8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ!

Theo dõi VGT trên

Sinh viên Thanh Hoa học rất căng, có người ngồi dưới gốc cây khóc vì áp lực.

Đại học Thanh Hoa là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây được xem là trường danh tiếng nhất Trung Quốc và châu Á. Nhiều năm liền, trường nằm trong top 20, 30 trên bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education (THE). Mỗi năm, học sinh Trung Quốc phải cạnh tranh “sứt đầu mẻ trán” để giành được một suất vào học tại Thanh Hoa.

Không quá khi nói rằng, ngôi trường là nơi tập trung những bộ óc tinh hoa của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Còn với sinh viên quốc tế, cơ hội học tập tại Thanh Hoa lại càng khó hơn, phải thực sự là cá nhân xuất sắc.

Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1985, Hải Phòng) có thể nói là một trường hợp như vậy. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô gái 8x qua TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây để học tiếng nửa năm, sau đó học tại Đại học Quảng Tây.

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 1

Chị Nguyễn Thị Thu Hà, hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu học thuật và Thực hành kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Thanh Hoa.

Tốt nghiệp đại học, Thu Hà nhận học bổng Thạc sĩ toàn phần Chính phủ Trung Quốc (CSC), và học tiếp Thạc sĩ ngành Tài chính tại ĐH Quảng Tây. Thời gian học đáng lý là 3 năm nhưng Thu Hà xin rút ngắn và tăng tốc hoàn thành luận án để ra trường khi vừa tròn 2 năm.

Ngay sau đó, 8x apply vào Đại học Thanh Hoa, ngành Tài chính – Tiền tệ. Nhờ có thành tích được đăng 3 bài báo khoa học trước khi tốt nghiệp Thạc sĩ nên Thu Hà đã được Thanh Hoa nhận vào học và cấp học bổng chương trình hậu Tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, 8x được thầy hướng dẫn giữ lại Viện Nghiên cứu học thuật và Thực hành kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Thanh Hoa công tác.

Hiện tại, Thu Hà chủ yếu nghiên cứu về kinh tế các nước ASEAN, xử lý số liệu, mô hình để làm các đề tài nghiên cứu và đăng các bài báo khoa học. 8x cũng vui vẻ bật mí, mức lương hiện tại của mình là khoảng 40 vạn tệ sau thuế/năm (khoảng 1,4 tỷ đồng).

Từ những trải nghiệm thực tế, Thu Hà đã chia sẻ rất nhiều điều thú vị liên quan đến ngôi trường danh giá top 1 châu Á này.

Thanh Hoa là mảnh đất của “học bá”, sinh viên ngồi gốc cây khóc vì áp lực

Như đã nói ở trên, vào được Thanh Hoa không hề dễ. Nhớ lại thời gian apply của mình, Thu Hà chia sẻ: “Thanh hoa rất chú trọng thành quả nghiên cứu. Họ duyệt hồ sơ không phải nhìn xem thành tích mình cao tới đâu, cũng không xem mình đã tham gia hoạt động ngoại khoá nào, cũng không cần biết mình xuất phát từ trường top hay trường bình thường.

Họ coi trọng thành quả nghiên cứu, nên năm 2012 mình được tuyển thẳng vào hệ Tiến sĩ của trường mà không cần thi viết như các thí sinh khác. Mình chỉ cần tham gia phỏng vấn của Học viện”.

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 2

Chị Hà chụp cùng các du học sinh tại Đại học Thanh Hoa.

Năm Thu Hà trúng tuyển, cả khoa có 10 Tiến sĩ ngành Tài chính thì 8 bạn là người Trung Quốc, 2 du học sinh. Một người là Thu Hà, người còn lại là du học sinh NewZealand gốc Hoa.

8x Hải Phòng đã trải qua một buổi chiều phỏng vấn với 6 thầy trong khoa, mỗi thầy hỏi 2 câu. Đến tận bây giờ, Thu Hà vẫn nhớ như in từng câu hỏi ngày hôm ấy.

- Bài báo khoa học của bạn có viết về thị trường chứng khoán của Việt Nam không? Chúng tôi muốn nghe bạn dùng 15 phút để khái quát tổng thể về thị trường chứng khoán nước bạn. Bạn đã dùng công thức nào, số liệu từ đâu để chứng minh cho luận điểm của mình là đúng?

