8 lựa chọn tốt để hạn chế và thay thế muối
Muối thường được dùng trong hầu hết mỗi bữa ăn. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều muối quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, gây ra các bệnh lý về tim mạch và đột quỵ.
Các gia vị như mùi tây, gừng, quế… là cách rất tốt để bổ sung hương vị cho món ăn mà không cần cho thêm nhiều muối. Ảnh: Wiki Commons
Để giảm lượng muối hấp thụ mà không ảnh hưởng đến vị giác, chúng ta có 8 lựa chọn thay thế sau đây:
1. Mùi tây
Mùi tây là một loại cây thân thảo, cung cấp rất nhiều vitamin K. Thay vì xay rau mùi tây, chúng ta nên giữ nguyên lá để nêm vào món ăn.
2. Húng quế
Húng quế không chỉ có hương vị độc đáo mà còn tốt cho sức khỏe vì nó có chứa chất chống oxy hóa (flavonoids). Húng quế có mùi vị tốt nhất khi sử dụng ăn sống.
3. Hương thảo
Video đang HOT
Hương thảo có hương vị mạnh hơn so với các loại thảo mộc khác. Khi được sử dụng với các loại thịt và mì ống, hương thảo làm gia tăng hương vị cho món ăn.
4. Rau mùi (ngò rí)
Đối với những người thích hương vị này, rau mùi có thể được sử dụng thay cho muối. Rau mùi mau héo nên phải dùng ngay.
5. Bạc hà
Có vẻ hơi kì lạ khi thêm bạc hà vào món ăn vì nó thường gắn liền với các thứ không ăn được như kem đánh răng và nước súc miệng. Tuy nhiên, khi bạc hà được kết hợp đúng với các thành phần khác, nó có thể cải thiện món ăn đáng kể. Trên hết, bạc hà là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
6. Gừng
Gừng có hương vị ngọt nhưng hơi cay, tốt hơn khi kết hợp với tỏi. Ngoài ra, gừng có đặc tính kháng viêm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
7. Quế
Quế thường được sử dụng thay thế cho đường nhưng nó cũng có thể thay thế muối trong một số món ăn.
8. Rượu vang
Học cách nấu ăn với rượu vang có thể là một kỹ năng thay đổi cuộc sống. Rượu vang có thể thêm vào thịt để làm nước sốt, tăng hương vị trong các món hầm…
Theo Hương Thùy
Pháp Luật TPHCM
Rau quả trị hôi miệng
Trái cây giàu vitamin C, dưa leo, trà xanh, táo, mùi tây... là những thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa, giúp giảm các độc tố do vi khuẩn trong miệng sản sinh, trị hôi miệng.
Trái cây họ cam quýt
Bạn nên ăn bổ sung những loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi, kiwi... Đây cũng là nguồn giàu chất chống ô xy hóa, giúp giảm các độc tố do vi khuẩn trong miệng sản sinh.
Cà rốt, dưa leo
Bông cải xanh, cà rốt và dưa leo giữ răng miệng sạch sẽ, giúp làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng vì kích thích sản sinh nước bọt, từ đó tống vi khuẩn khỏi miệng.
Trà xanh
Đây là nguồn phong phú flavonoid, giúp giảm cũng như ngăn chặn các vi trùng bám vào răng.
Táo
Ăn táo, nước bọt sẽ tiết ra nhiều, giảm vi khuẩn gây mùi hôi.
Sử dụng baking soda
Baking soda làm thay đổi độ pH trong miệng, giúp ngăn sự phát triển của các vi khuẩn gây hôi miệng.
Nhai mùi tây
Chất diệp lục, một chất khử trùng nhẹ, có nhiều trong rau mùi tây. Nhai lá rau mùi tây sẽ làm hơi thở giảm hôi.
Theo PNO
Món ngon nhờ lá gia vị Âu Theo chuyên viên tư vấn ẩm thực Võ Hoàng Nhân, Câu lạc bộ bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, lá gia vị tây là thành phần không thể thiếu để tạo nên hương vị và tăng thêm phần hấp dẫn cho các món Tây. Cùng với sự du nhập của các món ăn, lá gia vị tây hiện cũng được bày bán khá phổ...