8x mua nhà, gửi tiết kiệm nhờ áp dụng quy tắc “12 triệu 4 người” dù thu nhập gấp 4 lần
Nếu như với nhiều người học theo công thức tiết kiệm được 20% tổng thu nhập thì gia đình chị Nina Ngô lại dịch chuyển con số này lên đến 70%.
Ngay sau khi lập gia đình, vợ chồng chị Nina Ngô ( nhân viên văn phòng tại Hải Phòng) đã đồng lòng lựa chọn cách chi tiêu “ăn chắc mặc bền” để giữ sự ổn định cho tương lai tài chính của cả gia đình.
Nhờ có app chi tiêu điện thoại mà chị luôn tổng kết được chi tiêu mỗi tháng và nhận thấy mình đã hoàn thành deadline tiết kiệm được 70% như kế hoạch đề ra. Việc chi tiêu gia đình của 2 vợ chồng chị Nina cùng 2 con nhỏ trung bình khoảng12-13 triệu mỗi tháng, cụ thể như sau:
- Ăn uống, xăng xe: 5 triệu đồng (2,5 triệu đồng xăng xe cùng bữa trưa và sáng cho 2 vợ chồng cùng 2,5 triệu đồng bữa tối cho cả nhà).
- Chi tiêu cho con là: 3,3 triệu đồng. Trong đó: Sữa đồ ăn sáng: 1,2 triệu đồng và học phí 2 con trường công: 1,8 triệu 300 nghìn học thêm (các con rất ít học thêm, chủ yếu do bố mẹ dạy).
- Các công việc Hiếu hỷ: 1,5 triệu đồng
- Phát triển bản thân, khóa học: 600 nghìn đồng
- Điện nước: 500 nghìn đồng (6 tháng đầu năm không dùng điều hòa)
- Nước giặt, đồ cọ, vệ sinh: 140 nghìn đồng
- Sửa chữa, bảo dưỡng xe cộ: 200 nghìn đồng
- Thăm khám, thuốc thang ốm đau: 400 nghìn đồng
- Mua sắm, sửa chữa đồ đạc khác: 260 nghìn đồng
- Quần áo: 400 nghìn đồng (chỉ mua theo kế hoạch như trước chuyến du lịch hay đầu mùa nếu thực sự cần thiết)
- Du lịch: Tùy từng năm, riêng 2 năm trước gia đình chị không tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dự trù khoảng 20 triệu mỗi năm phụ thuộc kết quả chi tiêu năm trước đạt kế hoạch đề ra.
Ngay sau khi kết hôn, vợ chồng chị Nina đã “xây dựng” kế hoạch chi tiêu cho cuộc sống.
Không nấu thừa, mua hoa quả đúng mùa, săn đồ giảm giá
Để có được con số khá khiêm tốn trong chi phí chi tiêu của gia đình 4 người, đặc biệt là chi phí ăn uống, chị Nina đã áp dụng cách mua sắm vô cùng khéo léo.
Nguyên tắc đầu tiên là không nấu thừa, chỉ đủ ăn để đảm bảo đồ ăn tươi ngon và tránh lãng phí.
Bà mẹ 2 con tiết lộ: ” Với các thực phẩm từ thịt, mình thường mua theo từng khay nhỏ đủ cho 1 bữa ăn của gia đình trong các siêu thị. Với hải sản, mình lựa chọn mua ở các chợ dân sinh để đảm bảo tiêu chí vừa tươi, vừa rẻ và ăn theo tuần“.
Chị Nina cũng tiết lộ, mình là người khá chăm “săn sale” nhưng khác với cách săn sale của mọi người vì rẻ mà mua dù không thực sự cần thiết. Chị thường săn sale đồ ăn như kem, túi hoa quả như cam.
” Các bé nhà mình rất thích ăn kem, mình thường đi siêu thị có kem đang được giảm giá để mua 3- 4 hộp một lúc hay mua những túi cam được giảm giá để ép nước hoa quả.