- Bạn đã theo học ngành Tài chính 6 năm. Vậy bạn đã trang bị cho mình được những hành trang kiến thức nào để bước vào học Tiến sĩ?

Video đang HOT

- Tại sao bạn chọn Thanh Hoa chứ không phải Bắc Đại hay 1 trường nào khác?

- Bạn có biết là Thanh Hoa rất gắt gao trong việc tuyển sinh đối với Tiến sĩ là du học sinh không? Bạn có biết chương trình đào tạo Tiến sĩ của chúng tôi yêu cầu cao đến mức nào không?

- Bạn phải học và thi rất khổ sở trong 3 học kỳ đầu, gồm Kinh tế lượng cao cấp, Kinh tế vĩ mô cao cấp, Kinh tế vi mô cao cấp và 20 học phần khác từ các môn tự chọn khác, bạn dự định sẽ vượt qua nó bằng cách nào khi mà chúng tôi giảng bài bằng cả tiếng Anh và Trung song hành?

- Nếu may mắn vượt qua được 3 học kỳ đầu thì bạn dự tính sẽ viết luận án tốt nghiệp bằng phương pháp nào, đề tài nào?

Thu Hà cho biết, muốn tốt nghiệp Tiến sĩ thì bắt buộc phải có 3 bài báo khoa học đăng trên tạp chí SSCI, đây là quy định bắt buộc của trường. Không phân biệt sinh viên Trung Quốc hay nước ngoài, trường đều đối xử như nhau bao gồm thi cử, đăng báo, bảo vệ luận án, du học sinh sẽ không được hưởng bất cứ ưu đãi nào so với sinh viên bản địa.

Quãng thời gian học thực sự rất căng thẳng, được 8x này ví vui là “địa ngục trần gian”. “Thanh Hoa và Bắc đại là 2 trường hầu hết không cấp học bổng cho du học sinh, tự apply thì phải tham gia thi viết phỏng vấn được thầy hướng dẫn của Thanh Hoa gật đầu ưu tiên cho những sinh viên có bài báo.

Nên nếu là Thạc sĩ hoặc MBA thì dễ thở hơn chút khoản đầu vào, vì học phí cao vút và phải tự trả phí. Còn hệ đại học cũng không ai lọt vào được mấy”, Thu Hà chia sẻ.

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 3

Thu Hà cùng một số bạn du học sinh Việt tại Thanh Hoa.

8x cho biết, trước khóa mình có một số sinh viên Việt là Thủ khoa của Đại học Quốc gia sang học. Cùng đợt với cô thì có khoảng chục bạn là học viên trường quân sự ở Việt Nam cử sang học theo chế độ 2 trường hợp tác. Đây đều là những sinh viên có thành tích học tập cực kỳ xuất sắc.

Nói thêm về độ gắt của việc học tập tại Thanh Hoa, Thu Hà cho biết: “Hệ Đại học khổ sở lắm, phải hoàn thành 160 học phần, trượt 1 môn được thi lại duy nhất 1 lần.

Nếu lần thi lại đó vẫn “tạch” thì mời về nước luôn, không có nợ môn. Cả sinh viên bản địa và du học sinh đều học hành rất căng, có sinh viên đeo balo nặng trịch ngồi gốc cây trong trường khóc vì áp lực.

Giờ học của đại học là 7h50 đến 12h. Thư viện 11h đêm vẫn sáng trưng và rất đông đúc. Nhiều sinh viên chỉ cắm đầu vào học và thi”. Thu Hà vì học hậu Tiến sĩ nên không học theo khung 7h50 – 12h mà cùng thầy hướng dẫn làm dự án.

Học gắt nhưng vui chơi cũng hết mình, “văn nghệ văn gừng” mời cả ban nhạc nổi tiếng

Ngoài việc nổi tiếng vì chất lượng học tập, giảng dạy thì Đại học Thanh Hoa còn nổi tiếng với các hoạt động thể thao, hoạt động văn nghệ cực kỳ sôi nổi, đúng chuẩn “Work hard, play hard”. Đợt thi Olympic ở Nhật vừa qua, sinh viên nữ của Thanh Hoa đã đoạt quán quân môn Bắn súng.

