8 ngày sau hồi phục, bệnh nhân COVID-19 vẫn có thể mang virus
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vừa cho biết, dù đã hết các triệu chứng được cho là khỏi bệnh nhưng bệnh nhân vẫn có thể truyền nhiễm virus corona chủng mới khoảng từ 1 đến 8 ngày sau đó.
Các nhà khoa học vừa đưa ra cảnh báo về việc các bệnh nhân COVID-19 vẫn có thể có virus dù khỏi bệnh.
Phát hiện này cũng là một lời giải thích một phần nguyên nhân tại sao việc kiểm soát sự lây lan của virus corona chủng mới lại khó khăn như hiện nay.
Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Respiratory and Critical Care Medicine của Mỹ nghiên cứu 16 bệnh nhân mắc COVID-19, được điều trị và xuất viện từ Trung tâm Điều trị của Bệnh viện Đa khoa PLA ở Bắc Kinh từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 9 tháng 2 năm 2020.
Các nhà nghiên cứu gồm có nhà khoa học Ấn Độ, tiến sĩ Lokesh Sharma từ Đại học Yale ở Mỹ cùng các chuyên gia đầu ngành từ Trung tâm Điều trị của Bệnh viện Đa khoa PLA đã thực hiện phân tích các mẫu được thu thập từ đờm họng lấy từ tất cả các bệnh nhân vào những ngày khác nhau.
Họ cho biết các bệnh nhân đã được xuất viện sau khi hồi phục và xét nghiệm virus âm tính bằng ít nhất hai xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase liên tiếp (PCR).
Video đang HOT
“Phát hiện quan trọng nhất từ nghiên cứu của chúng tôi là một nửa số bệnh nhân tiếp tục bị nhiễm virus ngay cả sau khi hết những triệu chứng của bệnh”, Sharma, đồng tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Triệu chứng chính ở những bệnh nhân này bao gồm sốt, ho, đau họng và khó thở. Trước đó, tất cả đều điều trị bằng một loạt các loại thuốc.
“Nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến hô hấp nhẹ bởi COVID-19 tốt nhất nên ở nhà để không lây nhiễm cho người khác, hãy kéo dài quá trình kiểm dịch thêm hai tuần sau khi hồi phục để đảm bảo rằng bạn không lây nhiễm cho người khác.
Các bệnh nhân COVID-19 vẫn có thể có virus ngay cả sau khi phục hồi triệu chứng, vì vậy hãy đối xử với các bệnh nhân không có triệu chứng hoặc gần đây đã hồi phục cẩn thận như các bệnh nhân có triệu chứng”, đồng tác giả nghiên cứu Lixin Xie từ Bệnh viện Đa khoa Trung Quốc PLA nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng, do phạm vi nghiên cứu còn nhỏ nên cần thêm thời gian trong thời gian tới để làm rõ và mở rộng đối tượng nghiên cứu như những bệnh nhân là người già, những người bị ức chế hệ miễn dịch.
Trang Phạm
Sử dụng virus Ebola để... điều trị ung thư não
Các thành phần của virus Ebola lại có khả năng hỗ trợ điều trị Glioblastomas - khối u não không ngừng tiến triển, khó chữa và thường gây tử vong.
Virus Ebola giúp điều trị ung thư não.
Các nhà khoa học của Đại học Yale đã phát hiện ra điều rất khó tin này.
"Điều trớ trêu là một trong những loại virus nguy hiểm nhất thế giới lại có thể hữu ích trong việc điều trị một trong những căn bệnh ung thư não nguy hiểm nhất". Đây là phát biểu của giáo sư phẫu thuật thần kinh Anthony van den Pol, khi mô tả về những nỗ lực của Yale trên Tạp chí Virology ngày 12/2.
Cách tiếp cận này tận dụng điểm yếu trong hầu hết các khối u ung thư và tuyến bảo vệ của virus Ebola chống lại phản ứng của hệ miễn dịch trước mầm bệnh.
Không giống như các tế bào bình thường, một tỷ lệ lớn các tế bào ung thư thiếu khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch bẩm sinh chống lại những kẻ xâm lược như virus. Điều này đã khiến các nhà nghiên cứu ung thư khám phá việc sử dụng virus để chống lại nhiều loại ung thư.
Sử dụng virus mang một rủi ro rõ ràng - chúng có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm tiềm tàng. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học, bao gồm giáo sư van den Pol, đã thử nghiệm tạo hoặc thí nghiệm yếu tố di truyền của virus hoặc kết hợp các gen từ nhiều loại virus. Chúng có khả năng nhắm mục tiêu các tế bào ung thư mà không gây hại cho bệnh nhân.
"Một trong bảy gen của virus Ebola giúp nó tránh được phản ứng của hệ miễn dịch cũng góp phần gây tử vong". Điều này hấp dẫn ông van den Pol.
Ông và tác giả đầu tiên của nghiên cứu, Xue Zhang, cũng thuộc Đại học Yale, đã sử dụng một loại vật chất di truyền có chứa một gen từ virus Ebola - glycoprotein trong các domain có cấu trúc giống mucin (MLD).
Trong virus Ebola bình thường, MLD đóng vai trò che giấu khiến virus Ebola không bị hệ miễn dịch phát hiện. Họ đã tiêm yếu tố di truyền virus này vào não chuột bị glioblastoma - và thấy rằng MLD đã giúp chọn lọc nhắm mục tiêu và tiêu diệt các khối u não glioblastoma chết người.
(Nhóm nghiên cứu đã sử dụng glycoprotein MLD, chứ không phải với toàn bộ virus Ebola).
Van den Pol cho biết tác dụng hữu ích của MLD dường như là bảo vệ các tế bào bình thường khỏi bị nhiễm trùng - nhưng không bảo vệ tế bào ung thư, không cung cấp khả năng miễn dịch cho tế bào ung thư trước mầm bệnh.
Một yếu tố quan trọng có thể là virus có glycoprotein MLD sao chép nhanh hơn, có khả năng làm cho nó an toàn hơn virus glycoprotein MLD.
Van den Pol nói: Về lý thuyết, một loại virus như vậy có thể được sử dụng kết hợp với phẫu thuật để loại bỏ khối u glioblastoma và giúp ngăn ngừa ung thư tái phát.
Nghiên cứu do Viện Ung thư Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia tài trợ.
Bạn đang đọc bài viết Sử dụng virus Ebola để... điều trị ung thư não tại chuyên mục Ung thư của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, Zalo, Viber: 0369024447.
Dương Châu
Khói thuốc lá bám rất lâu trên vật liệu cũng gây bệnh như hút thuốc trực tiếp Các nhà nghiên cứu chỉ ra chất độc từ khói thuốc lá bám trên quần áo và vật dụng rất lâu, cũng gây hại cho sức khỏe và làm ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa học tuyên bố những người hút thuốc không chỉ làm ô nhiễm công cộng trực tiếp khi đang hút mà còn theo cách gián tiếp thông qua...