9 thói quen tưởng xấu nhưng thực ra lại tốt không tưởng
Đôi khi bạn đọc đâu đó những thói quen tưởng chừng như xấu, nhưng thực tế lại không như vậy.
&’Uống cà phê không tốt cho sức khoẻ” – đọc xong bài này nhiều người quyết định từ bỏ thói quen xấu này và ngừng uống 3-4 ly mỗi ngày. Nhưng liệu có nên không? Các nhà khoa học đã chứng minh rằng 3 ly cà phê mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ và 5 ly mỗi ngày sẽ giúp tránh khỏi bệnh Alzheimer.
Chúng ta không nên tin vào tất cả những lời khuyên đọc trên Internet vì không phải lúc nào cũng dựa trên nghiên cứu khoa học. Dưới đây là 9 thói quen tốt trong ăn uống mà nhiều người nghĩ không tốt. Những điều này đã được các nhà khoa học kiểm tra và chứng minh sai.
1. Tất cả các chế độ ăn kiêng đều không tốt
Tuyên bố: Một chế độ ăn kiêng là một kế hoạch ăn uống không tốt cho cơ thể.
Thực tế: Kết quả của các nghiên cứu nói rằng không phải tất cả các chế độ ăn kiêng đều có hại: ví dụ chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải có hiệu quả. Chế độ ăn uống này dựa trên cơ sở là rau, hoa quả, hải sản, đậu và dầu ôliu. Những loại dinh dưỡng này có thể giảm 10% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, 15% ung thư vú và 25% ung thư ruột kết.
Một chế độ ăn kiêng khác đã được khoa học chứng minh là khỏe mạnh là chế độ ăn kiêng của Bắc Âu. Chế độ ăn này dựa trên cơ sở cá, rau và ngũ cốc. Có một số hạn chế về ăn món tráng miệng và thịt.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo các bác sỹ nhắc nhở các bệnh nhân của mình theo các chế độ ăn kiêng vì đây là cách để mọi người giảm nguy cơ bị bệnh tim. Không phải tất cả các chế độ ăn kiêng đều xấu, chỉ cần đảm bảo rằng chế độ ăn đó phải dựa trên các nghiên cứu khoa học.
2. Sữa làm xương và răng khỏe hơn
Tuyên bố: Sữa chứa canxi làm tăng sức khỏe cho răng và xương và giúp tránh gãy xương.
Thực tế: Trong 20 năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu trên 1,2 triệu người và đã đi đến kết luận: uống sữa mỗi ngày không ảnh hưởng đến mật độ xương, không làm giảm nguy cơ vỡ xương và không ngăn ngừa loãng xương. Để tránh chứng loãng xương, nên bổ sung 800-1000mg vitamin D vào chế độ ăn uống. Vitamin có hiệu quả tốt cho xương hơn là sữa.
3. Uống quá nhiều cà phê có hại
Video đang HOT
Tuyên bố: Uống nhiều cà phê không tốt vì làm cơ thể mất nước
Thực tế: 3 cốc cà phê mỗi ngày làm giảm 25% nguy cơ phát triển chứng mất trí và 5 cốc một ngày bảo vệ khỏi bệnh Alzheimer. Caffeine có chức năng bảo vệ thần kinh: giảm lo lắng và cải thiện trí nhớ. Các nhà khoa học cũng đã biết được rằng cà phê không gây mất nước. Bạn có thể uống đến 4 cốc cà phê mỗi ngày và vẫn duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Cà phê giúp não hoạt động tốt hơn và khỏe mạnh.
4. Đồ ăn cay chỉ gây đau dạ dày
Tuyên bố: Thực phẩm có vị cay làm tổn thương dạ dày và nên tránh.
Thực tế: Ớt đỏ nóng làm giảm 13% tỷ lệ tử vong. Các gia vị làm tăng sự tiêu hóa chất béo, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị béo phì, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và tiểu đường loại 2. Các loại gia vị cũng cải thiện vi sinh vật trong ruột, giảm viêm và hoạt động như chất chống oxy hóa. Thực phẩm nhiều gia vị có lợi cho dạ dày. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là có thể ăn một kg hạt tiêu mỗi ngày.
5. Bắp rang là thức ăn nhanh không lành mạnh
Tuyên bố: Bắp rang chỉ là “calo rỗng”. Đó là cũng giống như khoai tây chiên.
Thực tế: Bắp rang nguyên chất không bổ sung bất kỳ chất gì giàu chất polyphenol là một chất chống oxy hóa mạnh. Chất này bảo vệ cơ thể khỏi chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường và ngăn ngừa nó tăng mức cholesterol. Bắp rang có nhiều chất chống oxy hóa hơn rau quả.
6. Ăn thường xuyên và ăn nhiều bữa ăn nhỏ là tốt
Tuyên bố: Nếu ăn thường xuyên sẽ làm cho quá trình trao đổi chất nhanh hơn, sự thèm ăn giảm và giảm cân.
