Viêm âm đạo vì… váy ngắn, quần soóc
Đúng là mát, đẹp và hấp dẫn, thế nhưng những chiếc váy ngắn, quần soóc lại làm tăng nguy cơ viêm âm đạo của phụ nữ.
Thời tiết mùa hè nóng nực, váy ngắn, quần soóc bó sát trở thành trang phục yêu thích của nhiều chị em. Không chỉ vì sự mát mẻ mà những trang phục này còn giúp chị em khoe được vẻ đẹp nữ tính hay vóc dáng thon thả của mình.
Thế nhưng, những “ thời trang” này lại vô tình là nguyên nhân gây viêm đạo mà chị em có thể không biết. Tại sao váy ngắn và quần soóc lại làm tăng nguy cơ viêm âm đạo? Nhìn chung, vào mùa hè, sự nóng nực cùng với mồ hôi khiến cho vùng kín thường xuyên trong môi trường ẩm ướt tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn xâm nhập và hoạt động, phát triển.
Ngoài ra, một số chiếc váy quá ngắn, thậm chí trên cả bắp đùi khiến cho phụ nữ cảm thấy không an toàn hoặc gò bó, đặc biệt là khi ở nơi công cộng. Tâm lý tiêu cực này làm gia tăng cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.
Váy ngắn và quần soóc lại làm tăng nguy cơ viêm âm đạo
Trong khi đó quần soóc lại dễ kích thích các vùng da khi di chuyển. Bởi khi bạn đi bộ, tiếp xúc liên tục với vùng da quanh âm hộ có thể gây mẩn ngứa. Lúc này, nếu dùng tay đễ gãi dễ gây trầy xước khiến viêm nhiễm nặng hơn. Thậm chí dẫn đến nhiễm trùng đường âm đạo hoặc tiết niệu.
Các chuyên gia khuyến nghị: Phương pháp quan trọng nhất để phòng chống viêm âm đạo trong mùa hè là phải chú ý giữ âm hộ sạch sẽ. Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật hay bị ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.
Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh cần chọn lựa sản phẩm phù hợp, không nên sử dụng thường xuyên những dung dịch sát khuẩn mạnh, tránh làm xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo
Theo Khampha
Những triệu chứng thường gặp khi mang bầu
Mệt mỏi, những cơn đau, khó chịu... luôn khiến các bà bầu lo lắng. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia giúp chị em nhận biết và phòng tránh các hiện tượng này.
1. Đau dạ dày
Những cơn đau dạ dày có thể xuất hiện ngay khi từ tháng đầu mang thai và mức độ tăng dần lên ở những tháng thai kỳ tiếp theo.
Video đang HOT
Trong thời gian mang thai, hoóc-môn progestetone tăng tiết, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống cơ của ống tiêu hóa và thúc đẩy sự hồi lưu chất lỏng trong dạ dày.
Để ngăn chặn triệu chứng này kịp thời, các thai phụ cần hạn chế, tốt nhất là loại bỏ những thức ăn chua, trà, cà phê, gia vị cay và giảm những món ăn chứa nhiều mỡ và đồ uống có ga.
Theo các chuyên gia, những thai phụ gặp phải triệu chứng này cần tích cực ăn bánh mỳ vào bữa sáng và ăn rải rác trong ngày. Ruột bánh mỳ giúp hút dịch và axit chua trong dạ dày, do đó nó có thể làm giảm các cơn đau.
2. Táo bón
Sự bài tiết hoóc-môn progesteron tăng và việc thai nhi chèn ép là những nguyên nhân chính gây nên bệnh táo bón.
Các tốt nhất để phòng tránh căn bệnh khó chịu này là chăm chỉ luyện tập thể thao, hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, thực hiện một chế độ ăn giầu chất xơ, uống nhiều nước,...
Ngoài ra thai phụ đôi khi còn cảm thấy bị chướng bụng. Nguyên nhân chính là do ống tiêu hóa lười hoạt động và dạ con ngày một phát triển. Tránh ăn những thực phẩm lên men như su hào muôi, thịt nguội, ...
3. Thiếu máu
Đây là một hiện tượng sinh lý thường gặp trong suốt thời kỳ mang thai với các biểu hiện như mệt mỏi, thở dốc, chóng mặt, ù tai.
Một chế độ thực phẩm giàu chất sắt (thịt đỏ, gan, rau xanh,...) và giàu vitamin B9 là biện pháp tốt nhất giúp các thai phụ phòng chống hiện tượng nguy hiểm này.
Ngoài ra, bác sỹ có thể kê thêm viên sắt dùng trong suốt thời kỳ mang thai.
