6 dấu hiệu cảnh báo suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý phổ biến, gây ra sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến máu bị ứ đọng lại ở vùng chân, gây biến đổi về huyết động và làm biến đổi các tổ chức mô xung quanh.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân
Bình thường máu từ tĩnh mạch chân trở về tim, được đẩy ngược lại trọng lực bằng nhiều cách khác nhau (sự co cơ bắp của chân hoạt động như 1 máy bơm, lòng bàn chân đè xẹp đẩy máu khi đi bộ…) kèm với các van trong tĩnh mạch ngăn cản sự trào ngược.
Sự xuất hiện của giãn tĩnh mạch thường do các van tĩnh mạch bị suy yếu, không đóng chặt dẫn đến máu quay ngược trở lại, ứ đọng trong các tĩnh mạch và làm giãn tĩnh mạch.
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân thường không rõ, nhưng suy tĩnh mạch có thể là hậu quả từ suy van tĩnh mạch hoặc do sự giãn nở ban đầu của tĩnh mạch do yếu cơ cấu trúc. Ở một số người, suy tĩnh mạch chi dưới thường do chứng suy tĩnh mạch mạn tính và tăng áp lực tĩnh mạch. Hầu hết mọi người không có các yếu tố nguy cơ rõ ràng.
Một số yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch chân:
Tuổi cao.
Thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.
Nghề nghiệp và thói quen đứng lâu một chỗ.
Có thể liên quan di truyền.
Một số thuốc chống trầm cảm có thể tăng nguy cơ mắc suy tĩnh mạch chi dưới.
Dùng thuốc ngừa thai uống và nội tiết tố không có liên quan đến suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch chân, không làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, tuy nhiên có thể liên quan đến tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu.
Mang thai và sinh đẻ nhiều lần cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc suy dãn tĩnh mạch chi dưới.
Béo phì.
Hút thuốc lá.
Video đang HOT
Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý phổ biến.
Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chân
Trước khi xuất hiện các tĩnh mạch giãn, suy tĩnh mạch chân có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác như:
Cảm giác nặng bắp chân.
Cảm giác khó chịu hoặc co giật bắp chân.
Cảm giác bất thường ( nóng rát, điện giật, dị cảm…) ở chi dưới.
Ngứa, chuột rút trong bắp chân, thường xảy ra vào ban đêm.
Phù mắt cá, bắp chân hoặc đùi, tăng lên khi nhiệt độ nóng.
Tĩnh mạch mạng nhện: Là mạng lưới các mạch máu nhỏ, màu đỏ, dưới da, đôi khi có dạng hình sao .
Những triệu chứng này giảm đi khi nằm, khi chân được nâng lên, khi tiếp xúc với lạnh hoặc khi tập thể dục.
Ngược lại chúng sẽ tăng lên trong suốt ngày, khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng (phòng xông hơi, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sưởi ấm sàn nhà…), khi đứng hoặc ngồi lâu, khi tăng cân, khi mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
Ở giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch, ta có thể quan sát thấy sự giãn nở của một hoặc nhiều tĩnh mạch, ban đầu chúng là mảnh vải mong manh (dưới 3 mm đường kính). Sau đó, chúng trở nên rõ ràng hơn và có màu xanh da trời và uốn cong, có thể cảm nhận được dưới da của bắp chân hoặc đùi.
Ở giai đoạn muộn của bệnh có thể xuất hiện các vết loét, hoại tử bàn chân, cẳng chân.
Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm?
Cuộc sống của mỗi người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch là khác nhau. Bệnh có thể ổn định suốt cuộc đời hoặc tiến triển dần, thậm chí là gây ra các biến chứng.
Biến chứng cấp tính của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
- Huyết khối tĩnh mạch nông hoặc viêm tĩnh mạch nông.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc viêm tĩnh mạch sâu.
- Vỡ giãn tĩnh mạch.
Biến chứng mạn tính của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
- Sự chậm lại trong tuần hoàn tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch, gây ra biến chứng trên da như viêm da cơ địa, phù hoặc ngứa trên chân.
- Rối loạn dinh dưỡng da và mô dưới da.
- Loét ở chân, đây là biến chứng đáng sợ nhất và là giai đoạn cuối của bệnh. Thường xuất hiện vết loét ở mắt cá chân, có thể đi kèm với phù. Nếu không được điều trị, loét trở nên mạn tính. Bệnh không lành và gây ra nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, trong một số trường hợp hiếm có thể sẽ biến đổi thành ung thư.
Lời khuyên thầy thuốc
Bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển chậm, các triệu chứng ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện. Vậy nên người dân nếu có các yếu tố nguy cơ cao thì nên để ý đến các triệu chứng ban đầu như: Nóng đỏ chân, cảm giác tê bì hoặc nặng chân khi đứng lâu thì cần kịp thời đến thăm khám để được điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển đến các biến chứng làm giảm chất lượng cuộc sống. Siêu âm mạch chi dưới là chỉ định cận lâm sàng đầy tay nhằm chẩn đoán xác định bệnh.
