Á khoa trường Đại học Hải Phòng ước mơ trở thành giáo viên dạy Toán từ nhỏ
Đỗ Thu Ngân nỗ lực học tập và thành công đạt Á khoa ngành Sư phạm Toán trường Đại học Hải Phòng, tiến gần hơn với ước mơ trở thành giáo viên.
Trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vừa qua, Trần Thu Ngân (sinh năm 2003) xuất sắc giành 8,6 điểm môn Toán; 9,2 điểm môn tiếng Anh; 8,25 điểm môn Vật lý và trở thành Á khoa ngành Sư phạm Toán của Trường Đại học Hải Phòng.
Chia sẻ với phóng viên, Thu Ngân chi biết, từ nhỏ em đã ấp ủ ước mơ trở thành một giáo viên dạy Toán.
Bởi vậy, thành công đỗ ngành Sư phạm Toán là dấu mốc quan trọng đưa em đến gần hơn với ước mơ của mình.
Thu Ngân ấp ủ ước mơ trở thành giáo viên dạy toán từ nhỏ (Ảnh: NVCC)
Trò chuyện cùng Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thu Ngân chia sẻ: “Em sinh ra trong gia đình có truyền thống nghề giáo, đặc biệt mẹ và chị gái của em đều là giáo viên dạy Toán.
Từ thời còn đi học thấy các anh, chị rồi học sinh khóa dưới đều rất thích tiết học của mẹ khiến em rất tự hào.
Có lẽ do mẹ em luôn tâm huyết, đầu tư vào phương pháp giảng dạy và sẵn sàng lắng nghe tâm sự, vướng mắc của học sinh bất cứ lúc nào nên ai cũng muốn theo học mẹ.
Mẹ đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực theo đuổi nghề giáo của chị gái em và hiện tại là em.
Được truyền cảm hứng từ người thân cùng sự yêu thích với bộ môn Toán, em luôn nhắc nhở bản thân phải học tập chăm chỉ, không ngừng trau dồi bản thân để trở thành giáo viên giống mẹ.
Khi biết điểm thi và trở thành Á khoa ngành Sư phạm Toán, thực sự em rất bất ngờ và vui sướng”.
Khi đặt câu hỏi “Bản thân em có bao giờ đắn đo về sự lựa chọn của mình khi ngành sư phạm hiện nay không nằm trong top các ngành hot’?”, Thu Ngân cho biết: “Trái với mọi người, em thấy đây là một nghề rất cao cả.
Em hạnh phúc khi có cơ hội dẫn dắt những mầm non tương lai của đất nước trở thành những con người tốt về cả tri thức và nhân cách.
Video đang HOT
Cũng như các thầy cô đã dạy dỗ em nên người vậy, em không muốn phụ sự mong đợi của mọi người”.
Trở thành Á khoa ngành Sư phạm Toán của Trường Đại học Hải Phòng là dấu mốc quan trọng đưa Thu Ngân tiến gần hơn với ước mơ (Ảnh: NVCC)
Để chạm tới ước mơ, suốt quãng thời gian học trung học phổ thông Thu Ngân luôn nghiêm túc học tập, tự lập ra kế hoạch tỉ mỉ cho từng môn học.
Ngoài đảm bảo nắm vững kiến thức cơ bản trên lớp, em còn tìm tòi những bài tập nâng cao để thử thách giới hạn của bản thân.
“Trong 3 môn thi chính Toán, Lý, Anh, em học tốt nhất môn Toán. Với môn toán, bí quyết học tập đơn giản mà hiệu quả nhất với em là làm càng nhiều đề càng tốt.
Kỹ năng làm bài rất quan trọng khi học toán. Có thể lúc đầu làm đề mất cả tiếng đồng hồ nhưng cứ kiên trì thì kỹ năng sẽ được cải thiện.
Khi làm quen được với nhiều dạng đề, giải quyết bài nhanh và thành thạo, các bạn hoàn toàn có thể tự tin trong kỳ thi dù nhỏ hay lớn” Thu Ngân cho biết.
Thu Ngân chia sẻ thêm, em mong muốn ghi nhớ mọi khoảnh khắc khi được gắn bó với trường học.
