9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước
Khô miệng, đau đầu, táo bón, mệt mỏi hay nước tiểu sẫm màu… là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống không đủ nước.
Khô miệng: Dấu hiệu đầu tiên khi bạn uống không đủ nước là khô miệng. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác dính trong trong khoang miệng và lưỡi. Cách tốt nhất nhằm khắc phục tình trạng trên là uống nước để làm ẩm và bôi trơn màng nhầy trong miệng.
Khô da: Các tế bào da luôn cần nước để khỏe mạnh. Khi mất nước, da của bạn sẽ bị khô, dễ hình thành nếp nhăn và vảy.
Mệt mỏi: Tình trạng mất nước sẽ ảnh hưởng tới tất cả các tế bào trong cơ thể, khiến bạn mệt mỏi. Ngoài ra, thiếu nước cũng gây giảm lượng nước trong máu, dẫn đến thiếu oxy ở các cơ quan.
Video đang HOT
Táo bón: Nước rất cần thiết cho việc bôi trơn hệ tiêu hóa, giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Ngược lại, tình trạng thiếu nước sẽ gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là táo bón.
Nước tiểu sẫm màu: Màu của nước tiểu có liên quan tới lượng nước mà bạn uống. Nếu thiếu nước, nước tiểu sẽ ít hơn và có màu vàng đậm. Thậm chí, thiếu nước thường xuyên sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiều gàu: Khi cơ thể thiếu nước, da đầu sẽ dễ bị khô và bong tróc. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn nhiều gàu hơn bình thường.
Nổi mụn nhọt: Nước rất cần cho quá trình thải độc ra khỏi cơ thể. Nếu thiếu nước, quy trình này sẽ gián đoạn, gây nổi mụn và dễ bị kích ứng da. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, nhất là vào những ngày hè.
Suy giảm trí nhớ: Tình trạng mất nước cũng ảnh hưởng tới chức năng não của bạn do ôxy trong máu giảm. Các tế bào não cũng bị giảm, gây ra các vấn đề về trí nhớ.
Đau đầu: Cơ thể không đủ nước sẽ xảy ra tình trạng thiếu oxy và tăng huyết áp. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau đầu liên tục.
Bác sĩ Tiin: Nên làm gì khi suốt 9 năm mỗi khi ngủ dậy miệng luôn đầy nước bọt dù đã đi nha khoa?
Câu hỏi: Xin chào bác sĩ, cháu tên là Phương, 16 tuổi. Mỗi buỗi tối sau khi thức dậy trong miệng cháu luôn đầy nước bọt và hôi miệng.
Bệnh này liên tục suốt gần 9 năm bây giờ cháu vẫn chưa khỏi dù đã đi nha khoa (làm sạch cao răng, uống thuốc, đánh răng, súc nước muối) nhưng không khỏi. Bác sĩ có giải pháp nào hoặc tư vấn cho cháu để triệt bệnh này với. Cháu xin cảm ơn!
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Nước bọt bình thường là một hỗn dịch gồm có chất dịch và chất nhầy, có màu trắng, trong, không có mùi. Nước bọt có tác dụng tham gia quá trình tiêu hoá thức ăn, bảo vệ khoang miệng luôn ẩm ướt, mềm mại giúp cho các cơ quan trong khoang miệng hoạt động thuận lợi, chống viêm nhiễm.
Nước bọt được bài tiết bởi các tuyến nước bọt (tuyến nước bọt mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi). Trung bình con người bài tiết khoảng 150-1300ml nước bọt/ngày.
Hoạt động bài tiết nước bọt theo cơ chế tự nhiên (phản xạ không điều kiện) nhưng cũng chịu tác động của các yếu tố hóa học (mùi, vị thức ăn, mất nước, tác dụng phụ của thuốc), cơ học (nước bọt bài tiết tăng khi ta ăn uống, giảm khi ngủ), tâm lý, thần kinh (lo sợ, căng thẳng...).
Nước bọt khi được các tuyến nước bọt bài tiết ra, trong điều kiện bình thường sẽ được nuốt xuống dạ dày qua thực quản (phản xạ tự nhiên, mình không để ý đến nó).
Nước bọt sẽ ứ đọng trong khoang miệng khi được bài tiết quá nhiều, bài tiết tăng cả khi không có tiêu hóa (khi ngủ), do 'trục trặc' hoạt động của các tuyến bài tiết nước bọt, khi phản xạ nuốt có vấn đề do viêm họng, nuốt đau, nuốt khó.
Nước bọt sẽ có mùi hôi khó chịu thường do bị nhiễm khuẩn hoặc do các cơ quan trong khoang miệng bị viêm nhiễm.
Vì thế, em 'khi ngủ dậy trong miệng luôn đầy nước bọt và hôi miệng' không chỉ có bệnh lý của nha khoa mà có thể là bệnh lý của các cơ quan khác như viêm nhiễm các tuyến bài tiết nước bọt, bệnh lý vùng hầu họng cản trở việc nuốt nước bọt, bệnh lý cơ quan tiêu hóa khiến cho sự 'hấp phụ' nước bọt bị ảnh hưởng...
Nếu thực sự khó chịu em nên nói với người thân đưa đi khám các chuyên khoa (tai mũi họng, tiêu hóa) để tìm nguyên nhân, mới điều trị được nhé.
Mọi thắc mắc về sức khỏe giới tính, bạn vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp Tại đây hoặc gửi đến hòm thư bandoc@tiin.vn. Câu hỏi của bạn sẽ được bác sĩ Tiin Hoàng Thúy Hải giải đáp vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. (Nhớ là gửi thư bằng tiếng Việt có dấu bạn nhé!).
Trẻ thở bằng miệng: Nguy hiểm khôn lường và tuyệt chiêu giúp cha mẹ khắc phục dễ dàng Nếu cha mẹ thấy con thở bằng miệng nên tìm cách để khắc phục ngay bởi những nguy hiểm khôn lường đối với trẻ. Chuyển động của thở bằng miệng có vẻ vô hại, nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ trong thời gian dài. Trường hợp nghiêm trọng nó có thể ảnh hưởng đến thể chất của trẻ....