Thực tế: Các nhà khoa học so sánh cơ thể của những người ăn 3 và 6 lần một ngày. Sự khác biệt về chất béo không được tìm thấy, do đó việc ăn nhiều bữa không có lợi thế về mặt giảm cân. Nhưng những người ăn 6 lần trong ngày lại cảm thấy ngon miệng hơn. Vì vậy, nếu ăn thường xuyên, ăn nhiều bữa nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và trọng lượng tăng theo chiều hướng tiêu cực.
7. Dầu dừa tốt hơn các loại dầu khác
Tuyên bố: Dầu dừa có những đặc điểm độc đáo, làm cho nó trở thành một loại siêu thực phẩm có thể thay thế cho rất nhiều thực phẩm khác.
Thực tế: Dầu dừa là chất béo bão hòa 90%, trong khi đó bơ chỉ có 64% và thịt bò hoặc thịt lợn – chỉ có 40%. Một mức độ chất béo bão hòa cao không tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu không cho thấy bất kỳ mối liên hệ nào về việc dầu dừa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp. Vì vậy, không ăn quá nhiều loại dầu này.
8. Gạo lứt chứa nhiều khoáng chất
Tuyên bố: Gạo lứt có chứa một lượng lớn khoáng chất hữu ích vì vậy nó tốt hơn gạo trắng.
Thực tế: Gạo lứt màu nâu giống như gạo trắng nhưng không được chế biến hoàn toàn. Gạo lứt vẫn có vỏ. Gạo lứt có chứa một số khoáng chất, nhưng cũng có thể chứa asen phi hữu cơ. Gạo lứt có thể chứa nhiều asen hơn 80% gạo trắng vì chất này có trong vỏ. Vì vậy, ăn nhiều gạo lứt thực sự không an toàn.
9. Có thể uống càng nhiều trà xanh càng tốt
Tuyên bố: Trà xanh làm giảm nguy cơ phát triển các loại ung thư khác nhau. Đó là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vì vậy có thể uống với số lượng không giới hạn.
Thực tế: Các chất có trong trà xanh thực sự có thể độc hại cho gan với số lượng lớn. Không nên uống nhiều hơn 4 cốc trà xanh mỗi ngày. Ngoài ra, vì trà xanh không thể điều trị tất cả các bệnh, nên không uống trà xanh thay nước.
Theo Helino
5 thói quen không ngờ khiến bạn dễ bị mắc ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là một trong những căn bệnh ung thư vùng tai - mũi - họng đặc biệt nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn đã biết những thói quen nào là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này chưa?
Hút thuốc lá
Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe thì chắc hẳn chúng ta đều đã biết. Thế nhưng, ngoài gây hại tới tim phổi, răng miệng thì thuốc lá còn ảnh hưởng trực tiếp đến cổ họng và thanh quản của bạn, từ đó làm thanh quản bị tổn thương.
Do đó, nếu không từ bỏ thói quen này sớm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản là điều có thể xảy ra.
Uống nhiều rượu bia
Việc uống rượu bia thường xuyên vô tình là một thói quen gây hại tới thanh quản của bạn. Không chỉ vậy, những loại đồ uống chứa cồn còn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến gan, dạ dày, phổi...
Uống ít nước
Lượng nước bạn cần tiêu thụ mỗi ngày là từ 1,5 - 2 lít nước, tuy nhiên, nếu không uống đủ nước thì cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, mất sức nhiều, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng.
Ngoài ra, việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp thanh quản được bôi trơn và giảm ma sát, hạn chế tối đa tổn thương vùng cổ họng. Do đó, nếu bạn uống quá ít nước thì thanh quản sẽ dễ bị khô rát, đồng thời nguy cơ gặp phải các bệnh như viêm nhiễm hay ung thư thanh quản sẽ tăng cao hơn.
La hét, nói quá to
Thường xuyên nói to, hay la hét quá nhiều với cường độ âm thanh lớn cũng là một nguyên nhân làm tổn thương thanh quản của bạn.
Vậy nên, hãy biết tiết chế cảm xúc và không nên nói quá nhiều, hay quá to. Đặc biệt, bạn chỉ nên nói ở một mức độ vừa phải, đủ lớn để người khác có thể nghe thấy sẽ tránh được nguy cơ gây hại thanh quản.
Thường xuyên ngồi lâu trong phòng lạnh
Bạn có biết rằng, việc ngồi quá lâu trong phòng điều hòa máy lạnh chính là tác nhân lớn khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng thiếu nước. Đồng thời, nếu có thói quen lười uống nước thì cổ họng của bạn sẽ bị khô rát. Về lâu về dài, nếu bạn thường xuyên để cơ thể rơi vào tình trạng đau rát cổ họng thì nguy cơ cao gặp phải căn bệnh ung thư thanh quản là điều có thể xảy ra.
Theo Helino
Bất ngờ với top thực phẩm dễ gây vô sinh ở phụ nữ Vô sinh ở phụ nữ có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân thói quen và chế độ ăn uống hàng ngày là một nguyên nhân quan trọng đẫn đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ. Vô sinh nữ là tình trạng hiếm muốn ở nữ giới biểu hiện qua việc sống chung của các cặp vợ chồng từ...