9X Hà Nội làm bánh Trung thu handmade đẹp ngất ngây, đến nỗi được cả khách nước ngoài đặt hàng
Những chiếc bánh trung thu handmade do cô gái trẻ 9x tự thiết kế kiểu dáng đẹp mắt.
Lê Hằng (sinh năm 1991) hiện kinh doanh bánh Trung thu nghệ thuật ở Hà Nội. Cô vừa chia sẻ mẫu bánh Trung thu truyền thống được trang trí bằng tạo hình hoa lá do mình thực hiện lên hội nhóm Yêu Bếp và nhận được sự thích thú của dân mạng.
Chia sẻ về cơ duyên đến với món bánh này, Lê Hằng cho biết: ” Bánh Trung thu nghệ thuật xuất hiện ở Việt Nam từ vài năm nay, cũng không rõ ai là người làm đầu tiên. Nhưng theo mình cách làm dòng bánh này phát triển từ bánh wagashi của Nhật Bản. Từ 2018 mình tình cờ thấy trào lưu trang trí bánh Trung thu trên các group chuyên về bánh. Sẵn có sở thích làm bánh, mình đã muốn thử sức ngay. Mục đích làm ban đầu cũng chỉ để thoả mãn đam mê. Việc gì khi mới bắt đầu cũng gặp khó khăn và thất bại là bình thường. Những mẻ bánh Trung thu nghệ thuật đầu tay của mình trông cũng rất “ngô nghê” và loè loẹt, may mắn là người thân vẫn hưởng ứng và cổ vũ những sản phẩm mình làm ra”.
Lê Hằng
Bánh Trung thu nghệ thuật mọi người trông tưởng đặt vài miếng bột lên là xong nhưng thực sự thời gian tạo bột màu, nặn hoa, đặt hoa lâu bằng thời gian làm một chiếc bánh Trung thu bình thường, thậm chí một số mẫu phức tạp còn lâu gấp 3-5 lần. Những ngày đầu bán hàng, Hằng vừa làm bánh vừa tạo hình trang trí bánh với lò gia đình. Một mẻ bánh nướng được 6-7 bánh, cũng chưa có kinh nghiệm nên có hôm đơn hàng chỉ hai mươi bánh mà làm đi làm lại tới 3 giờ sáng. Nhiều ngày làm quá nhiều giờ như vậy càng dễ sai sót và hiệu suất càng thấp.
Hai vợ chồng Hằng có công việc khác đem lại thu nhập khá nên thấy vất vả vậy chồng 9X nhiều lần khuyên vợ từ bỏ, nhưng cô vẫn không nỡ vì càng làm càng mê. Chỉ cần thấy bánh đẹp, được khách ủng hộ ngày càng nhiều là biết bản thân đang làm tốt không hề thấy mệt nữa. Khi việc kinh doanh thuận lợi mỗi năm Hằng thường đăng ký thêm các lớp học nâng cao về kỹ thuật bánh Trung thu hoặc học thêm từ các thợ dày dặn kinh nghiệm, làm lâu năm. Đến nay là năm thứ 4 cô làm rồi nên cách phối màu, dàn hoa, tự tạo hình hoa cũng hợp lý hơn.
“Mình đã có thể rút ngắn công đoạn trang trí để ra nhiều sản phẩm, bán được thêm nhiều bánh và thu nhập cao hơn nhưng mình vẫn luôn muốn sản phẩm của mình trọn vẹn hoàn hảo nhất có thể” – 9X chia sẻ .
Nguyên liệu Hằng sử dụng cũng chọn lọc, nhìn bánh màu sắc rực rỡ vậy nhưng hoàn toàn là lấy màu từ bột tự nhiên tốt cho sức khoẻ như: khoai tím, bí ngô, trà xanh, gạo men đỏ, cacao…. Mọi công đoạn chia ra theo từng nhóm nhân viên nên thời gian làm bánh rút ngắn hơn rất nhiều. Nhưng cách tạo hình trang trí của 9X vẫn giữ sự cầu kỳ, tỉ mỉ và yêu cầu tay nghề nhân viên cao, thậm chí có từng nhân viên chuyên phụ trách từng mẫu hoa riêng. Bất kỳ nhân viên nào vào cũng trải qua vài ngày học nghề, làm hoa đẹp rồi mới được làm chính thức. Đây là điểm khác biệt giữa bánh của Hằng so với các thương hiệu bánh Trung thu đắp hoa khác trên thị trường.
Video đang HOT
“Bánh Trung thu không chỉ là bánh để ăn mà mang giá trị văn hoá, tinh thần rất lớn. Mọi người thường sử dụng để làm quà tặng cho những người quan trọng nhất trong tết Trung Thu. Vì vậy đối với mình loại bánh này càng phải được chau chuốt và sáng tạo để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ cao hiện nay.
Trong quá trình kinh doanh, rất nhiều khách Trung, Nhật, Hàn… đặt bánh của mình. Một số khách chia sẻ bên nước họ cũng có bánh Trung thu nhưng họ chưa từng thấy bánh được trang trí rực rỡ như này bao giờ và họ mua để đem về nước làm quà tặng rất nhiều. Đối với mình cách trang trí bánh Trung thu này góp phần nâng tầm bánh Việt vốn rất ít khi được chú trọng vào hình thức. Mình rất mong dòng bánh này được lan toả và phổ biến hơn nữa, vì vậy khi rảnh mình thường chia sẻ cách làm lên các group cộng đồng” – Hằng chia sẻ.