Mình cũng ưu tiên lựa chọn ăn theo mùa, không mua hoa quả trái mùa vừa không ngon mà đắt hơn nhiều lần và mua hoa quả Việt thay vì hàng nhập khẩu“, chị chia sẻ.
Video đang HOT
Chị Nina tự nhận nhu cầu và sức ăn của gia đình mình khá yếu nên chi phí dành cho ăn uống khá nhỏ.
Chị nhấn mạnh thêm: ” Phải nhắc rằng, do sức ăn của nhà mình khá yếu, nhu cầu ăn đơn giản, thường chỉ cần 2 món (1 món mặn, 1 món rau) mỗi bữa nên chi phí ăn uống có thể thấp hơn nhiều gia đình khác. Nhưng bất cứ ai cũng có thể áp dụng bí quyết mua đồ sale, mua đồ ăn đúng mùa để có được sản phẩm ngon và giá cả mềm hơn từ đó rút bớt được khoản chi”.
Chị đưa ra ví dụ: Mực có giá khoảng 120 nghìn đồng/kg, chị mua 1 kg chia đôi xào với dứa hay dưa và chế biến thêm một món bát canh thành 1 bữa ăn. Con gà khoảng 2kg, chị chia thành 4 phần vừa đủ 4 bữa ăn của gia đình.
Ăn hàng vào dịp đặc biệt, Chỉ mua quần áo theo kế hoạch
Gia đình chị cũng hạn chế việc ăn hàng, trung bình mỗi tháng 1 lần. Thường mỗi bữa ăn tại nhà hàng hay gọi đồ ăn chế biến sẵn về thường hết 400k cho 4 người.
” Nhà mình hay ăn gà tươi, mình thường gọi 1 con, kèm xôi, 1 đĩa rau xào và đồ uống hoặc đổi bữa để 2 con ăn pizza cùng khoai tây chiên khoảng 120 nghìn đồng, 2 vợ chồng ăn cơm gà khoảng 80 nghìn đồng/suất“, chị kể.
Thỉnh thoảng gia đình chị cũng tổ chức tụ tập bạn bè đến ăn uống tại gia thay vì ăn nhà hàng để đảm bảo tiêu chí rẻ, sạch và vui.
Không chỉ cách chi tiêu ăn uống tiết kiệm, trong việc mua sắm, chị Nina khéo cân đối theo nguyên tắc chỉ mua khi cần và tuyệt đối tránh “bẫy mua sắm”.
Chị kể: ” Quần áo của vợ chồng mình thường mua khi vào vụ mới, trước những chuyến du lịch và không bao giờ mua tràn lan theo ý thích. Ví dụ trang phục, phụ kiện của mình mua trung bình 1 tháng 1 món thường vào dịp Tết hay trước các chuyến du lịch.
Quần áo của 2 con cũng hầu hết chỉ mua những dịp đặc biệt như Tết thiếu nhi 1/6, sinh nhật, Tết vì các bé chủ yếu mặc đồng phục trường“.
Hai vợ chồng chị Nina lấy nhau vào năm 2009. Trong 6 năm sau khi kết hôn, họ cố gắng làm việc và đã tích lũy được 630 triệu để đi đến quyết định mua nhà với giá 800 triệu. Số tiền 200 triệu còn thiếu, hai vợ chồng đi vay ngân hàng. Hơn 1 năm sau, hai vợ chồng chị đã trả hết số nợ này.
Nhờ khéo vun vén chi tiêu, vợ chồng chị đã tự mua nhà có được khoản tiết kiệm riêng.
” Năm 2017 đến nay, vợ chồng mình tiếp tục tích lũy mỗi tháng và để được 1 khoản tiền gửi ngân hàng hưởng lãi suất. Hiện tại dù có nhà, có tiền tích lũy và lên kế hoạch để đầu tư sinh lãi nhưng cả hai vẫn tiếp tục kế hoạch chi tiêu 12 triệu 4 người mỗi tháng để lo cho các con trong tương lai cũng như các kế hoạch lâu dài về hưu trí, tạo tài sản cố định khi về già“, chị Nina bộc bạch.
