…
Video đang HOT
Hút thuốc lá có liên quan mật thiết đến ung thư phổi. Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 87% bệnh nhân chết vì ung thư phổi là do hút thuốc lá hoặc hút thuốc thụ động. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người hút thuốc lá nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt, người thích nhậu nhẹt không nên uống nhiều rượu trong thời gian dài, nên uống thuốc chống say sau khi uống rượu.
4. Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày
Những người tập thể dục thường xuyên không chỉ có thể lực tốt hơn những người không tập mà còn có tuổi thọ cao hơn. Tập thể dục thường xuyên có thể rèn luyện toàn bộ cơ thể của chúng ta và giảm tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim và tiểu đường.
Tập thể dục giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch và thể chất, nhờ đó có thể chống lại sự đột biến của tế bào ung thư và ngăn ngừa ung thư tốt hơn.
5. Tránh xa đồ chiên rán
Chiên là một cách chế biến không lành mạnh, thức ăn chiên rán thường chứa rất nhiều chất béo và chất oxy hóa, đồng thời cũng rất giàu calo, dễ dẫn đến huyết áp cao và lipid máu cao, có thể gây ra béo phì và bệnh tim mạch.
Điều đáng sợ nhất là thực phẩm sẽ sinh ra chất gây ung thư là benzopyrene khi chiên ngập dầu ở nhiệt độ cao, ăn lâu dễ sinh ung thư.
“Cơ quan miễn dịch ung thư” không phải bẩm sinh, mà được phát triển bởi những thói quen tốt thông thường. Đặc biệt, cảm xúc liên quan mật thiết đến khả năng miễn dịch của con người nên việc duy trì tâm trạng lạc quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phòng và điều trị ung thư.
Nhà bếp là nơi dễ dẫn đến ung thư nhất trong căn nhà, lý do liên quan đến thói quen nấu nướng của nhiều người
Thực tế, nhà bếp không chỉ là nơi tạo ra thức ăn mà nó còn tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư! Nguyên nhân xuất phát từ thói quen này của nhiều người.
Lương thực là thứ quan trọng nhất đối với con người, nấu nướng là một trong những việc phải làm hàng ngày, vì vậy bếp nghiễm nhiên trở thành nơi lui tới thường xuyên của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ít ai trong chúng ta biết rằng nhà bếp cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh, thậm chí là tạo điều kiện cho tế bào ung thư trong cơ thể phát triển mạnh mẽ.
Phần lớn mọi người đều yêu thích các món chiên, rán hoặc những món có sử dụng đến dầu, mỡ, chúng đem đến cảm giác ngon miệng và mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguồn cơn sinh ra các "sát thủ vô hình" biến nhà bếp trở thành nơi dễ dẫn đến ung thư nhất trong căn nhà của mọi gia đình.
Khói dầu - "sát thủ vô hình" trong bếp mọi nhà
Thực tế, khi sử dụng các biện pháp nêu trên, khói dầu sẽ xuất hiện. Ngay cả sau khi xử lý bằng máy hút khói thì chúng ta chắc chắn vẫn sẽ tiếp xúc với một lượng nhất định khói dầu. Khói dầu chứa khoảng hơn 200 loại chất độc khác nhau, trong đó, điển hình nhất phải kể đến 3 loại chất sau:
1. Aldehyde bao gồm formaldehyde và acetaldehyde
Thành phần chính của dầu động vật và thực vật là các axit béo no và không no khác nhau, chúng sẽ bị phân rã dưới một môi trường nhiệt độ cao nhất định tạo ra các hợp chất aldehyde riêng biệt. Các hợp chất này dễ bay hơi và là một phần quan trọng của khói dầu.
2. Hợp chất thơm đa vòng
Sau khi các axit amin và các hợp chất phân tử nhỏ khác có trong thực phẩm được trộn với axit béo và nhiều chất khác, một loạt các phản ứng hóa học phức tạp sẽ xảy ra với sự trợ giúp của nhiệt độ cao, tạo ra các hydrocacbon thơm, hydrocacbon dị vòng, những dẫn xuất của chúng cùng chất có hại khác, chẳng hạn như benzopyrene.
3. Các chất độc hại khác
Chúng bao gồm benzen, este, xeton, các chất hữu cơ khác và nitrosamine cùng nhiều chất vô cơ cũng có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, còn có các chất có hại vật lý (như vật chất dạng hạt) và các chất có hại sinh học (chất chuyển hóa do vi khuẩn có hại mang theo trong thực phẩm, chẳng hạn như aflatoxin)... trong khói dầu.
