9 cách giữ vệ sinh cần phải “học”
Giữ vệ sinh sạch sẽ là một bước đệm lớn để cả gia đình bạn có được một lối sống khỏe mạnh, không bệnh tật.
1. Rửa tay – ngay cả khi bạn không nhìn thấy tay bẩn
Việc bạn rửa tay thường xuyên là cách quan trọng nhất để ngăn ngừa các ổ vi trùng tồn tại trên tay bạn, lây lan xung quanh nhà. Vì thế, hãy rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, chạm vào rác thải, tiếp xúc với động vật, mặc quần áo có vết thương hoặc khi dùng tay sử dụng thuốc mỡ/kem bôi da, chế biến thực phẩm và trước khi ăn. Để ghi nhớ việc này, bạn có thể mua một vài chai nước rửa tay và để xung quanh nhà, nơi có sẵn vòi nước.
2. Băng kín các vết xước (đứt tay), bỏng hoặc vết bầm tím
Những vết thương do bị vật sắc nhọn cắt, vết bỏng và vết bầm tím là những mục tiêu tấn công hàng đầu của các bệnh nhiễm trùng. Bạn thường chủ quan cho rằng, những vết thương nhỏ đó sẽ không gặp vấn đề gì khi bạn chỉ quan quẩn ở trong nhà.
Những vết thương nếu bị trầy xước có thể khiến bạn gặp rắc rối lớn về sức khỏe
Tuy nhiên trên thực tế, những vết thương hở đó có thể khiến bạn gặp rắc rối lớn về sức khỏe. Nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu vết thương đó tiếp xúc với vi trùng/vi khuẩn.
Mặt khác, những người xung quanh bạn có thể cũng bị nhiễm bệnh nếu họ tiếp xúc với vi trùng/vi khuẩn từ vết thương của bạn. Đây chính là lý do, bạn nên sát trùng đều đặn và băng các vết thương bao gồm vết cắt, bỏng và vết bầm tím đúng cách.
3. Khử trùng thường xuyên
Đây không chỉ là việc bạn khử trùng tay hoặc những dụng cụ nhà bếp, khăn tay. Việc khử trùng cần phải được tiến hành trong toàn bộ ngôi nhà của bạn một cách thường xuyên. Thậm chí, nếu có điều kiện, bạn cũng nên thực hiện việc khử trùng xung quanh địa điểm mà bạn đang sống.
Video đang HOT
Hãy khử trùng cho khu vực bàn ăn, góc đựng thực phẩm trong tủ lạnh, xung quanh khu vực con bạn choiư, đồ chơi của trẻ, hoặc xung quanh bất kỳ góc nào trong nhà mà bạn cho rằng dễ phát sinh ra mầm bệnh nhất (chỗ để thùng đựng rác…). Khi bạn chú ý loại bỏ những mầm bệnh ngay tại nơi chúng sinh ra, bạn sẽ ít phải lo lắng về việc ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình mình sau này!
4. Giữ cho miệng bạn sạch sẽ
Đây là một trong những bước chăm sóc cá nhân mà bạn không thể quên. Bản thân khoang miệng của chúng ta là môi trường nuôi dưỡng, phát triển cho các loại vi khuẩn. Nếu khoang miệng không được vệ sinh kỹ càng, bạn sẽ gặp phải sự cố sức khỏe răng miệng như: mùi hôi, sâu răng…
Vì vậy, để đảm bảo tốt cho sức khỏe răng miệng, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận (đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn) vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Thường xuyên cạo lưỡi sạch sẽ để loại trừ mảng bám và làm thông chất nhầy nước mũi đề phòng chúng bị tích tụ kéo dài. Để tránh gây sâu răng, hãy hạn chế ăn, uống đồ ngọt, các loại thực phẩm có chất kích thích.
5. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Việc vệ sinh vùng kín đối với chị em phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản và phòng tránh bệnh phụ khoa. Do đó, nếu bạn không muốn đến một lúc nào đó phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật, hãy vệ sinh thật kỹ bộ phận sinh dục của mình đặc biệt là khu vực âm đạo bằng nước ấm và những dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Lựa chọn quần lót cotton và thay hàng ngày. Tránh mặc tránh mặc quần da hoặc quần co giãn trong thời gian dài. Sau khi luyện tập thể thao, bạn nên nhanh chóng trở về nhà tắm táp và thay quần áo.
6. Giữ cho vùng da mặt sạch sẽ
Bạn nên rửa mặt thường xuyên với các chất tẩy rửa nhẹ, nhất là khi vừa tiếp xúc với khói xe, bụi bẩn. Điều này sẽ giúp loại bỏ những chất bụi bẩn và các tạp chất khác dính bết trên khuôn mặt và ngăn ngừa mụn trứng cá. Việc vệ sinh da mặt sạch sẽ cũng góp phần ngăn chặn chất nhờn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên mặt và mũi của bạn. Tránh gây ra những nốt mụn đầu đen khó chịu.
Bạn nên rửa mặt thường xuyên với các chất tẩy rửa nhẹ, nhất là khi vừa tiếp xúc với khói xe, bụi bẩn.
