9 món ngon Tết cổ truyền trong mâm cỗ miền Bắc
Ẩm thực luôn được coi trọng hàng đầu trong những ngày Tết, đặc biệt là các món ăn truyền thống dân tộc.
Dù là có đa dạng nhưng những món cổ truyền như bánh chưng, dưa hành … luôn luôn phải có trong các mâm cỗ để ngày Tết thêm sung túc và ý nghĩa hơn.
Bánh chưng
Bánh chưng xanh là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Trên bàn thờ tổ tiên người miền Bắc dịp Tết không thể thiếu cặp bánh chưng xanh. Gạo nếp phải chọn dẻo thơm nhất để lâu không bị lại gạo. Nhân bánh thường có thịt, đậu, hành khô, hạt tiêu. Bánh phải gói chặt tay, sau khi luộc suốt 14 tiếng vớt ra rửa qua nước lã rồi dùng một tấm ván cùng những vật nặng ép chặt bánh. Như vậy khi cắt bánh ăn không nát lại dẻo, cắn vào miệng bánh thơm lại bùi.
Dưa hành
Dưa hành thường được sử dụng như một món ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ ( thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc) cho đỡ ngán trong những ngày Tết. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.
Hành phải lựa củ thật chắc, cắt bỏ phần đuôi và để lại phần gốc. Sau đó, ngâm hành vào trong nước tro có pha hàn the trong khoảng thời gian 2 ngày 2 đêm. Tiếp theo, vớt hành ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ chỉ còn lại khoảng 5cm rồi xếp hành vào khạp, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng, rồi đến lớp hành gài lại bằng những vỉ tre. Sau 2 tuần, bạn có thể lấy hành ra cho vào keo thủy tinh, rồi nấu nước dấm đường để nguội cho vào. Khoảng 3 ngày là ăn được.
Thịt đông
Thịt đông là món ăn đặc trưng của mùa đông xuân Bắc bộ. Món này được làm từ thịt heo ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, bạn lấy khỏi bếp và đặt nồi thịt ra ngoài sân, đậy kỹ, hôm sau là ăn được. Trên mặt của nồi thịt đông là lớp váng mỡ có màu trắng như tuyết pha sắc vàng mịn như mặt hồ không gợn sóng. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết bắc.
Mứt khoai các loại cho ngày Tết thêm ngọt ngào!Xôi đậu xanh ngon ngày tết6 loại thực phẩm giảm cân mùa tết
Giò nạc, giò thủ
Đối với người Việt Nam, trong mâm cỗ ngày Tết từ xưa đến nay, đĩa giò, đĩa chả luôn giữ vị trí mỹ vị và đã trở thành món ăn không thể thiếu.
Video đang HOT
Giò là thịt giã trong cối đá cho thật nhuyễn, gói lá chuối thành hình ống, buộc lạt giang, rồi mang luộc, nhưng hấp thì giò ngon hơn. Giò thái theo khoanh, trắng mịn, bày lên đĩa, phải sắt giò cho gọn, trông đẹp mắt và dễ gắp. Khoanh giò trắng mịn, có vài lỗ nhỏ bằng hạt gạo do nước thoát ra thành bọt khi hấp, đó là giò lụa, làm bằng thịt heo. Nếu dùng thịt bò thì chỉ còn tên là giò bò.
Giò dùng thịt đầu heo thì gọi là giò thủ. Làm giò thủ, tai heo, thịt thủ, không giã mà thái nhỏ, trộn thêm mộc nhĩ (nấm mèo), nước mắm, hạt tiêu rồi xào chín (xào là chiên trong chảo, giữ lửa cho đều và đảo luôn tay). Xong, gói bằng lá chuối tươi, buộc lạt cho chặt rồi luộc hoặc hấp cách thủy. Khi giò chín, vớt ra rồi ép, dùng 4 thanh tre cặp quanh khoanh giò, cột cho chặt, treo trên bếp. Khi ăn cũng thái như giò lụa.
