ADMM+ ra tuyên bố chung về phụ nữ, hòa bình và an ninh
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 16/11, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mở rộng (ADMM ) lần thứ 10 diễn ra tại Jakarta, đã thông qua Tuyên bố chung về phụ nữ, hòa bình và an ninh.
Hội nghị cam kết thúc đẩy sự tham gia và lãnh đạo đầy đủ, bình đẳng và có ý nghĩa của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực hòa bình và an ninh, đặc biệt là trong phòng ngừa, quản lý và giải quyết xung đột vũ trang, cũng như xây dựng và tái thiết hòa bình sau xung đột hướng tới một khu vực ổn định, hòa bình và an toàn.
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng cũng khuyến nghị sự đóng góp rộng rãi hơn của phụ nữ trong quá trình ra quyết định, đồng thời khuyến khích các cơ hội bình đẳng đối với phụ nữ trong lĩnh vực quốc phòng và kiến tạo hòa bình.
Hội nghị ủng hộ việc sử dụng các module đào tạo của Liên Hợp quốc để nâng cao năng lực và chuyên môn của phụ nữ trong việc tham gia vào quá trình hoạch định chính sách; phòng ngừa, quản lý và giải quyết xung đột vũ trang; xây dựng và tái thiết hòa bình sau xung đột.
Hội nghị cam kết tăng cường các khuôn khổ khu vực về thực hiện Chương trình nghị sự phụ nữ hòa bình và an ninh (WPS) nhằm bảo vệ, tôn trọng và thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ quyền của phụ nữ và trẻ em gái trước các mối đe dọa cũng như thách thức an ninh đang diễn ra và đang nổi lên.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tham dự Hội nghị.
Hội nghị cũng khuyến nghị thực hiện đầy đủ Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về WPS, thông qua việc cung cấp nguồn lực và tăng cường lồng ghép giới trong các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống ở cấp khu vực.
Ngoài ra, hội nghị cam kết thúc đẩy nâng cao năng lực, sự tham gia và vai trò lãnh đạo của phụ nữ với tư cách là những nhà hoạch định chính sách trong mọi quá trình ra quyết định ở mọi cấp độ, thông qua các quy trình và cơ chế thể chế có liên quan trong ADMM hoặc hợp tác giữa các quốc gia ADMM .
Video đang HOT
Cuối cùng, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng cũng cam kết thúc đẩy Chương trình nghị sự WPS trong Kế hoạch công tác của các Nhóm công tác chuyên gia ADMM giai đoạn 2024-2027.
AGC- Không đơn giản là phiến quân
Việc Tổng thống Colombia Gustavo Petro đắc cử hồi giữa năm 2022 là minh chứng rõ ràng cho nguyện vọng hòa bình của người dân nước này.
Sau nhiều năm chính phủ ở Bogota theo đuổi chiến lược đối đầu trực diện với những nhóm phiến loạn, tình hình an ninh tại Colombia không hề tốt hơn.
Ông Petro, một chính trị gia cánh tả từng tham gia phong trào kháng chiến M-19, hiểu rõ hơn ai hết về cách "rút ngòi" nổi loạn ở Colombia. Chính vì vậy mà ngay sau khi nhận chức, ông Petro đã mở đối thoại hòa bình với những nhóm phiến quân trên toàn quốc. Thành công lớn nhất của vị tổng thống là khiến được AGC ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng AGC là tổ chức như thế nào?
Quá khứ đẫm máu
AGC là tên viết tắt của "Autodefensas Gaitanistas de Colombia" - "Lực lượng Phòng vệ Gaitanist của Colombia". Người Colombia còn gọi họ là Gaitanistas hoặc Urabenos. Nhóm nổi đậy này xuất phát từ vùng Urabá Tây Bắc Colombia, giáp với Panama. Giá trị địa chính trị của Urabá khó mà tính toán hết được, vì ai nắm được mảnh đất này sẽ kiểm soát tuyến đường ra vào vịnh Panama của Colombia.
Chỉ huy chính trị Jerónimo của AGC.