Nói về quan niệm chi tiêu, chị Nina bày tỏ, nếu như bản thân một ai đó giàu có thì không cần phải bàn cãi nhưng nếu thu nhập ở mức bình thường thì cần chi tiêu có kế hoạch, chi tiêu khôn khéo và chỉ sử dụng đồng tiền cho những thứ mình cần thay vì những thứ mình muốn.
Chị cũng nhấn mạnh, tiết kiệm và làm giàu là 2 phạm trù khác nhau. Tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, không phải tằn tiện. Ví dụ như nhu cầu dùng điện thoại của bạn là nghe, gọi, chụp ảnh, lướt internet thì cũng chỉ cần mua 1 chiếc điện thoại thông minh đời thấp thay vì chạy theo xu hướng. Ngoài ra việc hưởng thụ để tái tạo sức lao động cũng là những thứ cần thiết và chính đáng.
Làm 11 công việc, du học sinh Việt kiếm đủ tiền hỗ trợ bố mẹ mua nhà
Với 11 công việc, Phạm Thị Ngọc Hòa, sinh viên ngành Quan hệ công chúng, ĐH Deakin (Australia) tự trả học phí, chi phí sinh hoạt và hỗ trợ mua nhà cho bố mẹ.
Năm 2019, Ngọc Hòa (từ Phú Yên), khi ấy chưa đầy 20 tuổi, đặt chân đến Australia để học chương trình cử nhân ngành Truyền thông - Quan hệ công chúng tại ĐH Deakin, Melbourne.
"Thời điểm đó, mình không thể nghĩ bản thân lại có thể làm được nhiều công việc đến thế bởi mình cũng tìm hiểu và biết du học sinh Việt Nam hay thậm chí sinh viên bản địa khó trúng tuyển khi ứng tuyển vào những công việc này", Ngọc Hòa chia sẻ với Zing.
Trong gần 4 năm ở Australia, Ngọc Hòa trải nghiệm 11 công việc. Đầu năm 2022, khi Australia cho phép du học sinh làm việc toàn thời gian, nữ sinh sắp xếp làm 9 công việc cùng lúc (7 việc trên trường và 2 việc ở công ty).
Hiện tại, với các công việc ở trường và công ty, Hòa tự trang trải học phí và chi phí sinh hoạt. Nữ sinh 22 tuổi cũng có dư và tích lũy để gửi về cho gia đình, thậm chí hỗ trợ bố mẹ mua nhà.
Chín công việc có trả lương tại trường
Chia sẻ về cá nhân, Phạm Thị Ngọc Hòa cho biết ngay từ thời niên thiếu, cô đã có niềm tin vững chắc vào bản thân.
Niềm tin đó thôi thúc Hòa nỗ lực không ngừng suốt những năm học phổ thông. Nữ sinh luôn khẳng định mình bằng các thành tích như giải ba kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh năm học 2017-2018, được tuyển thẳng đại học, nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; giải Kim cương và nhiều huy chương vàng cấp quốc gia, khu vực tại các kỳ thi Olympic tiếng Anh.
Nữ sinh còn từng là nhà sáng lập và Tổng Thư ký của Phu Yen Model United Nations (PYMUN) - hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc đầu tiên ở tỉnh Phú Yên; đạt IELTS 8.0 khi mới 17 tuổi.
Mỗi năm, Hòa đều đề ra mục tiêu cụ thể cho năm mới và dành toàn bộ tâm huyết để thực hiện. Ngay cả khi ăn, ngủ, cô cũng nghĩ về mục tiêu đã đặt ra.
Khi người xung quanh bàn tán du học sinh ngành Truyền thông ở Australia khó xin việc, Hòa vẫn quyết tâm theo đuổi vì đó là mục tiêu của cô và cô tin bản thân làm được.
