9 năm nữa, người Việt sẽ được mua ô tô châu Âu giá rẻ?
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU mở ra cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cơ hội xuất khẩu và người tiêu dùng Việt Nam có thể mua ô tô giá thấp hơn.
Thuế nhập khẩu ô tô từ các nước liên minh châu Âu (EU) vào Việt Nam (VN) hiện nay rất cao, 65%-75%. Cộng thêm nhiều loại thuế, phí khác nữa nên khi tới tay người tiêu dùng VN, giá ô tô từ EU thường đắt gấp 2-3 lần bán tại các nước thuộc khu vực này.
Khi Hiệp định Thương mại tự do VN-EU (EVFTA) có hiệu lực, hàng loạt thuế nhập khẩu, trong đó có thuế nhập khẩu ô tô cũng như linh kiện, phụ tùng ô tô từ EU sẽ giảm dần về 0%. Chính vì vậy, nhiều người kỳ vọng giá ô tô nhập khẩu từ khu vực này sẽ rẻ hơn.
Ảnh minh họa.
Ô tô nhập giảm cả tỉ đồng nhưng phải đợi
Theo thỏa thuận trong EVFTA, VN cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với ô tô phân khối lớn dung tích động cơ trên 3L cho động cơ xăng và trên 2,5L cho động cơ diesel sau 9 năm hiệp định có hiệu lực. Với các loại ô tô khác, thuế nhập khẩu sẽ về 0% sau 10 năm.
Hiện nay các dòng xe nhập khẩu từ EU chủ yếu là xe hạng sang như BMW, Mercedes, Audi, Volvo, Maserati… Những dòng xe này thường có giá từ vài tỉ đồng trở lên, chủ yếu dành cho phân khúc người tiêu dùng có thu nhập cao.
Đại diện truyền thông hãng xe Mercedes-Benz cho biết các mẫu xe nhập khẩu của hãng này từ EU về VN có thuế suất nhập khẩu khoảng 65%. Cộng thêm các loại thuế và phí, giá xe chào bán tại VN thường cao gấp 2-3 lần giá bán nội địa ở châu Âu.
Khi hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu về 0%, giá xe ban đầu sẽ cắt giảm được 65% theo thuế nhập khẩu. Sau đó, các loại thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng cũng giảm đi. “Tuy nhiên, vẫn phải chờ hướng dẫn chi tiết, lộ trình giảm thuế áp dụng cụ thể ra sao thì hãng mới có thể tính chính xác giảm giá xe ra sao, giảm bao nhiêu” – vị đại diện này chia sẻ.
Video đang HOT
Trong khi đó, đại diện một công ty chuyên nhập khẩu ô tô từ EU tính toán khi thuế nhập khẩu về 0%, giá xe sẽ giảm khá nhiều. “Ước tính giá xe sang nhập từ châu Âu sẽ rẻ hơn 1,2-12 tỉ đồng so với hiện tại, tùy dòng xe. Bởi ngoài thuế nhập khẩu thì thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đều giảm. Đặc biệt, do thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo dung tích động cơ nên xe dung tích càng lớn càng hưởng lợi. Có điều theo lộ trình thì còn khá lâu nên khách hàng vẫn phải chờ đợi” – vị đại diện doanh nghiệp trên phân tích.
Khách hàng kỳ vọng được mua ô tô với giá hợp lý khi EVFTA chính thức có hiệu lực.
Còn đại diện Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) thì cho rằng giá ô tô nhập khẩu lẫn ô tô trong nước chắc chắn sẽ giảm khi thuế về 0%. Song khi đến tay người tiêu dùng giảm bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như chi phí logistics, các loại thuế, phí khác mà VN áp dụng.
Ô tô sản xuất trong nước cũng có cơ hội
Hiệp định không chỉ tác động đối với xe nhập khẩu mà những dòng xe sản xuất, lắp ráp tại VN cũng có cơ hội xuất ngoại, xâm nhập thị trường châu Âu. Bởi thuế sẽ về 0% khi những xe lắp ráp tại VN đạt đủ điều kiện nội địa hóa xuất khẩu sang châu Âu. Mặt khác, việc VN tham gia các hiệp định tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc… thì trong vài năm tới chi phi nhập khẩu linh kiện về sản xuất, lắp ráp sẽ giảm khi thuế giảm dần về 0%.
Đại diện Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) dẫn chứng: Thuế suất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ châu Âu giảm dần sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, sản phẩm xuất khẩu sẽ cạnh tranh hơn. Ví dụ, khi hưởng ưu đãi thuế từ Hiệp định Thương mại tự do hàng hóa ASEAN (ATIGA), Thaco đã xuất khẩu những chiếc Kia Cerato và Sedona sang Myanmar hay xuất khẩu xe buýt sang Thái Lan, Philippines.
“Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội từ hiệp định như EVFTA, các doanh nghiệp VN phải thay đổi, nỗ lực đẩy mạnh tỉ lệ nội địa hóa. Có như vậy mới hưởng được thuế suất ưu đãi và có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu” – đại diện Thaco chia sẻ.
Trong khi đó, theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, VN khó có cơ hội xuất khẩu ô tô nguyên chiếc vào EU bởi đây là thị trường rất khó tính, đòi hỏi phải đầu tư nhiều và bài bản. Nhưng các công ty ô tô Việt vẫn có thể hưởng lợi từ những tác động tích cực của hiệp định này. Chẳng hạn, ngành ô tô có thể tận dụng hiệp định để nhập khẩu thiết bị, máy móc công nghệ cao với giá rẻ hơn hiện nay khi thuế giảm.