Mỗi kỷ niệm thời học sinh đều trân quý với Thu Ngân: “Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em là những tối ở lại trường và học nhóm cùng các bạn.
Dù giai đoạn ôn thi nước rút có mệt, nhiều áp lực nhưng chúng em ai cũng nỗ lực vì ước mơ của mình.
Nhiều khi em cùng các bạn lén mua bim bim, đồ ăn vặt để ngồi nói chuyện phiếm, giải tỏa căng thẳng và sốc lại tinh thần chuẩn bị cho kỳ thi”.
Hiện tại hay tương lai, trường học sẽ trở thành mái nhà nơi Thu Ngân được thỏa sức thể hiện đam mê với sự nghiệp “trồng người”.
'Tôi từng ghét học trực tuyến, nhưng nó thực sự tốt hơn...'
Tôi đã từng ghét việc dạy và học trực tuyến. Tôi đã từng ước rằng tất cả chúng ta sẽ trở lại với nền giáo dục "bình thường" sau Covid.
Tôi đã từng ghét việc dạy và học trực tuyến. Tôi đã từng ước rằng tất cả chúng ta sẽ trở lại với nền giáo dục "bình thường" sau Covid.
Thế nhưng bây giờ, dù tôi không muốn nói điều này với bạn, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ quay trở lại "bình thường" nữa, và nó thực sự tốt hơn.
Tôi sẽ cho bạn biết những khả năng nào nằm phía trước trong giáo dục hậu Covid, và tại sao chúng ta không nên cố gắng trở lại "bình thường".
Chuyện của Minh
Tôi gặp Minh - học sinh giỏi lớp 10 từ một tỉnh nhỏ ở miền Trung.
Ước mơ của Minh là du học. Qua một vài tờ báo mà cậu đọc vào mùa hè, cậu muốn đi Mỹ. Minh biết rằng cậu sẽ cần SAT, TOEFL, 2 thư giới thiệu từ giáo viên của mình, và rất nhiều hoạt động ngoại khóa để thực hiện ước muốn của mình.
Nhưng vấn đề ở chỗ nơi Minh sinh sống không có bất kỳ trung tâm SAT nào. Giáo viên của cậu không biết Tiếng Anh và không tin rằng Minh có thể nhận được học bổng, do đó từ chối viết thư giới thiệu cho cậu. Cũng không có câu lạc bộ sinh viên hoặc tổ chức nào trong địa bàn tỉnh mà Minh có thể tham gia.
Minh có thể đến thành phố lân cận mỗi tuần để tham gia câu lạc bộ sinh viên và học SAT, nhưng gia đình cậu không có khả năng kinh tế để chịu khoản chi phí đó. Minh thực sự rất thất vọng.
Nhưng rồi cậu đã tìm ra giải pháp: Internet. Cậu tìm thấy một chương trình tư vấn trực tuyến miễn phí để kết nối với sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Họ tư vấn cho cậu cách thành lập tổ chức sinh viên ở quê nhà, giới thiệu trang web miễn phí để tự học SAT (Khan Academy).
Minh cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì đang chủ động trong việc học tập của mình. Cậu nhận ra rằng đi học "bình thường" là không đủ.
Câu chuyện của Minh không đặc biệt, bởi có quá nhiều sinh viên Việt Nam tại các tỉnh, thành nhỏ đang học ở những ngôi trường ít có tài trợ, ít nguồn lực, ít thông tin về học bổng và ít có cơ hội ngoại khóa.
Với sự tập trung giáo viên và nguồn lực giáo dục tốt nhất tại các thành phố lớn, sinh viên từ các tỉnh nhỏ đơn giản là không được tiếp cận các nguồn lực này.
Lối thoát duy nhất của những học sinh này là học trực tuyến - một hình thức giáo dục mà chúng ta đã liên tục nghe những lời chỉ trích kể từ khi Covid bắt đầu.
Tuy nhiên, hầu hết những lời chỉ trích mà tôi nghe được đều xuất phát từ những sinh viên sống ở thành phố lớn (Hà Nội và TP.HCM). Họ nhớ các lớp học offline với giáo viên hàng đầu và những người bạn tuyệt vời của mình.