“Bóng bàn, bóng chuyền và bóng rổ ở trường cũng rất nổi tiếng. Đội bóng chuyền ở đợt Olympic Bắc Kinh là của Thanh Hoa ra đấy. Trường có diện tích quá rộng nên rất nhiều sân vận động thể thao. Bên cạnh đó trường có chế độ tuyển thẳng những sinh viên tài năng vượt trội về môn thể thao nào đó, hoặc có thành tích vượt trội về văn nghệ, chẳng hạn như ca sỹ Lí Kiện.

Văn nghệ cũng phong phú lắm, trường có riêng một toà để tổ chức các đêm diễn vào cuối tuần. Vé được phát theo từng học viện. Có gala âm nhạc còn mời cả nhóm nhạc nổi tiếng Ngũ Nguyệt Thiên về biểu diễn”, Thu Hà hào hứng chia sẻ.

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 4

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 5

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 6

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 7

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 8

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 9

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 10

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 11

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 12

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 13

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 14

Đại học Thanh Hoa rộng mênh mông, bát ngát.

Ngoài giờ học, sinh viên cũng có thể đi nghe nhiều Hội thảo rất hay ho. “Ngày nào không bận thì mình đi nghe Hội thảo của các ông lớn như Tencent, Jack Ma này. Jack Ma là hội viên của Học viện nên hay tới giảng bài lắm. Ngoài đời ông ấy rất thân thiện”, Thu Hà nói thêm.

Một số fact về Đại học Thanh Hoa

- Nghe nói cơm ở Thanh Hoa rất ngon?

Vừa ngon vừa rẻ, một mâm 4 món chỉ có 20 tệ (khoảng 71k).

8x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ! - Hình 15

- Đại học Thanh Hoa không cho sinh viên trường ngoài và khách du lịch vào tham quan đúng không?

Đúng vậy, Bắc Đại cho vào nhưng Thanh Hoa thì không, vì sợ mở cửa thì khách du lịch đông quá, làm đảo lộn trật tự của sinh viên.

- Đại học Thanh Hoa to hơn, hay Bắc Đại to hơn?

Thanh Hoa to gấp 4 lần Bắc Đại, gấp 9 lần trường Đại học Nhân dân. Diện tích trường là 442 hecta.

- Trên Weibo có “truyền thuyết” đến bảo vệ của Đại học Thanh Hoa cũng là học bá, điều này có đúng không?

Chính xác! Có mấy anh bảo vệ tự ngồi trong bốt canh cổng ôn thi và thì đỗ Thạc sĩ.

- Mức lương của giáo sư ở Đại học Thanh Hoa là bao nhiêu?

Những giáo viên mới về trường lương khởi điểm là 50 vạn tệ, Phó giáo sư là 70 vạn tệ. Giáo sư trẻ lương trăm vạn tệ trước thuế. Nhưng họ bỏ chất xám khủng lắm, mấy Phó giáo sư bằng tuổi mình hói hết rồi (bật cười).

12 năm thi lại đại học, ước mơ của 8X vẫn chưa thành hiện thực

Năm 2021 là năm thứ 12 Tang Shangjun quyết tâm thi lại đại học. Nhưng một lần nữa, ước mơ bước chân vào ngôi trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng của anh vẫn chưa trở thành hiện thực.

Tang Shangjun (1988) sinh ra trong một gia đình nông dân ở Quảng Tây, Trung Quốc. Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ quanh năm sống dựa vào nghề trồng mía. Vì thế, với Tang Shangjun, học hành chăm chỉ là cách duy nhất để giúp gia đình thoát nghèo.

Năm 2009, Tang Shangjun lần đầu tiên thi đại học. Tuy nhiên, số điểm đạt được không đủ để anh đỗ vào ngôi trường mình mong muốn - Đại học Thanh Hoa. Liên tục trong 7 năm tiếp theo, anh giấu gia đình ôn thi lại, sau đó trúng tuyển vào một số trường đại học khác nhau. Nhưng Tang Shangjun vẫn quyết định lựa chọn từ bỏ để tiếp tục ôn thi lại.