Dưới đây là công thức bột màu làm hoa trên bánh Trung thu của Lê Hằng, bạn có thể tham khảo.Nguyên liệu:
Bột mì: 280g
Nước đường bánh nướng: 200g
Dầu ăn (hoặc dầu lạc): 30g
Lòng đỏ trứng: 1 lòng đỏ
Bơ đậu phộng (nếu dùng dầu lạc thì không cần): 10g
Bột rau củ tự nhiên (có thể tự làm bằng cách sấy khô giòn, xay, lọc thành bột), chọn một loại bột để tạo màu theo ý: 18-25g
Trà xanh (màu xanh lá cây), bí ngô (màu vàng), khoai tím (màu tím), củ dền (màu đỏ tươi), gạo men đỏ (màu đỏ sẫm), bột hoa đậu biếc (màu xanh biển)
Cách làm:
Trộn phần nước đường, dầu ăn, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng bằng phới lồng thật nhuyễn. Ở bát khác trộn đều bột mì và một loại bột rau củ. Trút phần hỗn hợp nước vào phần bột, trộn bằng phới dẹt, để nghỉ 30 phút rồi chia thành các phần vỏ bánh bọc nhân tạo cốt bánh. Một phần nhỏ để tạo hình hoa lá.
Tạo hình bằng cách dùng cây lăn, bóp nặn từng cánh hoa và lá, nếu không có hoa tay bạn có thể dùng khuôn silicon.
Đặt trực tiếp phần hoạ tiếp lên bánh có thể dùng bút lông tẩm rượu chấm lên mặt cốt bánh phần hoạ tiết sẽ dính chắc hơn (có thể dùng nước nhưng mình dùng rượu bánh sẽ để được lâu).
Mẹo bảo quản bánh trung thu đúng cách
Một mùa trung thu lại sắp đến rồi. Tết trung thu hay còn được gọi là tết đoàn viên, là dịp để các thành viên quây quần bên nhau, bên ấm trà nhỏ, miếng bánh thơm, cùng nhau trông trăng và bày tỏ tình cảm, thắt chặt hơn mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.
Trung thu luôn gắn liền với ông Trăng, chị Hằng, chú Cuội và có một thức ăn không thể thiếu trong dịp này đó chính là những chiếc bánh dẻo, bánh nướng với hương vị truyền thống quen thuộc.
Những với những chiếc bánh trung thu truyền thống, không chất bảo quản thì chỉ để được từ 3-5 ngày tuỳ hương vị, mà sau trung thu thường các gia đình sẽ còn dư ra chưa ăn hết, nên hôm nay Bep360 sẽ gợi ý cho bạn cách bảo quản bánh trung thu đúng cách mà vẫn giữ được hương vị nhé.
Bảo quản bánh Trung thu mua tại cửa hàng
Khi mua bánh, bạn nên xem kỹ tình trạng của bánh có bị mốc đen, và ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng để dự tính thời gian cho hợp lý.
Bánh nên được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh những nơi âm mốc sẽ khiến bánh nhanh hỏng.
Ngăn mát tủ lạnh sẽ là một nơi lý tưởng để giữ bánh. Bánh trung thu sẽ được kéo dài thời gian sử dụng từ 7-15 ngày khi được bảo quản trong ngăn mát đó nha.
Khi bạn đã bóc bánh ra, nên sử dụng hết hoặc lâu nhất là 1 ngày sau, để đảm bảo được hương vị cũng như đảm bảo sức khoẻ cho gia đình bạn.
Trong những trường hợp mà bạn có nhiều bánh mà không thể sử dụng hết trong thời gian ngắn thì bạn có thể sử dụng cách sau đây.
Bạn để bánh vào ngăn đá tủ lạnh, điều này sẽ giúp bánh được bảo quản tốt hơn và giữ được vẹn nguyên hương vi nhưng khi lấy ra sử dụng bạn nên cho vào lò vi sóng để bánh không bị khô cứng.
Bảo quản bánh Trung thu tự làm tại nhà
Bạn nên chú ý ngay khâu làm nước đường để đạt được chất lượng bảo quản tốt hơn. Công thức nấu nước đường thường sẽ gồm có:
Đường,Nước,Nước tro màu,Nước cốt chanh,Mạch nha.
Đầu tiên, bạn nên đun nước, đường khuấy cho thật đều đến khi đường tan hết, chờ nước sôi, bạn cho nhỏ lửa 20p-30p.
Tiếp theo, cho thêm mạch nha, nước cốt chanh nấu thêm 20p nữa.
Cuối cùng, bạn cho nước tro màu vào để trong 5p thì tắt bếp để nguội. Bạn dùng nước đường trộn cùng với bột để làm mềm bánh khi nướng mà hơn nữa bánh còn được bảo quản lâu hơn.
Trong quá trình nướng bánh, bạn cũng nên lưu ý, nếu thấy bánh quá khô thì bạn nên lấy bánh ra nhúng bánh vào nước lạnh rồi để vài phút và lấy ra nướng tiếp nhé.
Nên sử dụng bánh từ 2-3 ngày để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của miếng bánh nhé. Còn nếu bạn muốn bảo quản lâu hơn nữa, bạn có thể sử dụng cách bảo quản bên trên với trường hợp bạn mua ngoài nhé.
Làm bánh cuộn bơ đậu phộng không cần lò nướng Người nội trợ có thể trổ tài làm món bánh cuộn bơ đậu phộng không quá phức tạp trong thời gian giãn cách tại nhà.