Thịt bò kho quế
Thông thường, món này được chuẩn bị từ ngày 29 Tết để kịp cúng trưa 30 và mấy ngày Tết. Để làm món này, người ta chọn loại thịt bò nạm. Sau đó ướp với chút nước cốt tỏi, chút mắm muối rồi cho thịt ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn lại, dùng lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho. Tiếp theo bạn có thể thả miếng thịt bò vào nồi nước sôi đã có sẵn nước tương, chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội. Gỡ bỏ những cọng lạt và cắt thịt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không nát, lẫn vào mầu nâu của thịt bò là màu trắng của mỡ heo. Món này bạn có thể ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp vào ngày Tết.
Nem
Nguyên liệu để làm nhân nem rán gồm: thịt lợn nạc (ngon nhất là nạc dăm) băm nhỏ, thịt cua bể hay tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, giá sống (hay củ đậu), trứng, hạt tiêu, muối, gia vị… Tất cả trộn đều rồi dùng bánh đa nem (miền Nam gọi là bánh tráng) đã được nhúng nước cho mềm gói lại thành những cuốn tròn rồi rán chín vàng trong chảo ngập mỡ. Bánh đa nem phải là loại bánh tráng mỏng và dai để gói thì nem rán sẽ ngon hơn, vỏ giòn mà không bị vỡ. Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa giữa vị mặn của nước mắm ngon, vị ngọt của mì chính, đường (nếu pha bằng nước dừa tươi thì không cần đường), vị chua của chanh (hay dấm) rồi hòa chung với nước lọc, thêm vào ít tỏi băm nhỏ, vài lát ớt tươi sao cho vừa đủ độ mặn, ngọt, chua, cay, dậy mùi thơm của tỏi, ớt.
Rau nộm
Bên cạnh những món nem, giò chả dễ gây ngán trong ngày Tết mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món rau nộm. Nộm có nhiều khúc biến tấu khác nhau: nộm rau muống, hoa chuối, xu hào…. nhưng tựu chung đều rất đơn giản, dễ làm và rất được ưa chuộng trong những ngày Tết.
Canh măng lưỡi lợn
Măng khô, ngon nhất là măng lưỡi lợn, tức lấy phần mầm non vừa nhú, xẻ ra phơi, nó giống hình lưỡi của con lợn, đặc, chắc và nhuyễn không có sợi xơ. Măng đem ngâm nước ấm, luộc và xả cho ra hết chất quánh lâu ngày, rồi thái miếng vừa ăn. Trước khi nấu có thể xào với mỡ, hành và nêm gia vị cho thấm. Thịt ninh măng có thể là cổ, cánh, chân gà, nhưng thích hợp nhất là chiếc giò lợn. Giò chặt hình quân cờ vừa ăn. Xếp một lớp măng, một lớp giò heo vào nồi (có thể cho vài mảnh quế và hồi cho thơm) đổ nước xâm xấp, hầm với lửa cháy vừa phải. Thường xuyên hớt bọt và châm thêm nước cho đến khi thịt và măng chín mềm, nêm nếm vừa ăn, cho hành, mùi, rắc tiêu. Miếng thịt sẽ giảm bớt béo ngấy, giữ độ ngọt cộng thêm mùi thơm thảo mộc thâm trầm, quyến rũ. Miếng măng nhận vào vị béo vị ngọt của thịt, mà vẫn giữ cái bùi, cái đậm, chất thanh nhã của rừng.
Canh bóng thập cẩm
Nguyên liệu có su hào, cà rốt, đậu Hà Lan. Su hào, cà rốt được cắt tỉa hoa, khi nấu lưu ý không để nát. Giò lụa và trứng tráng mỏng thái chỉ, tôm bông, mỗi thứ để một góc, trên đặt mấy cọng rau mùi. Khi ăn gắp mỗi thứ một ít, bỏ vào bát. Phụ gia còn có tôm nõn và thịt thăn. Hai thứ này cho vào nước dùng nấu trước cho ngọt.
Chúc các bạn có một mùa Tết thật ấm áp, hạnh phúc và có nhiều niềm vui cùng gia đình!
Mâm cơm mùa đông của mẹ đảm Thanh Hoá chỉ dưới 100 nghìn đồng, nhìn là thấy nhớ nhà, nhớ Tết
Mâm cơm mùa đông của mẹ đảm Thanh Hoá đơn giản mà tinh tế, hấp dẫn mang hương vị Tết khiến ai cũng khen ngợi.
