Ai dễ bị ung thư tinh hoàn?
Nguy cơ mạnh nhất và bị coi là nguy cơ rõ rệt nhất là tình trạng tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, mà nằm chỗ khác.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa chỉ ra được một nguyên nhân nào là khả dĩ của căn bệnh rắc rối tới sinh sản này. Người ta chỉ vạch ra được một số nguy cơ cố định mà một người khi có một hay nhiều nguy cơ thì có khả năng cao bị bệnh. Nếu có một, dù chỉ một thì hãy theo dõi thật cẩn thận và khám xét sớm nhà máy giống của mình. Bởi chưa khi nào chữ “sớm” lại mang một ý nghĩa lớn lao như khi này.
Điều cần biết về ung thư tinh hoàn?
Ung thư tinh hoàn là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính tại một hay cả hai tinh hoàn. Khối u ác tính này cứ ngày một to ra và rồi nó xâm lấn ra toàn bộ tinh hoàn. Đến một mức độ nào đó, toàn bộ tinh hoàn chỉ toàn là khối ung thư.
Do tinh hoàn là một cơ quan sinh sản đặc thù của nam giới nên ung thư tinh hoàn là một bệnh đặc thù của giới này. Nó là nguyên nhân ảnh hưởng không những tới khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng tới chất lượng phát triển đặc điểm giới tính nam.
Ở một cấu trúc bình thường, tinh hoàn chỉ gồm ba tế bào cơ bản là tinh nguyên bào, tế bào sertoli và tế bào kẽ (còn gọi là tế bào Leydig). Ung thư tinh hoàn có thể đến từ ba loại tế bào này. Trong ba loại tế bào trên chỉ có hai loại tế bào là quan trọng nhất bởi nó là đặc thù và quyết định chức năng giới tính sống còn của nam giới. Đó là tinh nguyên bào có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng, những tinh binh chịu trách nhiệm thụ tinh và tế bào kẽ có nhiệm vụ sản xuất ra hormon sinh dục nam đặc dụng là testosterol.
Đặc điểm của khối u ác tính trong ung thư tinh hoàn là tế bào của nó có sức phát triển mạnh mẽ, lấn át và triệt tiêu hoàn toàn một dòng tế bào hay cả ba dòng tế bào này. Sức phát triển của nó mạnh đến nỗi nó còn có thể phát triển vượt ra ngoài tinh hoàn và đi đến những cơ quan ở xa gọi là di căn. Sự di căn là điều kiện châm ngòi cho những biến chứng phức tạp trong ung thư nói chung và trong ung thư tinh hoàn nói riêng.
Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Video đang HOT
Nguy cơ mạnh nhất và bị coi là nguy cơ rõ rệt nhất là tình trạng tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, tức là bìu trống rỗng và tinh hoàn thì nằm chỗ khác. Các vị trí nó có thể định cư là trong ổ bụng hay trên thành bụng. Đây là nguy cơ cần được lưu ý hàng nhất. Tỉ lệ ung thư tinh hoàn do nó gây ra là dao động từ 2,5-14%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ em bị tinh hoàn ẩn mà không được xử trí đúng và kịp thời thì 3-14 trong số chúng bị chứng bệnh ung thư tinh hoàn.
Nếu tinh hoàn ở trong bụng thì nguy cơ cao hơn những 4 lần so với ở trên thành bụng. Do vậy mà tất cả những em bé trai mà có tinh hoàn ẩn, chúng ta phải đưa ngay tinh hoàn trở về vị trí bằng phẫu thuật. Ngay cả khi đã phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, chúng ta vẫn phải theo dõi tinh hoàn trong tối thiểu là 3-5 năm sau đó. Bởi nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn có thể xảy ra.
Nguy cơ thứ hai phải đề cập đến là tuổi. Tuổi là một nguy cơ khá rõ. Người ta cho rằng, ung thư tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi từ 15-35 bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất. Có tới trên 50% trường hợp gặp ở độ tuổi trong giai đoạn này, còn các giai đoạn lứa tuổi khác, mỗi giai đoạn chỉ chiếm có vài phần trăm đến 10%. Do vậy mà tất cả những nam giới trong độ tuổi này cần hết sức chú ý.
Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố quan trọng của bệnh. Nếu một bé trai có bố bị ung thư tinh hoàn thì đứa bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4 lần so với em bé đồng trang lứa. Còn nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỉ lệ không may với em bé cao hơn gấp 8 lần.
Trong lĩnh vực lao động, những người thợ mỏ, công nhân dầu khí, lái xe vận tải là những người dễ bị ung thư tinh hoàn. Với những tài xế lái xe đường dài, người ta cho là nhiệt độ quá nóng chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Bởi thế mà chúng ta vẫn thường được khuyên là không mặc quần lót quá chật, nhất là những trang phục bó sát của nam giới.
Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn gặp trong một số đối tượng khác: sắc tộc, bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da…
Tóm lại, bất cứ khi nào có biểu hiện tức nặng tinh hoàn, đau ở tinh hoàn, sưng ở bìu, sờ có mảng cứng, sờ thấy u cục, tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh.
Theo PNO
5 thói quen không tốt cho vùng "tam giác mật"
Đôi khi những thói quen dùng thuốc, vệ sinh hàng ngày, hay thói quen "yêu" lại chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe vùng "tam giác mật" của các chị em.
Bệnh viêm nhiễm"cô bé" luôn là một đề tài được chị em quan tâm, vậy những yếu tố nào khiến các "cô bé" dễ bị viêm đến thế?
1. Thường xuyên dùng thuốc tránh thai
Estrogen trong thuốc tránh thai có tác dụng kích thích hình thành vi khuẩn nấm, rồi từng bước xâm nhập vào các tế bào âm đạo, như vậy rất dễ gây nên bệnh viêm âm đạo.
2. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Rất nhiều chị em cho rằng thuốc kháng sinh có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trên thực tế, đây là một quan điểm sai lầm. Khi bạn đã bị mắc viêm âm đạo rồi và lạm dụng kháng sinh để điều trị, thì không thể đạt nhiều tác dụng như mong muốn!
Thuốc kháng sinh đồng thời có tác dụng diệt khuẩn gây bệnh nhưng cũng làm ức chế một số loại vi khuẩn có lợi. Do đó tạo điều kiện cho một số vi khuẩn bên ngoài có điều kiện xâm nhập cơ thể dễ dàng hơn và tăng khả năng viêm nhiễm.
3. "Cô bé" được vệ sinh quá sạch sẽ
Nếu bạn quá thường xuyên sử dụng các loại thuốc rửa vệ sinh để làm sạch "cô bé", sẽ dễ gây tổn hại đến môi trường và làm giảm sức đề kháng vốn có của "cô bé", khiến "cô bé" dễ bị viêm hơn.
4. Không chăm sóc "cô bé"
Nếu bạn không chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân thì đây chính là nhân tố dễ gây nên bệnh viêm âm đạo nhất. Ví dụ bạn không vệ sinh cho cô bé, không thay đồ lót v.v...
Hơn nữa là các bạn nữ thường thích mặc những loại đồ lót bó sát, việc này có thể sẽ khiến cho nhiệt độ và độ ẩm của "cô bé" tăng lên, tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
5. "Yêu" không chung thuỷ
Vi khuẩn gây bệnh candida và trichomonas được tổ chức Y tế thế giới xếp vào các loại bệnh lây qua đường tình dục. Trichomonas có thể sống ký sinh trong hệ sinh sản của cả nam và nữ.
Ở nam giới chúng có thể ký sinh chủ yếu ở niệu đạo, tuyến tiểu bàng quang thậm chí là ở cả bàng quang. Mà nam giới khi nhiễm loại vi khuẩn gây bệnh này thường không có biểu hiện gì, cho tới khi phát sinh quan hệ với nữ giới chúng sẽ được truyền nhiễm sang cơ quan sinh sản của nữ giới.
Theo PLXH
Có phải bị ung thư tinh hoàn? Hiện nay ở vùng dưới của tôi thường thấy dấu hiệu "tưng tức" khó chịu. Hai bìu chứa hai "quả trứng" có hiện tượng "thốn" hơi nhói nhưng không đau. Lúc bị lúc không. Các dấu hiệu đó có phải là bị ung thư hay không? Trả lời: Để có thể phát hiện ung thư tinh hoàn, cách tốt nhất là biết tự...