7. Loại bỏ mùi cơ thể
Cho dù bạn thích hay không thì cơ thể bạn có một cơ chế tiết ra chất lỏng tự nhiên theo các hình thức chất nhờn (dầu), mồ hôi, và qua đường tiết niệu. Và một trong những nguyên nhân khiến bạn và những người xung quanh khó chịu đó là mồ hôi cơ thể bạn “nặng mùi”.
Có nhiều cách để hạn chế những tác động của mồ hôi. Nhưng về cơ bản là bạn phải đảm bảo thật tốt việc vệ sinh cá nhân của mình. Phải luôn luôn mặc quần áo sạch, tắm đúng cách, và sử dụng sản phẩm khử mùi tốt. Tắm dưới vòi hoa sen sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, tế bào da chết, làm thoáng lỗ chân lông và làm trẻ hóa cơ thể.
8. Hãy chăm sóc móng tay, móng chân của bạn
Rất nhiều bụi bẩn và cặn đất tích tụ dưới móng tay và móng chân của bạn. Nó không chỉ làm cho bạn “mất điểm” thẩm mỹ mà còn là tác nhân khiến vi trùng và vi khuẩn “ du lịch” khắp nơi cùng với bạn. Ví dụ, móng tay của bạn dài, cáu bẩn, nếu bạn chạm vào thức ăn, chắc chắn thực phẩm đó sẽ bị nhiễm khuẩn…
Do đó, hãy cắt móng tay và móng chân thường xuyên. Nếu bạn thích để móng tay dài, hãy chắc chắn bạn luôn giữ cho chúng sạch sẽ. Khi bạn không tuân thủ vệ sinh móng tay, móng chân, có thể bạn sẽ bị các bệnh nhiễm trùng trên móng và gây đau đớn.
9. Nhắc nhở cả gia đình bạn phải thực hành vệ sinh tốt
Bạn nghĩ rằng việc giữ vệ sinh chỉ mình bản thân bạn là đủ để tránh khỏi bệnh tật? Điều này hoàn sai! Bởi thói quen của một thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng đến tất cả những người khác. Do đó, cho dù là trẻ em, bạn cùng phòng hoặc cha mẹ thì hãy rèn cho họ thói quen vệ sinh cá nhân thật tốt.
Theo Nguyễn Mai (Tri thức trẻ)
Phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh
Những năm đầu đời, da trẻ rất mong manh, dễ mắc các bệnh như rôm sảy, hăm kẽ, mụn nước, bóng nước, chàm. Nặng hơn, da trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh (cầu khuẩn) gây chốc, nhọt, u mềm lây, thủy đậu và đặc biệt là hăm tã.
Vì vậy, việc chăm sóc da và giữ vệ sinh cho trẻ không hề đơn giản, đòi hỏi người mẹ phải quan sát, theo dõi hằng ngày.
Theo BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê (Phó giám đốc BV Nhi Đồng 2): Hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng quấn tã (mông, đùi trên, bụng dưới). Da vùng quấn tã có biểu hiện cấp tính như: các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy.
Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan tỏa, giảm sắc tố, vết trợt... và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.
Cẩn thận với tã giấy
Hiện nay, do công việc bận rộn, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc con nhỏ nên xu hướng dùng tã giấy nhanh và tiện dụng thay thế cho tã vải ngày càng nhiều. Các bà mẹ nên cẩn trọng khi mua chọn tã giấy an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ (chưa đến 20.000 đồng/10 miếng), loại tã này giấy rất đen, được lót bên dưới một lớp nilông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ. Một số loại tã có uy tín trên thị trường, đã được kiểm nghiệm và an toàn thì lại bị "nhái".
Ngoài ra, hăm tã cũng xuất phát từ việc cha mẹ thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ: mặc tã cho trẻ quá chật, ít thay tã làm ảnh hưởng đến làn da còn nhạy cảm khiến tích tụ chất dơ trong kẽ da, tạo điều kiện cho vi trùng và nấm phát triển. Nồng độ pH của nước tiểu để lâu cũng dễ làm nhiễm trùng da, gây kích ứng da, nhiễm trùng tiểu và thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Phòng tránh hăm tã
Để phòng tránh bệnh ngoài da và hăm tã cho trẻ, BS. Hạnh Lê khuyên các bà mẹ lưu ý:
Thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm cho trẻ sau khi trẻ đi đại tiện, tiểu tiện phải dùng vải mềm và có chức năng thấm hút tốt, phù hợp với cơ thể trẻ.Khi thay tã cho trẻ, nếu thấy vùng mông, các kẽ đùi... của trẻ có màu đỏ, không nên bôi phấn rôm lên vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da cho trẻ.Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ.
Theo SKDS
Để tránh cơ thể "có mùi" Các chuyên gia cho rằng mùi cơ thể gây ra bởi cấu tạo sinh học của cơ thể và một số thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ. Dưới đây là 6 loại thực phẩm nên được dùng khiêm tốn nếu vốn dĩ cơ thể bạn đã có mùi, theo Health Me Up. Thực phẩm gia vị Ăn quá nhiều một loại thực...