Bạn Nguyễn Hải, 29 tuổi hiện đang sinh sống tại Thanh Hoá mới đây chia sẻ mâm cơm mùa đông đậm đà hương vị Tết nhận được nhiều quan tâm của chị em yêu bếp. Không chỉ nấu ăn ngon, Nguyễn Hải còn khéo léo lựa chọn nguyên liệu sạch giá thành thấp, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó cô cũng chịu khó đầu tư bát đĩa để cách bày biện đồ ăn cho đẹp mắt, hấp dẫn hơn.
Chia sẻ với Tintuconline, Nguyễn Hải cho biết: "Nấu ăn là sở thích và đam mê khám phá những món ăn ngon từ quen thuộc cho tới những món mới lạ. Mỗi bữa ăn con gái khen mẹ nấu ngon là lại có động lực vào bếp. Em thường tham khảo những công thức nấu ăn trên các hội nhóm nấu ăn ngon, youtube để học hỏi thêm nhiều món ngon mới lạ phong phú thêm bữa cơm gia đình. Hằng ngày em thường dành 1h - 1h30 vào bếp nấu ăn. Chi phí mỗi bữa thường khoảng 50.000 - 100.000, có bữa chỉ 30.000".
Giò thủ, dưa hành đều do mẹ đảm Nguyễn Hải tự làm. Trong mâm cơm của cô thường có món mặn, món xào hoặc rau luộc, canh và không thể thiếu hoa quả tráng miệng.
Mâm cơm của Nguyễn Hải đơn giản nhưng đầy đủ dinh dưỡng, ngon miệng mang đậm hương vị miền Bắc. Các mẹ đều trầm trồ khen nhìn là thấy nhớ nhà, nhớ Tết.
Cũng như nhiều bà nội trợ đảm đang khác, Nguyễn Hải ưu tiên lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, tươi. "Em chọn rau quả theo mùa, tôm cua cá sông biển tự nhiên. Vì nhà em có bé nhỏ đang ở độ tuổi phát triển nên việc lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến sao cho hợp khẩu vị của con, giữ được dinh dưỡng và hương vị tốt nhất luôn được em quan tâm nhiều nhất.
Để tránh nhàm chán mỗi bữa ăn thì em luôn thay đổi thực đơn liên tục và em thường lên thực đơn đi chợ cho 3 - 5 ngày, sau đó sơ chế thực phẩm chia theo bữa bảo quản tủ lạnh để khi mỗi bữa chế biến món ăn cũng nhanh gọn hơn", Nguyễn Hải cho biết.
Không chỉ nấu ăn ngon, Nguyễn Hải còn chịu khó lựa bát đĩa đẹp mắt để bày biện thêm hấp dẫn.
Gia đình Nguyễn Hải thích các món ăn thuần Việt, đơn giản, không cầu kì lại hợp khẩu vị. Ngoài các bữa cơm chính thì bữa sáng Hải thường nấu bún, phở, cháo miến. "Em cũng thường xuyên làm bữa phụ bánh trái cho bé. Đối với em gia đình là quan trọng nhất, mỗi bữa ăn giúp các thành viên quây quần gắn kết tình cảm nhiều hơn nên mỗi bữa cơm ngon đều có ý nghĩa tuyệt vời", Nguyễn Hải bộc bạch về tình yêu của mình dành cho mâm cơm gia đình.
Chân dung mẹ đảm Nguyễn Hải với mâm cơm ngon lành đậm hương vị Tết.
Hi vọng mâm cơm mùa đông đơn giản, tiết kiệm chi phí mà ngon miệng như mẹ đảm Nguyễn Hải thể hiện trên đây sẽ là những gợi ý thú vị giúp chị em bổ sung thêm cho thực đơn của gia đình mình.
Những món ngon trong mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc Tết là dịp mọi người trở về quê đoàn tụ với gia đình để tận hưởng hơi ấm tình thân. Ở mỗi vùng miền trên đất nước ta lại có những món ăn đặc trưng khác nhau trong ngày Tết là dịp mọi người trở về quê đoàn tụ với gia đình để tận hưởng hơi ấm tình thân. Ở mỗi vùng miền...