8 yếu tố gây bệnh bạn không ngờ tới
Những thói quen sau đây sẽ mang đến nhiều mầm bệnh và tác động tiêu cực tới sức khỏe của bạn nếu như không được thay đổi đúng cách.
1. Bọt biển rửa chén cáu bẩn
Miếng bọt biển rửa chén là vật dơ bẩn nhất trong nhà bếp. Nó được dùng để lau chùi chén đĩa bẩn, là nơi nuôi dưỡng các vi sinh vật. Vì thế, hãy cẩn thận với miếng rửa chén trong nhà bếp. Bạn cần thay bỏ khi nó quá cũ. Ngâm miếng bọt biển trong nước rửa chén hoặc trong nước trước khi sử dụng.
2. Không vệ sinh máy hút bụi
Máy hút bụi được sử dụng trong nhiều hộ gia đình, là một công cụ dọn dẹp đắc lực. Khi bụi đóng quá nhiều vào trong miếng xốp lọc, nó có thể khuyết tán lại trong không khí gây ra dị ứng. Các bụi bẩn trong nhà tích tụ trong máy hút bụi chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu… Vì vậy, thường xuyên làm sạch bộ lọc không khí của máy hút bụi để máy hoạt động an toàn và đạt hiệu quả cao.
3. Ngủ với gối và nệm bẩn
Trung bình mỗi người chúng ta thay khoảng 1,5 triệu tế bào da mỗi giờ và đổ mồ hôi khoảng 950ml mỗi ngày, ngay cả khi không làm gì. Tất cả những tế bào da và mồ hôi thường được tích lũy trong nệm và gối chúng ta, tạo điều kiện lý tưởng cho các con ve bụi hoạt động. Trong những trường hợp nhất định, chúng có thể gây nhiễm trùng cho da chúng ta. Vì thế, cần thường xuyên thay giặt nệm gối để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe.
4. Ăn nhiều thịt nướng
Ăn thịt nướng nhiều có hại cho sức khỏe bởi vì khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ cao, hợp chất gây ung thư – hydrocacabon thơm đa vòng và các amin dị vòng (HCAs) – có thể hình thành. Các hợp chất này hình thành khi nhiệt độ cao phá vỡ các creatinine acid amin. Để ngăn ngừa việc hình thành các hợp chất có hại như vậy, tránh nướng thịt ở nhiệt độ cao, cắt bỏ phần thịt bị đốt cháy. Ngoài ra, gói thịt trong lá sẽ giúp chất béo giảm nhỏ giọt.
5. Mở cửa sổ
Mở cửa sổ là môt cách cho phép phấn hoa và các bào tử nấm mốc bay vào các hộ gia đình. Chúng sẽ chạy qua hệ thống điều hòa không khí và được phân tán khắp nhà. Vì vậy, bạn cần giữ sạch môi trường xung quanh nhà, làm sạch điều hòa không khí ít nhất hai lần một tháng để ngăn ngừa bệnh tật không mong muốn.
Video đang HOT
6. Không kiểm tra ngày hết hạn thực phẩm
Bất cứ khi nào bạn mua bất kỳ sản phẩm, điều đầu tiên và quan trọng nhất để làm là kiểm tra thời hạn sử dụng. Thật đáng buồn là nhiều người lại quên đi việc này. Sử dụng thực phẩm hết hạn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Các bệnh bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa. Vì vậy, xem kĩ hạn dùng của thực phẩm trước khi mua, nếu đã lỡ mua chúng thì bạn không nên ngần ngại vứt chúng vào thùng rác.
7. Không tắm vật nuôi của bạn
Thú nuôi là nơi tập trung rất nhiều vi trùng, ký sinh trùng và thậm chí là bọ chét. Vì vậy, bạn cân tắm cho các con vật nuôi của mình thường xuyên nhằm tránh bệnh tật. Nếu bạn có vật nuôi, bạn nên tắm nó ít nhất một lần một tháng. Và nếu vật nuôi của bạn thường xuyên rong ruổi ngoài trời, bạn cần tắm vật nuôi của mình ít nhất một lần mỗi hai tuần.