12 năm thi lại đại học, ước mơ của 8X vẫn chưa thành hiện thực - Hình 1

12 năm thi lại đại học, ước mơ của 8X vẫn chưa thành hiện thực - Hình 2

Tang Shangjun trong một lần đến thăm Đại học Thanh Hoa

Đến năm 2016, Tang Shangjun đạt điểm số cao nhất kể từ khi tham gia các kỳ thi đại học là 625 điểm. Anh cũng trúng tuyển vào Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc. Lúc này, người bố phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Sợ rằng "sau này sẽ không còn cơ hội", Tang Shangjun quyết định nói ra sự thật, sau đó đưa bố mẹ tới Bắc Kinh để tham quan và làm thủ tục nhập học.

Những tưởng đó là sự lựa chọn cuối cùng, nhưng không lâu sau đó, Tang Shangjun lại quyết định từ bỏ ngôi trường này để tiếp tục với việc luyện thi. Ở tuổi 33, Tang Shangjun đã tham gia kỳ thi đại học lần thứ 13 để hoàn thành giấc mơ được vào Đại học Thanh Hoa. Nhưng lần này, ước mơ ấy vẫn chưa thể trở thành hiện thực.

12 năm thi lại đại học, ước mơ của 8X vẫn chưa thành hiện thực - Hình 3

Tang Shangjun đưa bố mẹ tới Bắc Kinh để tham quan vào năm 2016

Nhiều người tỏ ra khâm phục trước nghị lực và sự kiên trì của Tang Shangjun, nhưng không ít người cho rằng điều này thật "gàn dở".

"Anh ấy dường như đang trốn tránh thực tế rằng bản thân không có năng lực. Tại sao một người thi lại nhiều năm như vậy mà vẫn không bao giờ đậu? Lãng phí tuổi thanh xuân như vậy có đáng hay không? Liệu rằng nếu thi đỗ, cuộc sống của anh ấy có tốt hơn bây giờ không?", một người bức xúc bình luận.

"Đỗ Đại học Thanh Hoa không thể cam kết có một tương lai tốt; theo học một trường không phải mong muốn của mình cũng không hẳn là chuyện xấu. Tại sao anh không theo học một trường đại học bất kỳ, sau đó đăng ký hệ sau đại học của Đại học Thanh Hoa. Nếu đi theo con đường đó, tôi tin những năm tháng tuyệt vời của anh đã không bị lãng phí".

"Cuộc đời con người chỉ có mấy mươi năm. Cho dù năm sau anh có đỗ đại học, thì khi tốt nghiệp cũng đã gần 40 tuổi. Ra trường, chuyện tìm việc chắc chắn cũng là một trở ngại", một người khác nói.

Trước những ý kiến trái chiều, Tang Shangjun nói rằng: "Tôi chỉ đang theo đuổi ước mơ của mình, không phải đang cố tình trốn tránh hay sợ chuyện phải đi làm. Tôi cho rằng, mỗi lần thất bại, bản thân cũng trở nên tốt hơn trong những lần tiếp theo".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới
18:49:22 05/11/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng
17:03:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện hay về âm nhạc

Nhạc việt

21:54:40 05/11/2024
Bảo tàng của nuối tiếc là một đĩa nhạc dễ thưởng thức với nhiều giọng hát như Hà Anh Tuấn, Mỹ Anh, Khang (Chillies), Dear Jane, hay các rapper BinZ, Low G.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.

Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika

Phim châu á

21:43:59 05/11/2024
Cảnh yêu đương của Jinda (Mai Davika) và người tình điển trai trong phim Nữ Hoàng Ayodhaya làm mạng xã hội bùng cháy.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

"Đệ nhất mỹ nhân Việt" có nhà vườn 3.000m2: Bệnh ngôi sao, từng láo với đạo diễn và cái giá phải trả

Sao việt

21:23:40 05/11/2024
Việt Trinh thú nhận vì thấy hình ảnh của mình xuất hiện dày đặc trên các tờ lịch, sổ tay, ảnh dán trang trí nên cô mắc bệnh ngôi sao.

NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"

Tv show

20:22:14 05/11/2024
Thời đó đi diễn kịch khổ lắm, sinh con vất vả vô cùng. Sinh Luân ra, tôi phải nghỉ mất 3 năm trời - NSND Kim Xuân chia sẻ.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.