3 nhóm chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tế bào, trong đó ung thư phổi là phổ biến nhất. Một số nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng khói dầu nhà bếp là một "động lực" quan trọng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc.
Vì hầu hết các hợp chất trong khói bếp có khả năng gây đột biến DNA, mặc dù cơ thể có thể sửa chữa các đột biến này, nhưng việc tiếp xúc với liều lượng cao, lâu dài với khói dầu chắc chắn sẽ dẫn đến sự tích tụ hư hỏng, tăng xác suất đột biến DNA, tăng sinh tế bào bất thường và cuối cùng là gây ung thư phổi.
Ngoài ung thư phổi, việc mắc các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư máu... cũng liên quan đến việc tiếp xúc với khói dầu trong thời gian dài.
Thêm vào đó, tổn thương oxy hóa do aldehyde và các hợp chất thơm đa vòng gây ra cũng có thể phá hủy tính toàn vẹn của tế bào (chẳng hạn như tế bào phế nang và tế bào biểu bì da), khiến tế bào già đi hoặc thậm chí chết đi, do đó gây ra viêm (đặc biệt là viêm phá nang mãn tính), suy giảm chức năng. Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân chính gây lão hóa da ở phụ nữ.
3 thủ phạm góp phần khiến nhà bếp trở thành nơi nguy hiểm nhất trong nhà
Ngoài khói dầu, các chất độc hại phổ biến khác cũng góp phần khiến nhà bếp trở thành nơi nguy hiểm nhất trong căn nhà bao gồm:
1. Glycotoxins trong thực phẩm chế biến sẵn và đồ chiên rán
Các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên là nhóm thực phẩm có hàm lượng cao glycotoxins còn gọi là những thực phẩm Advanced Glycation End products (AGEs) có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tổn thương thận, các bệnh thoái hóa thần kinh và di căn tế bào ung thư.
Việc giảm bớt tiêu thụ chất này vào cơ thể giúp giảm chứng viêm và giúp bạn tránh mắc nhiều bệnh mãn tính như: tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận..., theo một nghiên cứu của trường y khoa Mount Sinai được đăng tải trên tờ Sciencedaily năm 2009.
2. Chất tẩy rửa không được làm sạch khỏi thực phẩm, dụng cụ ăn uống
Các chất tẩy rửa về cơ bản sử dụng nguyên lý hoạt động bề mặt để loại bỏ các vết bẩn. Cả thành phần axit truyền thống và thành phần kiềm hiện nay đều có tác dụng ăn mòn da. Dù ở mức độ nhẹ nhưng nếu thực phẩm, dụng cụ ăn uống không được rửa sạch chất tẩy rửa và chất này đi vào cơ thể người sẽ mang đến nhiều nguy cơ gây bệnh.
3. Các chất độc hại khác bao gồm thuốc diệt côn trùng
Thuốc diệt côn trùng được sử dụng để chống lại côn trùng trong nhà bếp, chẳng hạn như gián, kiến, muỗi... có chứa các chất độc hại có nhiều khả năng lưu lại trên bề mặt của dụng cụ ăn uống hoặc thực phẩm.
Làm sao để "triệt hạ" các sát thủ nhà bếp?
Có hai cách để giảm nguy cơ khói dầu"
1. Giảm sản xuất khói dầu
Bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi phương pháp nấu ăn, chẳng hạn như không nấu quá chín, dùng lửa nhỏ, dùng nhiệt gián tiếp (như luộc, hầm và hấp...), tăng tỷ lệ rau củ trong thực phẩm...
2. Tăng phát thải khói dầu
Tránh môi trường bếp tương đối khép kín và sử dụng máy hút mùi một cách khoa học và hợp lý.
Đối với các loại đồ vật nguy hiểm khác, bạn cần chú ý đến vị trí sử dụng của chúng (tránh tiếp xúc với dụng cụ ăn hoặc nguyên liệu thực phẩm) hoặc các biện pháp bảo vệ cần thiết trong quá trình sử dụng như đeo găng tay, rửa sạch hoàn toàn... để giảm thiểu tiếp xúc với cơ thể và tránh chúng vào cơ thể.
Các nhà khoa học khẳng định mỗi giờ chạy bộ có thể tăng 7 giờ tuổi thọ và kéo dài sự sống thêm 3 năm Chạy bộ là hoạt động thể chất đơn giản mà hiệu quả. Nó có tác dụng kiểm soát cân nặng và huyết áp, nhờ đó hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch cũng như ung thư. Nghiên cứu mới đây đăng tải trên tờ Progress in Cardiovascular Disease chỉ ra người thường xuyên chạy bộ sống thọ hơn 3 năm so với người...