Nhưng không có một học sinh nào từ nền tảng kém đặc quyền (về địa lý) mà tôi biết lại than phiền về việc học trực tuyến. Hoàn toàn ngược lại, họ đều thích nó.
Tại sao ư? Bởi vì đây là lần duy nhất mà một người như tôi - một giáo viên "tầng trên" - có thể tiếp cận và kết nối với họ, để đáp ứng nhu cầu của họ.
Cơ hội của học trực tuyến
Quang Tùng là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Năm lớp 11, khi nhận được học bổng của United World College (Trường Liên kết Thế giới - UWC), Tùng quyết định đi du học. Sau 2 năm, 9X giành được học bổng toàn phần 280.000 USD (hơn 6,5 tỉ đồng), lựa chọn học song song hai ngành là Giáo dục và Kinh tế tại Trường ĐH Macalester College (Mỹ).
Covid-19 cho tôi một cơ hội để nhìn sâu vào đặc quyền của mình. Đó là đặc quyền được trải nghiệm một nền giáo dục đưa mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến cùng một phòng học thể chất. Và đặc quyền được từ chối nó, để cho rằng nó "không đủ tốt" khi được thực hiện trong một không gian trực tuyến.
Covid-19 đã cho tôi thấy một mảnh ghép quan trọng về tương lai của giáo dục mà tôi đã cố gắng tránh "biết": học trực tuyến.
Học trực tuyến hạ thấp xuống rào cản địa lý của phòng học, giảm chi phí cả về tiền bạc và thời gian, và quan trọng nhất là tập hợp được học sinh từ các trải nghiệm đa dạng tham gia và đóng góp.
Tôi muốn bạn tưởng tượng ra sự "bình thường" cũ, nơi những hội nghị lớn, những khóa học ngắn hay trại hè diễn ra. Những sự kiện này sẽ diễn ra ở đâu? Ở các thành phố lớn. Thật tuyệt nếu được tham dự những sự kiện này nếu bạn sống ở những thành phố đó.
Nhưng nếu bạn không ở đó thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sống trong một thị trấn nhỏ cách xa 400 km mà không có đủ tiền để tham gia? Điều gì sẽ xảy ra nếu thứ duy nhất bạn có thể mua được là một chiếc laptop cũ và một đường truyền internet có phần ổn định?
Bạn có thể tham gia trực tuyến không? Hay bạn chỉ có thể mơ về một ngày mà bạn sống ở những thành phố lớn đó, để tham gia những sự kiện offline lớn đó, để trở thành một phần của cộng đồng mà bạn nghĩ rằng bạn thực sự thuộc về?
Tất cả chúng ta hãy tưởng tượng một thế giới mà bất cứ ai có máy tính xách tay kết nối internet đều có thể tìm thấy và tham gia vào cộng đồng của họ.
Một thế giới mà những rào cản tới kiến thức và cộng đồng học tập không còn là rào cản về địa lý nữa.
Một thế giới mà tất cả chúng ta đều có thể cảm thấy thuộc về một cộng đồng những nghệ sĩ/ triết gia/ nhà văn/ nhạc sĩ/ nhà địa chất/ nhà giáo dục... cho dù chúng ta ở đâu.
Điều đó sẽ không xảy ra nếu mọi thứ trở lại "bình thường" cũ. Vì vậy, chúng ta phải nắm lấy thế giới mới mà học trực tuyến đem lại, và làm cho nó trở nên tốt hơn.
Đó là con đường tiến về phía trước.
Gần 40 năm đứng lớp, cô Mùi tâm niệm, không trau dồi chuyên môn sẽ bị thụt lùi "Công tác chuyên môn là xương sống của mỗi nhà trường nên hàng năm, hàng tháng tôi đều trau dồi, học hỏi để nâng cao trình độ của bản thân" cô giáo Mùi chia sẻ. Yêu và mơ ước được trở thành giáo viên từ nhỏ, cô giáo Trần Thị Mùi (sinh năm 1967) không ngừng nỗ lực học tập để theo đuổi...