Người thành lập ra AGC là Vicente Castano, cựu lãnh đạo của Autodefensas Unidas de Colombia ("Các lực lượng tự vệ thống nhất của Colombia", AUC). AUC có gốc gác từ những nhóm dân quân được các ông trùm ma túy lập ra để đối chọi với những nhóm kháng chiến cánh tả. Năm 2006, AUC bắt đầu giải giáp còn các lãnh đạo của họ thì bị dẫn độ sang Mỹ để xét xử tội buôn bán ma túy. Vicente Castano liền bỏ AUC mà lập ra AGC cùng với hai cấp phó là Ever Veloza Garcia (tức HH) và Daniel Rendón Herrera (tức Don Mario).
Tháng 3/2007, Castano bị giết, nhiều khả năng vì bị HH phản bội. Don Mario liền trở thành lãnh đạo mới của AGC và bắt tay ngay vào việc mở rộng nhóm này. Đến năm 2008, Don Mario đã trở thành một trong các "lãnh chúa" quyền lực nhất Colombia nhờ kiểm soát hoạt động vận chuyển, buôn bán ma túy ở vùng Tây Bắc. Nhưng cũng chỉ hơn một năm sau, cảnh sát đột kích vào trang trại của Don Mario và bắt hắn. Quyền lãnh đạo AGC rơi vào tay hai anh em Juan de Dios Úsuga (tức Giovanni) và Dario Antonio Úsuga (tức Otoniel), cả hai từng có kinh nghiệm chỉ huy phiến quân hơn chục năm.
Dưới sự lãnh đạo của hai anh em Úsuga, AGC thiết lập chỗ đứng của mình như là tổ chức nổi dậy lớn nhất Colombia. AGC có một "tổng tư lệnh" là Estado Mayor, nhưng việc điều hành từng đơn vị được giao hết cho các chỉ huy địa phương - thường là những ông trùm các băng nhóm tội phạm nhỏ tự đem quân mình gia nhập AGC. Nhiệm vụ của họ là tìm mọi cách mở rộng địa bàn của AGC và đảm bảo tuyến đường buôn lậu ma túy luôn được thông suốt. AGC còn liên minh với một số nhóm tội phạm nước ngoài, ví dụ như cartel Sinaloa (Mexico) và mafia 'Ndrangheta (Ý) để vận chuyển ma túy sang Bắc Mỹ và Tây Âu.
Tháng 1/2012, Giovanni bị cảnh sát đặc nhiệm Colombia tiêu diệt trong một cuộc đột kích. Ba năm sau đó, quân đội chính phủ mở chiến dịch Agamemnon nhằm bắt giữ và tiêu diệt các lãnh đạo của AGC. Các cấp dưới của Otoniel lần lượt bị bắt hoặc giết chết, đến mức vào tháng 9/2017, ông trùm AGC phải công khai tuyên bố mình sẵn sàng giải tán phiến quân và tự đi trình báo cảnh sát nếu như được xóa tội. Chính phủ Colombia từ chối lời đề nghị này. Họ bắt được Otoniel vào tháng 10/2021 sau một cuộc đột kích có sự tham gia của hơn 100 cảnh sát và 500 binh lính. Otoniel hiện phải chịu án 45 năm tù ở Mỹ vì các tội danh liên quan đến ma túy và khủng bố.
Trái với dự đoán của Chính phủ Colombia, việc Otoniel bị bắt giữ không khiến AGC suy yếu đi là bao. Các đơn vị thuộc AGC vẫn còn đóng tại 17 tỉnh thành khác nhau cùng với một số đồn trú ở ngoài biên giới Colombia. Ngay sau khi ông trùm Otoniel bị dẫn độ sang Mỹ, AGC đáp trả bằng cách chiếm đóng một làng mạc, thị trấn, đồng thời lập chốt kiểm soát trên quốc lộ. Trong một ngày, AGC đã khiến 24 dân thường thiệt mạng.
