9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết
Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Không chủ quan với bệnh suy tĩnh mạch chân
Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất thường gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chưa được xác định rõ ràng nguyên nhân, tuy nhiên người ta thấy rằng có một số yếu tố gây tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên.
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch rất khó nhận biết, nếu có chỉ thấy hơi nặng ở chân, vùng da xung quanh vị trí giãn tĩnh mạch có thể nóng hoặc ngứa . Các triệu chứng này sẽ thường nặng hơn vào cuối ngày đặc biệt là khi bạn đứng trong thời gian dài.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể thấy mỏi chân khi đứng lâu, ngồi thời gian dài có thể phù nhẹ. Ngoài ra, còn có cảm giác như bị kim châm hay kiến bò ở bắp chân, chuột rút vào ban đêm.
Không nên mặc quần áo chật để phòng giãn tĩnh mạch chân.
Khi các triệu chứng giãn tĩnh mạch đã rõ ràng hơn sẽ thấy các mạch máu nhỏ xuất hiện trên da giống như màng nhện. Các tĩnh mạch này sẽ không nhìn thấy rõ ràng khi bệnh nhân nghỉ ngơi bởi lúc này tĩnh mạch không bị giãn nhiều.
Các triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch thường nhẹ nên nhiều người chủ quan và cho rằng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa, đau tức, chảy máu , huyết khối tĩnh mạch…
Những người huyết khối tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân xuất hiện nhiễm trùng tại các tổ chức xung quanh tĩnh mạch, chân sưng to bất thường, đổi màu da thì cần điều trị sớm. Nếu chủ quan, các cục máu đông có thể di chuyển đến phổi gây tắc mạch phổi.
Ở phụ nữ mang thai, nếu gặp tình trạng suy giãn tĩnh mạch cũng cần điều trị sớm để tránh dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu. Đặc biệt, ở những bà bầu bị rối loạn đông máu , phải nằm nhiều ngày, ít vận động thì nguy cơ huyết khối tĩnh mạch càng cao hơn. Do đó, nếu xuất hiện sưng đau ở đùi, đau lên khi đứng kèm theo sốt nhẹ, các thai phụ cần đến gặp bác sĩ ngay.
Dự phòng giãn tĩnh mạch chân
Việc phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân rất quan trọng, việc phòng ngừa cần sớm ngay từ khi chưa mắc bệnh, dưới đây là những chú ý cụ thể:
Về chế độ ăn
Cần có một chế độ ăn nên đảm bảo dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin đồng thời có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc… tránh bị táo bón. Bởi chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe chung của cơ thể cũng như nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có giãn tĩnh mạch chân.
Video đang HOT
Vì thế việc chú ý tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên, chất chống oxy hóa để củng cố thành mạch, hạn chế nguy cơ giãn mạch dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu.
Những người huyết khối tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến tử vong.
Kiểm soát cân nặng
Không nên để bị béo phì, nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Điều này sẽ giúp hạn chế áp lực từ cân nặng cơ thể và các cơ quan gây chèn ép vào mạch máu.
Chú ý đến quần áo
Để phòng giãn tĩnh mạch chân, không nên mặc loại quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông, chân. Vì nếu mặc quần áo chất liệu cứng, bó sát vào vùng chậu, hông chân sẽ cản trở lưu thông máu có thể tăng lên dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Lựa chọn giày dép đúng
Giày dép nên có đế mềm và gót thấp, không nên mang giày cao gót, nên bước đi tự nhiên sao cho trọng lượng dồn đều lên cả hai bàn chân.
Chú ý đến tư thế nằm và ngồi
Khi nằm nên kê chân lên cao hơn mức của tim 15-20 cm tạo thuận lợi cho máu về tim qua đường tĩnh mạch, cần tránh những tư thế ngồi gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân…
Năng đi cầu thang bộ
Nên đi bộ thường xuyên, hạn chế đi thang máy nếu có thể để có nhiều cơ hội tập cho tĩnh mạch, nếu phải đứng nhiều thì thỉnh thoảng nên chạy tại chỗ để giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch. Tránh đứng quá lâu. Thỉnh thoảng hãy ngồi xuống để đôi chân được thư giãn. Hoặc có thể cử động chân khi đứng để máu được lưu thông tốt hơn.
Tránh mang vác nặng thường xuyên
Tránh mang vác, khiêng xách nặng thường xuyên vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.