Ở các giai đoạn đầu, các bác sĩ khuyến cáo nên điều trị bằng các phương pháp nội khoa kết hợp thay đổi lối sống như: Nâng cao chân khi ngủ hoặc khi ngồi, mang tất áp lực, tránh đứng trong thời gian dài, giảm ân nếu thừa cân, tập thể dục để cải thiện sức mạnh của đôi chân.
Nếu thay đổi lối sống mà không làm giảm triệu chứng bệnh, cần lựa chọn các biện pháp điều trị can thiệp khác như: Tiêm xơ tĩnh mạch; Điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần (RFA) hay tia laser hay điều trị ngoại khoa.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu, chớ xem nhẹ
Các bác sĩ Bernard Healthcare vừa điều trị thành công ca biến chứng loét không lành do suy giãn tĩnh mạch 38 năm không điều trị.
Từ đó đưa ra khuyến cáo Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu, cần điều trị sớm để tránh biến chứng.
Suy giãn tĩnh mạch 38 năm gây biến chứng loét
Cụ ông N.V.C, 83 tuổi, chân phải nổi búi to khoảng 38 năm, nhưng chủ quan không điều trị. Sau đó, chân bắt đầu xuất hiện vết loét ở trên mắt cá chân, nhiều tháng không lành. Trước đó, ông C. tuy cao tuổi nhưng khỏe mạnh, đi đứng nhanh nhẹn.
Bác sĩ mạch máu Bernard đã trực tiếp siêu âm tĩnh mạch, đánh giá huyết động học. Kết quả siêu âm ghi nhận thân tĩnh mạch hiển lớn bị suy nặng, đường kính 12mm. Ông C. được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch nặng cấp độ cao nhất C6, biến chứng loét tĩnh mạch diễn tiến kèm nổi búi to. Bác sĩ mạch máu Bernard trực tiếp can thiệp laser nội mạch kết hợp cùng chuyên khoa vết thương Bernard để điều trị biến chứng loét tĩnh mạch - một dạng vết thương mạn tính (vết thương lâu lành).
Bernard Healthcare điều trị thành công ca suy giãn tĩnh mạch lâu năm gây biến chứng loét không lành.
Kết quả sau ba tháng điều trị: Chân ông C. đã hết nổi búi gân, triệu chứng nặng mỏi được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, vết loét tĩnh mạch đã lành thương hoàn toàn, chấm dứt 38 năm bị suy giãn tĩnh mạch dai dẳng. Ông C. đi đứng trở lại bình thường.
Các biến chứng nguy hiểm khác
Bác sĩ mạch máu Bernard cho biết: Loét tĩnh mạch chiếm 70% nguyên nhân gây vết thương khó lành ở chân. Một nghiên cứu ở châu Âu chỉ ra rằng, 22% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch độ 2 nếu không điều trị đúng, sẽ có nguy cơ chuyển sang loét tĩnh mạch chi dưới trong 6 năm tiếp theo.
Suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ, nhưng để càng lâu càng khó điều trị và có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: là biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch, do cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch chậu, đùi, khoeo ở chân. Thường có triệu chứng sưng, căng, đau đùi và bắp chân. Các nghiên cứu y học chỉ ra rằng: Hơn 30% người bị huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ tiến triển thành thuyên tắc phổi. 70% trường hợp thuyên tắc phổi bị đột tử. Ngoài ra, huyết khối tĩnh mạch sâu còn gây ra hội chứng hậu huyết khối, gây biến chứng suy tĩnh mạch mạn tính rất khó điều trị triệt để.
Chảy máu, vỡ tĩnh mạch : Vì những búi tĩnh mạch nông bị giãn nằm gần bề mặt da nên khi va đập nhẹ cũng có thể dẫn đến tổn thương thành tĩnh mạch và chảy máu.
Chàm tĩnh mạch: chân có biểu hiện ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy và xuất hiện các mảng khô đổi màu trên da, thường xuất hiện xung quanh khu vực mắt cá chân.
Sưng phù chân : Thường thấy rõ vào buổi chiều, sau khi đứng hoặc ngồi lâu và sẽ giảm khi kê cao chân.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bởi bác sĩ mạch máu
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu, cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ mạch máu, tại cơ sở y tế uy tín, được cấp phép để đảm bảo chẩn đoán đúng, phân độ suy giãn tĩnh mạch chính xác và điều trị hiệu quả, an toàn.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu, cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ mạch máu (Nguồn ảnh: Bernard Healthcare).
Tại TP.HCM, người bị hoặc nghi ngờ bị suy giãn tĩnh mạch có thể an tâm thăm khám và điều trị tại Bernard Healthcare. Đây là một trong số ít những cơ sở y tế được cấp phép Danh mục kỹ thuật điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng kỹ thuật cao theo quy chuẩn khắt khe của Bộ Y Tế và do bác sĩ mạch máu hơn 10 năm kinh nghiệm, có chứng nhận điều trị EVLA, RFA... trực tiếp khám và thực hiện can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn như laser nội mạch (EVLA), sóng cao tần (RFA), tiêm xơ... mang lại an toàn, hiệu quả cao; người bệnh không mất thời gian nghỉ dưỡng, không đau, không sẹo mổ.
Hở van tim hai lá có nguy hiểm không? Hở van tim 2 lá thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Van tim hai lá là van tim nằm bên buồng tim trái, cho phép máu chảy 1 chiều từ buồng nhĩ trái xuống buồng thất trái. Khi van hai lá...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người huyết áp cao cần tránh xa ngay thực phẩm này

