Ít nhất 64 người mất tích ngoài khơi Yemen
Ngày 15/11, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết ít nhất 64 người di cư châu Phi vẫn đang mất tích sau khi con thuyền chở họ bị đắm ngoài khơi Yemen cuối tuần qua.
Theo IOM, vụ việc trên xảy ra tại Eo biển Bab al-Mandab giữa Yemen và vùng Sừng châu Phi hôm 12/11. Con thuyền gặp nạn khi đang trong hành trình từ Djibouti đến Yemen. Trên thuyền có khoảng 90 người, trong đó có 60 phụ nữ. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Yemen đã cứu được 26 người. Nguyên nhân gây đắm thuyền là do hỏng động cơ trên vùng biển động.
Dù xung đột chưa chấm dứt tại Yemen nhưng nước này vẫn là điểm đến của nhiều người di cư với mong muốn có thể từ đây sang được Saudi Arabia hoặc các quốc gia Vùng Vịnh giàu có khác. Năm ngoái, IOM ghi nhận 867 người di cư thiệt mạng tại vùng biển Yemen.
Cùng ngày, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Tunisia thông báo đã ngăn chặn 17 âm mưu vượt Địa Trung Hải để tới Italy. Cơ quan thực thi pháp luật đã bắt giữ tổng cộng 20 con thuyền và 16 đối tượng trong diện bị truy nã, giải cứu 543 người là công dân các nước phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi trên các thuyền bị đắm.
Tunisia là một trong những điểm trung chuyển phổ biến nhất mà các tổ chức buôn người đưa người vượt biên bất hợp pháp từ châu Phi vào châu Âu. Mặc dù chính quyền Tunisia đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để giải quyết vấn đề này nhưng số lượng người vượt biên trái phép từ nước này vào Italy vẫn gia tăng.
Đối mặt khủng hoảng lương thực, 3 triệu người ở vùng Sừng châu Phi cần viện trợ khẩn
Trong một báo cáo tổng quan về tình hình, ngày 4/7, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đã hối thúc khoản hỗ trợ 93,4 triệu USD để đáp ứng nhu cầu viện trợ nhân đạo cho 3 triệu người ở 4 quốc gia vùng Sừng châu Phi, bao gồm Djibouti, Ethiopia, Kenya và Somalia.
Người dân chuyển bột mì cứu trợ của WFP tại Debark, Ethiopia, ngày 15/9/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, báo cáo cho biết viện trợ nhằm đáp ứng các nhu cầu về thực phẩm và phi thực phẩm, nơi trú ẩn khẩn cấp, nước, dịch vụ vệ sinh, bảo vệ, quỹ phản ứng nhanh và hỗ trợ sinh kế ở 4 quốc gia nói trên.
Cho đến nay, Ethiopia và Somalia có số lượng người có nhu cầu nhận hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp lớn nhất, lần lượt là 1,1 và 1,25 triệu người. Trong khi đó, số người thuộc diện này tại Djibouti và Kenya là từ 15.000 đến 54.786 người.
Theo báo cáo, trong gần 100 triệu USD cần thiết nói trên, dự kiến 24,2 triệu USD và 66,3 triệu USD lần lượt dành cho Ethiopia và Somalia. Tương tự, cần 1,4 triệu USD và 1,5 triệu USD để đáp ứng nhu cầu nhân đạo của những người dễ bị tổn thương ở Djibouti và Kenya.
Báo cáo của IOM nói rõ: "Với 4 mùa ít mưa liên tiếp, vùng Sừng châu Phi đang phải đối mặt với một trong những đợt hạn hán nghiêm trọng nhất nhiều thập kỷ qua, đồng thời giá lương thực tăng cao cũng gây ra cuộc khủng hoảng an ninh lương thực nghiêm trọng" ở khu vực này.
Các nước vùng Sừng châu Phi thúc giục hành động khí hậu, cải tổ hệ thống toàn cầu Trong kỳ họp Khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra tại New York (Mỹ), ngày 23/9, đại diện các quốc gia từ vùng Sừng châu Phi đã tha thiết kêu gọi hành động chống lại mối đe dọa khí hậu tiềm tàng và cải cách khuôn khổ tài chính toàn cầu hiện đã lỗi thời, tồn tại nhiều...