Không tự ý dùng dầu nóng, tắm nước quá nóng liên tục
Không nên xoa dầu nóng vào chân, không ngâm chân trong nước nóng vì nóng càng làm cho tĩnh mạch giãn nở, làm giảm khả năng vận chuyển máu trở về tim. Không tắm nước quá nóng, sau khi tắm xong nên rửa lại chân bằng nước lạnh, nước lạnh sẽ làm co tĩnh mạch giúp cho sự chuyển máu về tim dễ dàng hơn.
Nên tập thể dục thường xuyên
Nên tập thể dục thường xuyên, có thể tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như đi bộ , bơi lội, xe đạp , khiêu vũ… Điều này giúp phần chân hoạt động nhiều hơn nhằm cải thiện lưu thông máu ở chân, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
Trên thực tế giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở vùng cánh tay hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên đại đa số trường hợp thường là giãn tĩnh mạch ở chân. Giãn tĩnh mạch chân giai đoạn nhẹ sẽ chỉ cảm thấy tê đau và nặng chân. Tuy nhiên khi tình trạng bệnh trở nặng thì sẽ kéo theo nhiều biến chứng vì vậy, khi có các biểu hiện cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Đối tượng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý thường gặp tuy nhiên chưa được quan tâm phòng ngừa và điều trị sớm.
Việc điều trị bệnh không quá khó khăn, tuy nhiên cần điều trị sớm, đúng giai đoạn sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị.
Quan trọng hơn là tránh các biến chứng xấu như: Loét, huyết khối tĩnh mạch sâu chân, thậm chí dẫn đến tàn phế, tắc mạch phổi, tử vong.
Yếu tố nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh rất thường gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố gây tốn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:
- Tư thế sinh hoạt, làm việc: Nếu phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu dần gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn dòng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân. Vì vậy, giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, bác sĩ, cảnh sát giao thông... dễ mắc bệnh hơn.
Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên là thói quen dễ gây suy giãn tĩnh mạch chân
- Phụ nữ mang thai cũng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormone tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 - 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.
- Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.
- Người béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, táo bón kinh niên, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin... cũng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch.
Giai đoạn đầu suy giãn tĩnh mạch chân người bệnh thường có các biểu hiện mỏi chân.
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân
Giai đoạn đầu suy giãn tĩnh mạch chân người bệnh thường có các biểu hiện mỏi chân và xuất hiện phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi nhiều.
Xuất hiện tình trạng chuột rút vào buổi tối, cảm giác bị kim châm, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Nếu để ý xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti ở chân, nhất là ở cổ chân và bàn chân.
Giai đoạn tiến triển suy giãn tĩnh mạch chân người bệnh sẽ thấy phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Thay đổi màu sắc da vùng cẳng chân. Có thể thấy các búi tĩnh mạch giãn nổi rõ trên da.
Giai đoạn biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân sẽ thấy viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch. Nhiễm khuẩn vết loét trong suy tĩnh mạch mạn tính.
Cần làm gì khi suy giãn tĩnh mạch chân?
Chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch chân dưới bao gồm: Khám lâm sàng để đánh giá mức độ và giai đoạn bệnh, khám ở tư thế đứng. Xác nhận chẩn đoán bằng siêu âm Doppler ở tư thế đứng.
Siêu âm có thể xác định tổn thương của van tĩnh mạch giúp lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm thay đổi lối sống: nâng cao chân khi ngủ hoặc khi ngồi, mang tất áp lực, tránh đứng trong thời gian dài, giảm cân nếu thừa cân, tập thể dục để cải thiện sức mạnh của đôi chân.
Người bệnh suy tĩnh mạch chân cần xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như vitamin C và chất xơ. Các loại dưỡng chất này có tác dụng giúp thành mạch tăng cường sức bền và hạn chế nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm thành mạch.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mang vớ y tế và sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giúp tăng cường trương lực tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đeo tất áp lực hoặc băng cuốn áp lực chuyên dụng để cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu thay đổi lối sống không làm giảm triệu chứng bệnh, cần lựa chọn các biện pháp điều trị khác như: tiêm xơ tĩnh mạch, điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần hay tia laser, điều trị ngoại khoa (phẫu thuật Stripping, phẫu thuật Muller,...).
Tóm lại: Bệnh suy tĩnh mạch chân tiến triển chậm. Ở giai đoạn sớm, người bệnh rất khó nhận biết các triệu chứng. Vì vậy những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh và nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị bệnh sớm nhằm tránh những biến chứng của bệnh có thể xảy ra.
6 dấu hiệu cảnh báo suy giãn tĩnh mạch chân Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý phổ biến, gây ra sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến máu bị ứ đọng lại ở vùng chân, gây biến đổi về huyết động và làm biến đổi các tổ chức mô xung quanh. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch...