8 món ngon miền Tây được ưa thích ở Sài Gòn
Bún cá, hủ tiếu, bánh tằm bì… là những món ăn quen thuộc của miền Tây được người dân Sài Gòn ưa thích.
Miền Tây Nam Bộ được biết đến là một vùng đất trù phú với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng. Những món ăn như hủ tiếu, bánh xèo, bún cá, các loại bánh ngọt… đã trở nên quen thuộc đối với người Sài Gòn.
1. Hủ tiếu
Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành một món ăn nổi tiếng. Bát hủ tiếu đơn giản với sợi hủ tiếu, nước dùng, tôm, thịt… cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi.
Trải qua thời gian, sự pha trộn, chế biến giữa các nguyên liệu đã hình thành nên ba thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng ở miền Nam: Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Mỗi loại hủ tiếu mang đến cho bạn những hương vị khác nhau khi thưởng thức, tuy nhiên cả ba thương hiệu trên đều nổi tiếng và là món ăn quen thuộc với nhiều người.
2. Bún mắm
Bún mắm là món ăn có nguồn gốc từ đất nước Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc, nhưng khi sang đến Việt Nam, mắm bò hóc được thay thế bằng mắm cá linh hay cá sặc. Là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng lâu đời của người dân Nam Bộ. Món ăn này được chế biến đơn giản, con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, nêm gia vị cho vừa ăn, dùng chung với các nguyên liệu như miếng cá, tôm, mực, heo quay và bún tươi.
Ăn bún mắm không thể thiếu đĩa rau sống với đủ các loại rau đặc trưng như: cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, diếp cá.
3. Bún cá
Bún cá là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân các tỉnh ven biển miền Tây như: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang… thành phần bún cá khá đơn giản với cá lóc, bún tươi, tép và rau ăn kèm.
Video đang HOT
Bát bún cá nóng hổi, thơm ngon nhiều màu sắc, lát cá trắng tinh, những con tép vàng ươm lẫn trong màu xanh của hành lá, hít một hơi để cảm nhận mùi thơm quyến rũ của món ăn. Nếu bạn là người thích ăn cay thì đã có sẵn lọ ớt chua băm nhuyễn. Bún cá được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như xà lách, giá đỗ, rau răm, húng thơm, bắp chuối thái nhuyễn… Nếu như gặp mùa cá có trứng, người ta sẽ đánh tơi trứng và cho vào nồi, những mảng trứng vàng tươi làm cho món ăn thêm đẹp mắt và ngon miệng.
4. Lẩu mắm
Nói đến ẩm thực miền Tây không thể thiếu món lẩu mắm đậm đà, thơm ngon. Từ các loại cá đồng, cá sông cùng nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhà, người dân xứ miệt vườn đã làm nên món lẩu mắm độc đáo được nhiều người ưa thích.
Cái tên gọi đã nói lên thành phần của món ăn, trong đó mắm là hương vị chính, ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như: thịt heo, tôm, mực, các loại cá như: cá lóc, cá kèo, cá bông lau…cùng các loại rau vùng miệt vườn như: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, cà tím, rau nhút, bông bí…
5. Bánh tằm bì
Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ăn bình dị nhưng ngon miệng này.
Món ăn đơn giản, không có gì là cao lương mỹ vị với sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì được thái thành từng sợi nhỏ cùng thịt lợn thái mỏng, thêm một ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa lại có sức hấp dẫn rất riêng đối với nhiều người.
Điều quyết định của món ăn là sợi bánh, được làm từ gạo xay nhuyễn và đem hấp, người bán thái thành từng sợi nhỏ, mảnh, mềm nhưng dai và không đứt khi kéo dài. Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất cả các yếu tố đó giúp đĩa bánh tằm bì luôn thơm ngon và hấp dẫn.
6. Bánh ống
Từ bao đời nay, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc của người Khmer. Không phổ biến như các loại bánh khác của người miền Tây, nhưng bánh ống vẫn tồn tại trong đời sống hằng ngày của người dân ở đây. Bánh ống có thể dùng làm bữa ăn sáng hoặc món ăn vặt vào buổi chiều.
Khuôn bánh đơn giản với một cái ống hình trụ thường được làm bằng nhôm, dài khoảng 15 cm. Ở giữa khuôn có một que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn dùng làm đáy. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín. Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng. Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà, thơm ngon của nó.
7. Bánh củ cải
Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.
Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt, một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt lợn nạc được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.
Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt.
8. Bánh xèo miền Tây
Bánh xèo là món ăn dân dã, bình dị của người miền Tây. Ở miền Tây, bánh xèo thường được tráng trong chảo lớn trên bếp củi hoặc bếp than. Bánh có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm… Khi bánh chín, gập đôi bánh lại, đặt trên một cái đĩa được lót lá chuối.
Nước chấm đóng vai trò quan trọng của món ăn, có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường… Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..
Ngoài các món ăn kể trên, còn rất nhiều món ăn ngon của miền Tây như bún nước lèo, các loại bánh như: bánh ít, bánh tét, bánh pía, nem… tuy không nổi tiếng bằng nhưng cũng là những món ăn ngon được người dân Sài Gòn ưa thích.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
'Phải lòng' những món ăn ngon các vùng miền
C những mn c trng của từng vùng miền rõ rệt, khiến mỗi chuyến i của bạn nh c mục ích rõ ràng, chang my thì xem nh cha hoàn tấtnh trình khá vùng ất ấy.
Đến Hà Nội, bạ c dắt in ph Bát Đàn, bn thang Hàng Hành hay chả cá Lã Vọng. Đến Huế màng in cm hến, bn hến hay thcbèo, nậm, lọc (tên ba loạinh Huế trứ danh) hay bn bò Đông Ba thì coi nh bạn cha ến niy. Về miền Ty màngn bn mắm, bn nc lèo, bn cá hay cá lc nng trui cuốnh tráng thì chắc bạn chay hết cái tình của miền ất trù phym ẫm trongng khí, cỏ cy những mn.
Ví dụ nht sác dậy, bạn ừngn ph của cô ngi Bắc ầu ngõ theo thi quen hằng ngày, mà hãy chạy ngayn ph trên ng Pasteur, ngồi thc v ngọt của nc sp c chắt lọc từ xng tht bò tái, hii sao khách du lch cứ nhắc ến beef noodle soup (ph bò) khi họ ến thày.
Bạn thèm hải sản kiu lạ miệng nhng ã chán hayn thì hãy theo li mách củat trang blog về du lch vốn c nhiều Ty balô tin tng, ến cua nằm trên ng Đinh Tiên Hoàng. Những mn chính từ cua c k ế y là chả giò cua b, miến xào cua, cua lột tẩm bột chiên giòn nhiều mn khác khiếu khách du lch lẫnn ng a thích.
Nếu bạnng c ủ thi gian ghé Vũng Tàu, ni gắn liền vi mnh khọt, thì bạn c thc mn ngoy ngay tạn vng phá cách trong việc chọn lựa nguyên liệu mi hay cầu kỳ hn trong việc trình bày, làm cho mn thật bắt mắt.
Đeot cái ba lô trên vai i lẫn trong những khách du lch ang chen chn vi nhau trong khu ch êm bên cạnh ch Bến Thành, bạy nh mình ngi y, bạ ct trải nghiệm lạ lẫm ngay ni màng ngày mìnhn chạy xe qua nh mọi con ngnh thng khác.
Anh Nguyễn
Theo VNE
Thơm nức lẩu mắm Cần Thơ giữa Sài Gòn Vị ngọt đậm đà, cay cay dậy lên mùi thơm của sả, quyện cùng mùi thơm của mắm, tạo nên món lẩu mắm thơm ngon đặc trưng. Ăn lẩu mắm thường kèm với bún, rất nhiều loại rau ngon và nước chấm mắm me. Lẩu mắm là món ăn dân dã, được chọn lọc từ những tinh túy nhất trong văn hóa ẩm...