Ông Yefer Gamboa, Thị trưởng thành phố Nuquí, nói với phóng viên Reuters về "chân rết" của AGC trong nền chính trị địa phương: "Khi tôi ra tranh cử thị trưởng vào năm 2019 thì AGC nói rằng sẽ hỗ trợ tôi. Tôi biết họ muốn gì, thế nên tôi từ chối ngay. Vậy là họ liên tục đe dọa sẽ giết chết cả gia đình tôi... Sau khi thắng cử, nhà tôi liền chuyển đi nơi khác để giữ an toàn. Bốn năm làm Thị trưởng Nuquí mà tôi chưa một lần bước vào tòa nhà thị chính. Mọi việc lãnh đạo đều qua điện thoại".
Ông Gamboa chỉ là một trong số chín thị trưởng ở tỉnh Chocó công khai cho biết họ đã bị AGC đe dọa. Chiến dịch Agamemnon đã giáng một đòn mạnh vào việc buôn bán ma túy của AGC, nên họ quay sang việc chiếm lấy quyền hành chính để thu tiền bảo kê. Tại các vùng do AGC kiểm soát, giá xăng bao giờ cũng đắt hơn 1.000 Peso để trả "thuế" cho họ. Nhà thầu nào trúng công trình xây dựng công cũng phải "lót tay" cho AGC trung bình 6% giá trị trúng thầu.
Ngay cả những kẻ trộm cắp, móc túi, v.v... cũng phải trả tiền cho AGC. Một sỹ quan cảnh sát giấu tên ở thành phố cảng Turbo tiết lộ: "Không hành vi phạm pháp nào xảy ra tại Turbo mà AGC lại không biết. Chúng có người ở khắp nơi... Ai đi buôn ma túy bằng tàu hay là khai thác mỏ trái phép cũng phải nộp tiền bảo kê cho AGC. Người nào không chịu trả tiền thì sẽ bị AGC lấy hết cả tàu thuyền, máy móc. Chúng mà không giết cả nhà là may".
Nhưng không có nghĩa là AGC chỉ cai trị bằng bạo lực. Một phần lợi nhuận kiếm được AGC tách ra chi cho việc xây dựng nhà tình nghĩa, đào giếng, lập quỹ khuyến học, v.v... ở các địa phương vùng sâu vùng xa. Đồng thời AGC cũng bao tiêu nông sản do nông dân làm ra. Một trưởng thôn giấu tên ở Chocó trả lời phóng viên báo El Tiempo: "Nếu như chính phủ đứng ra hỗ trợ chúng tôi thì chúng tôi đã trung thành với họ. Nhưng AGC mới là người đứng ra giúp chúng tôi".
Các vùng nông thôn đang cung cấp nhân lực cho AGC. Trước đây họ dựa nhiều vào binh lính từng chiến đấu cho AUC hoặc các nhóm phiến quân khác. Số lượng đối tượng này càng ngày càng ít đi, và ngược lại số người không có bất kỳ kinh nghiệm chiến đấu lại tăng lên trong hàng ngũ AGC. Nhiều thanh niên nông thôn gia nhập AGC đơn giản chỉ vì làm lính kiếm được nhiều hơn làm nông. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình kinh tế nội địa tiếp tục đe dọa sự phát triển của nông nghiệp Colombia, dự báo AGC sẽ không gặp khó khăn trong việc tuyển mộ lính.
Âm mưu chính trị
Hiện Tổng chỉ huy của AGC là Jovanis de Jesús Ávila Villadiego (mật danh Chiquito Malo). Sinh ra ngay tại Urabá, nơi đặt "đầu não" của AGC, Chiquito Malo từng làm sỹ quan cho AUC trong nhiều năm. Dưới thời Don Mario, Chiquito Malo nhận trách nhiệm quản lý tuyến đường buôn bán ma túy ra vào vịnh Urabá cực kỳ quan trọng với AGC.
Thành công đầu tiên của Chiquito Malo trên cương vị Tổng chỉ huy AGC là giữ được tổ chức này không bị tan rã thành từng nhóm nhỏ. Việc này cho thấy khả năng lãnh đạo của ông trùm mới, mặt khác cho thấy AGC vẫn còn đủ nguồn lực để mua lấy lòng trung thành của các đầu lĩnh địa phương.