“Muốn công nghiệp ô tô trong nước phát triển, sản phẩm làm ra cạnh tranh được với xe nhập nguyên chiếc thì phải có giá thành thấp và chất lượng tốt. Như vậy mới bán được hàng và giúp các công ty tăng quy mô sản xuất. Quy mô tăng sẽ lôi kéo các nhà đầu tư vào sản xuất linh kiện, qua đó nâng cao tỉ lệ nội địa hóa và công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển. Khi đó ngành ô tô mới đứng vững và giữ được thị trường, còn không thị trường sẽ thuộc về xe nhập khẩu” – ông Đồng nhấn mạnh.
Theo Pháp luật TPHCM
Vì sao chưa thể mơ ô tô giá rẻ ở Việt Nam?
Chi phí sản xuất trong nước cao, thuế phí chồng chất,...khiến giá thành ô tô tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Giá thành ô tô tại Việt Nam cao hơn so với các nước khác do chi phí sản xuất trong nước cao, cùng với đó thuế, phí cũng tương đối lớn đẩy giá ô tô lên
Thuế chiếm 50% giá thành một chiếc xe
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 chiều qua 2/12, báo chí đặt câu hỏi về việc nhiều doanh nghiệp (DN) ngành sản xuất ôtô trong nước than khó về chính sách thuế, phí với ôtô nguyên chiếc, linh kiện sản xuất trong nước, gây khó khăn cho cạnh tranh và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, giá thành ôtô tại Việt Nam cao hơn so với các nước khác do chi phí sản xuất trong nước cao, cùng với đó thuế, phí cũng tương đối lớn đẩy giá ôtô lên.
Đối với các DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, nguyên nhân để giá thành cao hơn các DN quốc gia khác là do dung lượng thị trường còn nhỏ. Hơn nữa, ngành công nghiệp ôtô còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ khác trong khu vực và thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, kể cả các nước trong ASEAN...
Một nguyên nhân khác được vị này nêu ra là do Việt Nam chưa có nhiều DN tầm cỡ khu vực và thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ôtô. Trong khi DN FDI thường sử dụng DN sản xuất linh kiện của quốc gia mình, do đó, thiếu sự kết nối giữa khối FDI và nội địa. Việt Nam cũng đang thiếu các vật liệu cơ bản để sản xuất, chế tạo ôtô như nhựa, cao su... nên phải nhập khẩu với giá thành cao, khiến chi phí sản xuất gia tăng.
Vừa qua, VinFast lần đầu công bố cơ cấu giá xe ôtô, trong đó có các khoản thuế phải nộp. Theo đó, một chiếc VinFast Lux A2.0 bản tiêu chuẩn có giá xuất xưởng 980,6 triệu đồng, trong đó bao gồm 640 triệu đồng chi phí nguyên vật liệu, 59,2 triệu đồng chi phí vận chuyển về cảng và thuế nhập khẩu, 54 triệu đồng chi phí sản xuất, 5,9 triệu đồng chi phí bảo hành, 24,6 triệu đồng chi phí quản lý sản xuất và phần còn lại là chi phí lưu kho, vận chuyển nội địa, bán hàng, quản lý kinh doanh,...Chiếc xe này khi bán còn phải chịu thêm hơn 412 triệu đồng tiền thuế nữa, bao gồm 40% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).
Như vậy, tổng số thuế lên đến hơn 460 triệu đồng, tương đương 50% giá thành chiếc xe sản xuất ra. Vì vậy, giá Lux A2.0 bị đội lên mức 1,392 tỷ đồng, chưa tính chi phí khấu hao, chi phí tài chính và chi phí đầu tư cũng như lợi nhuận.
Chiếc xe này được bán ra với giá 1,099 tỷ đồng, DN chịu lỗ 300 triệu nhưng số thuế trên vẫn phải nộp đủ, tính ra thuế chiếm trên 40% giá xe.
Hiện nay, ôtô cá nhân bán trên thị trường trong nước phải chịu 3 loại thuế cơ bản, gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT. Điều đáng nói là các loại thuế này lại đánh chồng lên nhau. Vì vậy, giá xe bị đẩy lên rất cao.
Cần nhiều ưu đãi hơn về thuế
Để có những giải pháp hỗ trợ các DN sản xuất ôtô trong nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Chính phủ sẽ bảo vệ, tạo dựng phát triển thị trường ôtô trong nước với những hàng rào kỹ thuật, đảm bảo đúng các cam kết quốc tế.
Cũng theo ông Hải, Chính phủ sẽ khuyến khích các DN lớn đầu tư phát triển công nghiệp ôtô, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, thiết lập các cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, hướng vào các dòng xe chưa có tại khu vực, để tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị...
Có mặt tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết thêm, hiện các DN đang được hưởng ưu đãi từ Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP. Trong đó Nghị định đưa ra mức ưu đãi 5 năm với thuế nhập khẩu 0% đối với các linh kiện sản xuất ôtô trong nước chưa sản xuất được.
Nhưng để tăng sự hỗ trợ cho các DN này, Bộ Tài chính cho biết đang sửa đổi và dự kiến sẽ trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125 trong tháng 12/2019 theo hướng tạo thuận lợi, nhiều ưu đãi hơn nữa cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ôtô.
Theo đó, Nghị định đưa ra đề xuất quy định thuế suất 0% cho linh kiện, phụ tùng sản xuất ôtô trong nước, thậm chí cả nhập khẩu.
Theo tiền phong
Lo ngại tồn kho, nhiều xe sang giảm tới 300 triệu đồng dịp cuối năm Khác với dịp cận tết của năm 2018 và các năm trước đó, năm nay thị trường ô tô Việt Nam đã chứng kiến nhiều mức ưu đãi "khủng" chưa từng thấy. Nhằm kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, trong tháng 12 này các hãng xe hơi tung hàng loạt chương trình khuyến mãi khủng. Nhiều hãng xe hơi tung hàng loạt...