Ở đất nước xa lạ, nhờ tích cực học tập và tham gia các hoạt động, cuối năm nhất, Ngọc Hòa được nhận vào làm công việc hỗ trợ sinh viên của trường (có trả lương). Hiện tại, nữ sinh đã trải nghiệm đến 9 công việc của trường.
Các hoạt động cùng các công việc Ngọc Hòa đã tham gia ở ĐH Deakin (Australia). Ảnh: NVCC.
Cô là trưởng nhóm các đại sứ sinh viên của DeakinTALENT - dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp của ĐH Deakin, cố vấn cho các tân sinh viên học trực tuyến, cố vấn về việc viết học thuật và làm bài kiểm tra cho sinh viên.
Nữ sinh từ Phú Yên còn là đại sứ của trường tại các sự kiện tuyển sinh, đại diện sinh viên trong dự án đổi mới mô hình học tích hợp và đánh giá của trường, đại sứ cho trường trong Tuần lễ Định hướng (Orientation Week), giúp các tân sinh viên làm quen với môi trường mới.
Ngọc Hòa còn làm quản lý và tổ chức các tài liệu của Tuần lễ Định hướng, hỗ trợ sinh viên sử dụng thư viện, đảm nhận việc liên hệ các sinh viên thuộc diện đặc biệt hoặc được ưu tiên của trường để hỗ trợ họ.
Nữ sinh cho biết các công việc này có đầu vào cạnh tranh bởi nhiều ứng viên, được trả lương cao, nhàn hạ hơn các công việc tay chân thông dụng trong giới sinh viên. Hòa chia sẻ hiện tại, công việc tại trường mang lại cho cô mức lương 33-38 dollar Australia/giờ (549.000-632.000 đồng/giờ), tương đối cao so với lương trung bình ở nước này.
Bên cạnh đó, sau một năm, các công việc này giúp Ngọc Hòa trở thành một trong 5 sinh viên đạt giải Students Helping Students Award của ĐH Deakin năm 2020 (giải thưởng dành cho các sinh viên có cống hiến vượt trội nhất cho các chương trình hỗ trợ sinh viên của trường).
Không những thế, Hòa còn đạt thành tích cao trong học tập khi lọt vào top 15% sinh viên có điểm cao nhất ĐH Deakin với điểm trung bình môn thuộc loại xuất sắc.
Hai công việc đúng ngành từ năm hai
Không chỉ chú trọng công việc tại trường, Phạm Thị Ngọc Hòa còn muốn theo đuổi công việc đúng ngành. Ngay từ năm 2 đại học, sau kỳ thực tập 2 tháng, Hòa được giữ lại làm nhân viên chính thức tại một công ty tư vấn truyền thông có tiếng.
Ngọc Hòa cho biết việc trúng tuyển vào đây không dễ vì các nhà tuyển dụng thường ngại tuyển du học sinh do họ có thể không định cư. Hơn nữa, công ty có thể phải bảo lãnh giấy tờ, thủ tục phiền phức.
"Họ thường ưu ái ứng viên người Australia dù cho năng lực du học sinh nhỉnh hơn", nữ sinh nhận định.
Bên cạnh đó, công việc đòi hỏi người lao động phải nói, viết tiếng Anh rất tốt, thậm chí hơn trình độ trung bình của người bản xứ. Đây cũng là yếu tố khiến du học sinh từ các nước không nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ khó cạnh tranh.
Ngành này cũng đòi hỏi ứng viên am hiểu văn hóa địa phương. Ứng viên bản địa chắc chắn có ưu thế hơn.
Ngay từ năm 2 đại học, sau kỳ thực tập 2 tháng, Hòa được giữ lại làm nhân viên chính thức tại một công ty tư vấn truyền thông có tiếng. Ảnh: NVCC.