4. Mặt bừng bừng và khó thở
Những hiện tượng này gây ra sự khó chịu tức thời cho chị em. Cách duy nhất để hạn chế tình trạng này là:
- Hạn chế ăn đồ ăn cay, cà phê, trà,...
- Mặc quần áo cot-ton thoáng mát.
- Luôn để phòng ngủ thoáng mát, vệ sinh,..
- Không đi bộ hoặc chơi thể thao quá sức
- Không để những cảm xúc hồi hộp, lo âu tấn công
- Không làm việc quá sức
- Giữ trạng thái tinh thần thoải mái.
5. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng giảm sút, cộng với những yếu tố kích thích và cơ địa là nguyên nhân chính gây nên bệnh.
Ngay khi thấy những dấu hiệu sau các thai phụ cần lập tức đi khám bác sỹ: đau khi đi tiểu và sau đó cơn đau tăng lên dữ dội.
Để phòng căn bệnh này, chị em cần uống nhiều nước mỗi ngày, không nhịn tiểu và không ăn các gia vị cay nóng.
6. Viêm âm đạo
Đây là loại viêm nhiễm thường gặp ở phụ nữ mang thai. Sự thay đổi môi trường trong âm đạo là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
Khi xuất hiện nhiều khí hư ở âm đạo đi kèm với các triệu chứng như ngứa và đau, hãy lập tức đến khám bác sỹ phụ khoa ngay khi những triệu chứng này xuất hiện.
Giữ vệ sinh vùng kín, thường xuyên thay quần lót, mặc quần rộng rãi,... là những biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
7. Đau ngực
Sự thay đổi hoóc-môn của cơ thể trong suốt quá trình mang thai làm ngực to và căng hơn bình thường. Ngay ở giai đoàn đầu mang thai, các bà mẹ đã cảm thấy đau ngực và hiện tượng này còn tăng lên ở cuối thai kỳ cộng với việc sữa bắt đầu xuất hiện.
Không cần phải lo lắng về điều này, đây là hiện tượng tự nhiên. Để giảm cơn đau, cách tốt nhất là mặc áo lót thoải mái, bằng chất liệu cot-ton. Ngoài ra thể dục cũng là một biện pháp hay: bơi, đi bộ,...
8. Tắc tĩnh mạch
Sự phát triển của thai sẽ có thể chèn ép các mạnh máu ở bụng làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch. Đau đớn, chân nặng nề, giãn tĩnh mạch, phù chân là hậu quả mà nó có thể gây ra.
Hãy lập tức đến khám bác sỹ ngay khi thấy những triệu chứng này. Chắc chắn bác sỹ sẽ giúp bạn điều trị khỏi bệnh, nhưng tốt nhất các thai phụ hãy phòng tránh bằng cách: không nên đứng quá lâu, không nên đi dưới trời nắng nhiều, không nên mặc quần áo chật, không nên tắm nước quá nóng,...). Ngoài ra, chị em cũng nên đi bộ nhiều, bơi, khi ngủ nên để chân cao hơn đầu,...
9. Bệnh trĩ
Thay đổi hoóc-môn, táo bón, sức nặng của tử cung,... là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch ở hậu môn của phụ nữ mang thai.
Để tránh được bệnh táo bón, mà tương lai sẽ là bệnh trĩ, tốt nhất là chị em nên phòng bệnh. Thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh,... là những thứ được khuyên dùng. Ngoài ra chị em nên vẫn động nhiều và uống nhiều nước.
10. Khó ngủ
Ngay ở 3 tháng đầu của thai kỳ, rất nhiều chị em đã gặp phải hiện tượng mất ngủ hoặc ngù gà, ngủ không sâu. Mang bầu thường gây cho chị em những rối loạn về tâm sinh lý, do đó hiện tượng mất ngủ hay ngủ không ngon là bình thường.
Ở 3 tháng tiếp theo, chị em hầu như không còn mất ngủ nữa, giấc ngủ đã sâu hơn. Tuy nhiên vào 3 tháng cuối của thai kỳ, thai to, thai nhi cử động nhiều,cổ tử cung co bóp,... là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ của thai phụ.
Để hạn chế vấn đề này, chị em có thể tập yoga, tắm nước ấm để thư giãn trước khi ngủ,...
Dung Nhi
Theo Dân trí
Mắc bệnh phụ khoa vì... máy giặt Khi bác sĩ kết luận Ngô Thanh bị viêm âm đạo do nấm Candidas, cô giận chồng vô kể, không phải anh truyền bệnh thì còn ai? Thật không ngờ, thủ phạm lại là... cái máy giặt. Lấy chồng được ít lâu, Ngô Thanh đi khám phụ khoa lần đầu trong đời do tình trạng đau ngứa ngày một trầm trọng. Sau khi...