Diễn biến mới vụ 7 người nhập viện sau ăn buffet ốc

Bác sĩ không kê đơn, bệnh nhân vẫn khăng khăng đòi uống thuốc

Điều gì xảy ra với sức khỏe khi bạn ăn rau mồng tơi hằng ngày?

Thời điểm ăn tối tốt nhất

5 loại đồ uống tốt cho người gan nhiễm mỡ

Nguồn dự trữ máu khan hiếm, nhiều bệnh nhân mỏi mòn chờ đợi

Thực phẩm nên có trong bữa ăn của người bệnh COPD

Lợi ích không ngờ của việc ăn chậm, nhai kỹ

Cho ong đốt chữa ung thư vú, người phụ nữ phải nhập viện

7 loại protein giúp ổn định lượng đường trong máu

8 mẹo chống ngủ ngáy đơn giản nhưng hiệu quả cao
Có thể bạn quan tâm

Nhiều đại lý giảm tới 100 triệu đồng cho Toyota Camry
Ôtô
17:47:40 13/06/2025
Bốn người mất tích, hàng nghìn nhà dân bị ngập trong trận lũ dị thường
Tin nổi bật
17:46:37 13/06/2025
Indonesia mua 48 tiêm kích tàng hình KAAN của Thổ Nhĩ Kỳ
Thế giới
17:44:22 13/06/2025
Sao Việt 13/6: Văn Mai Hương lên tiếng xin lỗi
Sao việt
17:23:11 13/06/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối vừa ngon mát lại bổ dưỡng
Ẩm thực
17:10:56 13/06/2025
Cập nhật bảng giá xe Yamaha Jupiter mới nhất tháng 6/2025
Xe máy
16:59:14 13/06/2025
Giá iPhone 13, iPhone 13 Pro, iPhone 13 Pro Max mới nhất giảm thấp chưa từng có, rẻ sập sàn vẫn xịn chẳng kém iPhone 16
Đồ 2-tek
16:47:54 13/06/2025
Nữ MC đình đám mắc ung thư giai đoạn cuối, toàn thân chỉ còn 3 mạch máu hoạt động bình thường
Sao châu á
16:12:03 13/06/2025
Marcus Rashford có động thái lạ sau khi tan mộng đến Barca
Sao thể thao
16:02:16 13/06/2025
12 trải nghiệm tuyệt vời chỉ có ở Lithuania
Du lịch
15:58:04 13/06/2025