Lúc được nhận vào làm, nữ sinh tự nhận định mình "trẻ người non dạ" bởi khi ấy, cô chưa tròn 20 tuổi và mới chỉ học gần xong năm 2 đại học. Đây cũng là thời điểm nhiều người mất việc vì dịch Covid-19.
Cũng trong thời gian này, Hòa trở thành nhân viên điều hành marketing cho một công ty tư vấn du học - định cư Australia. Công việc cũng đúng chuyên môn, kết hợp 2 niềm đam mê của Hòa - truyền thông và giáo dục.
Với 2 công việc này, mỗi ngày, Hòa sáng tạo nội dung cho mạng xã hội như viết bài, thiết kế hình ảnh, lên kịch bản video. Nữ sinh cũng lập kế hoạch, thực hiện các chiến dịch truyền thông cho công ty.
Hiện tại, Hòa làm song song cả 2 công ty. Cô không muốn bỏ lỡ cơ hội khó có được này, đặc biệt khi nhiều du học sinh phải làm công việc tay chân sau tốt nghiệp do không tìm được công việc đúng ngành.
Làm việc chăm chỉ và biết cách thể hiện bản thân
Đằng sau những kết quả trên là cả hành trình dài nỗ lực và không ngừng cố gắng của Ngọc Hòa. Nữ sinh cho biết cô đã có quá trình chuẩn bị vốn tiếng Anh rất dài. Ngay từ bé, Hòa học tiếng Anh rất bài bản, kiên nhẫn và tôi luyện mình qua nhiều cuộc thi tiếng Anh. Ngay cả khi qua Australia, cô cũng chưa bao giờ ngừng học tiếng Anh.
Bên cạnh đó, Hòa tin mình luôn cần phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu. Nữ sinh chăm chỉ học bài, đọc tài liệu và đầu tư kỹ lưỡng cho các bài kiểm tra.
Đằng sau những kết quả trên là cả hành trình dài nỗ lực và không ngừng cố gắng của Ngọc Hòa. Ảnh: NVCC.
Hòa chú trọng xây dựng các mối quan hệ với giảng viên bằng việc tích cực trả lời câu hỏi, đóng góp, phản biện ý kiến trong các giờ học để nâng cao thành tích học tập, gây ấn tượng và dễ dàng có được các công việc trong trường.
Tham gia các sự kiện kết nối, hội thảo cũng là cách để Hòa xây dựng quan hệ với những chuyên gia đã có kinh nghiệm trong ngành. Ngoài ra, cô chủ động tham gia 2 kỳ thực tập và tìm kiếm việc làm để có thể tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cần có.
Hơn nữa, Ngọc Hòa tiếp xúc với lĩnh vực này từ sớm. Hồi học THPT, nữ sinh đã làm marketing cho các tổ chức xã hội. Đến nay, cô quản lý khoảng 30 tài khoản, trang mạng xã hội.
Các hoạt động, kinh nghiệm này giúp Hòa tự tin về chuyên môn của mình và có CV nổi bật. Quá trình thực tập, nữ sinh thể hiện thái độ cầu thị, sẵn lòng lắng nghe, học hỏi, làm việc hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chính vì vậy, kết thúc kỳ thực tập, Hòa có ngay cho mình công việc chính thức tại công ty này.
"Ngoài làm việc chăm chỉ, mình còn phải biết cách thể hiện khéo léo cho lãnh đạo, khách hàng thấy sự hiệu quả, nhạy bén và tận tâm nữa", Ngọc Hòa chia sẻ.
TP HCM: Hoàn thiện và sử dụng bản đồ GIS để tuyển sinh đầu cấp TP HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, hoàn thiện và đưa vào sử dụng bản đồ hệ thống thông tin địa lý giáo dục (GIS) kết hợp với hệ thống tuyển sinh đầu cấp hỗ trợ người học, phụ huynh chọn trường khi xét tuyển phù hợp với khoảng cách địa lý UBND TP HCM vừa ban hành quyết định kế hoạch...