8. Không thay nước bể cá
Bể cá là nơi chứa nhiều vi trùng và vi khuẩn. Nếu không giữ sạch bể cá, nó có thể phát tán vi khuẩn trong không khí nhà bạn. Ếch và rùa có thể lây lan vi khuẩn salmonella, dẫn đến ngộ độc salmonella ở người. Để tránh những rủi ro này, thay nước bể cá ít nhất hai lần một tháng.
Theo PLXH
Người bệnh mạn tính cần lưu ý khi chuyển mùa
Vì sao thời tiết chuyển mùa dễ gây bệnh?
Trong thời kỳ chuyển mùa có đặc điểm là các yếu tố cấu thành thời tiết thường có biến động lớn, đột ngột, làm cho nhiều người ngã bệnh. Y học hiện đại đã chứng minh sự thay đổi thời tiết đột ngột có thể kích thích hàng loạt người, gây ra những ảnh hưởng đặc biệt đến sự tuần hoàn máu ở não biểu hiện bằng nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, nhức xương... Ở người bệnh mạn tính thì tình trạng bệnh tăng lên.
Nhiệt độ và độ ẩm không khí cũng có biến động đáng kể, hệ số nhiệt- ẩm tăng, giảm bất thường, nhiều khi còn lặng gió, thỉnh thoảng mới có một cơn gió nếu lại nóng ẩm, hoặc mang đến một thứ không khí như cô đặc lại ngột ngạt khó chịu gây ra hiệu ứng xấu đối với cơ thể.
Thời tiết chuyển mùa dễ khởi phát đột qụy não và xuất huyết não.
Bệnh gì tăng lên khi thời tiết chuyển mùa?
Những người bệnh ho ra máu, viêm tắc tĩnh mạch, nhồi máu phổi và cơ tim hay xảy ra vào những khi áp suất không khí thay đổi đột ngột. Các trường hợp nghẽn mạch vành tim thường thấy vào thời kỳ lạnh nhất trong năm. Bệnh tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não thường hay xảy ra khi áp lực không khí thay đổi đột ngột.
Vào các thời kỳ chuyển tiếp đông- xuân sang hè, trong khi các tỉnh phía Nam nước ta thời tiết khô nóng, thì ở các tỉnh miền Bắc thời tiết lại đang ở thời kỳ chuyển tiếp rất khó chịu. Trong thời điểm giao mùa, sức đề kháng của con người giảm sút, các bệnh mạn tính thường vượng lên. Hơn nữa, đây là thời điểm nhiệt độ và độ ẩm cũng rất thuận lợi cho vi sinh vật nấm mốc gây bệnh, các loại côn trùng trung gian truyền bệnh cũng phát triển mạnh. Chính vì vậy, thời kỳ chuyển tiếp từ xuân sang hè ở miền Bắc nước ta là thời kỳ có tỷ lệ bệnh cao nhất trong năm với các bệnh thường gặp như: ghẻ, viêm màng não mô cầu, bệnh đường tiêu hóa, hô hấp...
Rèn luyện để thích nghi
Sự thay đổi khí hậu, thời tiết có thể làm con người mắc bệnh nhưng con người cũng có khả năng chủ động chống đỡ lại và dần dần thích nghi. Tuy nhiên, để tăng cường khả năng này, mỗi người phải chủ động nâng cao sức đề kháng của cơ thể, củng cố sự vững vàng của thần kinh, bảo vệ sự sống bằng những biện pháp rèn luyện tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, bơi lội, tập thở sâu ở nơi không khí trong lành...
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Khi bị người yêu nghi ngờ Một ngày đẹp trời nọ, cô nàng bỗng ghen với bạn. Dù rằng bạn không hề có lỗi, nhưng bạn cũng không biết giải thích cho người ta thế nào... Nếu bạn im lặng, người ấy sẽ cho rằng bạn đúng như những gì họ nghĩ. Nhưng nếu bạn thanh minh, nàng cũng sẽ nghi ngờ rằng bạn "có tật mới giật mình"....