Tại sao AGC tình nguyện tham dự tiến trình đàm phán hòa bình do Tổng thống Gustavo Petro khởi xướng? Tháng 8/2023, phóng viên Washington Post đã được AGC cho phép thăm căn cứ trong rừng tại Urabá. Tại đây một người tự xưng là Jerónimo, chỉ huy chính trị của AGC, nói với phóng viên: "Chúng tôi muốn thế giới biết rằng AGC còn hơn cả một nhóm phiến loạn. Chúng tôi là "chiếc khiên" bảo vệ tính mạng và nhân phẩm của dân thường... Ngay từ đầu mục tiêu của AGC là trở thành đảng chính trị hợp pháp nhằm làm tốt hơn trách nhiệm của mình".
Cuối năm ngoái, AGC và Chính phủ Colombia đã ký kết biên bản tạm ngừng bắn, nhưng đến tháng 2 năm nay, chính phủ rút khỏi thỏa thuận này sau khi cáo buộc AGC đã kích động thợ mỏ đang đi đình công ở tỉnh Chocó. AGC phủ nhận cáo buộc này vào cho rằng Bogota chỉ muốn tìm cớ để quân đội mở chiến dịch quân sự mới nhắm vào nhóm phiến quân.
Sâu xa hơn, Bogota và AGC hiện không tìm được sự đồng thuận về thực thể pháp lý của nhóm phiến quân. Chính phủ Colombia không coi AGC là một tổ chức chính trị mà xếp vào nhóm cartel tội phạm. Ủy viên đàm phán hòa bình Danilo Rueda của Chính phủ Colombia từng đưa ra yêu cầu thành viên AGC ra đầu thú trước pháp luật để được hưởng khoan hồng. Chẳng lãnh đạo AGC nào muốn phải ngồi tù hay bị dẫn độ sang Mỹ cả. Kể cả khi họ có chịu ra đầu thú, những cấp chỉ huy AGC cũng muốn được xét xử bởi một hệ thống tư pháp riêng sẵn sàng xóa án cho án để đổi lấy sự thành khẩn.
Bà Elizabeth Dickinson, chuyên gia phân tích về Colombia của tổ chức International Crisis Group, nhận xét: "AGC giống như là Amazon (dịch vụ bán hàng trực tuyến) cho hoạt động buôn bán ma túy ở miền Bắc Colombia. Tôi cho rằng hiện tại họ không có bất kỳ động lực nào để từ bỏ việc buôn ma túy và những hoạt động bất hợp pháp khác".
Nhà hoạt động xã hội Andrés Chica ở vùng Córdoba nói: "Tôi thấy trong thời gian ngừng bắn, AGC lại đẩy mạnh việc tuyển mộ, thu tiền bảo kê và đe dọa người dân... Thỏa thuận ngừng bắn chẳng khác nào "món quà" với AGC. Khi mà chính phủ nhận ra điều này thì đã quá muộn".
Chính phủ Colombia đang bị đặt vào thế khó. Cho dù cảnh sát và quân đội nước này có tiêu diệt biết bao nhiêu lãnh đạo AGC đi nữa, các đơn vị địa phương của nhóm phiến quân vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Họ đã đóng rễ "quá chặt" ở miền Tây Bắc Colombia. Ai cũng hiểu rằng mục tiêu "hợp pháp hóa" của AGC là nhằm bảo vệ, nếu không muốn nói là mở rộng quyền lực của họ.
Nhưng Jerónimo tin tưởng rằng Chính phủ Colombia rồi sẽ lại ngồi vào bàn đàm phán: "Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp tục đối thoại. Nhưng mà nếu chính phủ cứ giữ thái độ quyết liệt từ chối nguyện vọng của AGC thì chúng tôi vẫn sẽ cầm súng".
ASEAN với ánh nhìn từ nước Mỹ "Trong nhiều thập kỷ, các nhà lập pháp Mỹ ở cả hai đảng chính trị đã công nhận tầm quan trọng của mối quan hệ bền chặt Mỹ_ASEAN đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Dự luật Trung tâm Mỹ-ASEAN sẽ khởi động những nỗ lực mới, nhằm mở rộng hợp tác Mỹ-ASEAN và tăng...