8 bức thư từ chức nổi tiếng trong giới công nghệ
Từ chức không bao giờ là việc dễ dàng, để tạo ra được thông điệp thông qua lá thư đó lại càng khó khăn hơn. Dưới đây là những lá thư từ chức ấn tượng nhất trong giới công nghệ.
1. Steve Jobs
Năm: 1985
Vị trí: Chủ tịch Apple
Lý do từ chức: Doanh số bán hàng của sản phẩm Mac giảm trong thời gian từ năm 1984 – 1985, đây là lý do khiến Jobs thường xuyên bất đồng với John Sculley, cựu CEO Pepsi được chính ông mời về lãnh đạo Apple trước đó.
Cuối cùng, hội đồng quản trị cùng với John Sculley đã tước đi hết quyền lãnh đạo trực tiếp của Steve Jobs và cố đẩy cho ông vị trí chủ tịch Apple (vốn rất ít quyền lãnh đạo). Trước sức ép đó, Jobs đã quyết định từ chức vào ngày 15/9/1985 và thành lập công ty riêng của mình mang tên NeXT. 12 năm sau đó, vào ngày 16/9/1997 Jobs lại quay trở lại nắm giữ vị trí CEO Apple.
Câu nói nổi tiếng nhất trong lá thư từ chức: “Tôi cảm thấy buồn và bối rối khi phương thức quản lý của tôi đi ngược lại với lợi ích của Apple. Tuy nhiên, dù bây giờ hay 30 năm nữa tôi vẫn mong muốn tiếp tục được đóng góp và hoàn thành những mục tiêu còn giang dở tại công ty”.
2. Max Schireson
Năm: 2014
Vị trí: CEO MongoDB
Lý do từ chức: Dù đang lãnh đạo MongoDB, một công ty dữ liệu có giá trị hơn 1 tỷ USD nhưng Schireson vẫn quyết định từ chức bởi ông muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và những người con của mình.
Schireson nói vị trí CEO hiện tại vốn là công việc mơ ước của ông. Tuy nhiên, nó đã lấy đi của ông quá nhiều thời gian dành cho gia đình và con cái. Ông tự hỏi tại sao mọi người thường hỏi những người phụ nữ làm sao có thể cân bằng được giữa công việc và cuộc sống gia đình nhưng chưa bao giờ đặt câu hỏi tương tự với những người đàn ông. Điều này thật bất công.
Câu nói nổi tiếng nhất trong lá thư từ chức: “Trên cương vị của một nam CEO, tôi đã từng hỏi mình thích dòng xe gì, muốn nghe loại nhạc nào… nhưng chưa bao giờ đặt ra câu hỏi làm sao để cân bằng được giữa thiên chức là một người bố với công việc. Chính vì vậy, bây giờ tôi chọn phương án dành nhiều thời gian hơn cho gia đình nhưng tôi vẫn tự tin có thể vẫn đóng góp và theo dõi công việc ở MongoDB trong thời gian tới”.
Video đang HOT
3. Stewart Butterfield
Năm: 2008
Vị trí: Nhà sáng lập Flickr
Lý do từ chức: Butterfield vốn là sáng lập Flickr, nhưng vào năm 2005 Yahoo đã mua lại công ty này với giá 35 triệu USD. Thời gian sau đó, Butterfield đã không được tiếp tục giữ vị trí CEO của Flickr. Anh gọi Yahoo là “nực cười khủng khiếp” và nói rằng Flickr sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội dưới sự sở hữu và vận hành của Yahoo.
Hiện tại Butterfield trở thành giám đốc điều hành của hãng Slack.
Câu nói nổi tiếng nhất trong lá thư từ chức: “Thời gian tới tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, chăm sóc đàn gia súc tại nhà và quay trở lại tìm cơ hội với ngành thiếc vốn là đam mê của tôi”.
4. Andrew Mason
Năm: 2013
Vị trí: CEO Groupon
Lý do từ chức: Thành lập Groupon vào năm 2008 và biến nó trở thành một trong những website thương mại xã hội lớn nhất nước Mỹ. Đến năm 2011, Groupon chính thức IPO tuy nhiên kết quả kinh doanh cùng lợi nhuận của công ty thời gian sau đó không khả quan khiến Mason bị sa thải vào năm 2013.
Câu nói nổi tiếng nhất trong lá thư từ chức: “Sau 4 năm rưỡi làm việc đầy nhiệt huyết và đạt được thành công ngoài mong đợi trên cương vị CEO của Groupon, tôi quyết định sẽ nghỉ ngơi và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Chỉ là đùa thôi, thực ra thì tôi mới bị sa thải ngày hôm nay. Nếu bạn băn khăn về lý do của việc này thì chắc là bạn đã không quan tâm đến hoạt động của công ty trong thời gian qua”.
Năm: 2014
Vị trí: Thành viên hội đồng quản trị Microsoft
Lý do từ chức: Chỉ một năm sau khi từ chức CEO Microsoft, Steve Ballmer mới đây lại đưa ra quyết định rời khỏi vị trí thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn này.
Trong thư từ chức, ông nói: “Tôi muốn rời khỏi hội đồng quản trị Microsoft để tập trung cho việc lãnh đạo đội bóng rổ mà tôi mới mua và tham gia giảng dậy tại USC”.
Câu nói nổi tiếng nhất trong lá thư từ chức: “Tôi đã hy sinh cho Microsoft trong suốt 34 năm và sau này sẽ mãi như vậy”.
6. Jonathan Schwartz
Năm: 2010
Vị trí: CEO của Sun Microsystems
Lý do từ chức: Chỉ một tuần sau khi Sun được mua bởi Oracle, Schwartz đã rời khởi vị trí CEO.
Trong nhiệm kỳ của ông, doanh số bán hàng của Sun liên tục bị sụt giảm và CEO Oracle là Larry Ellison đã công khai nói rằng: “Tôi đang chờ đợi lá thư từ chức của Schewartz “.
Câu nói nổi tiếng nhất trong lá thư từ chức: “Khủng hoảng tài chính, mất quá nhiều khách hàng, CEO không còn nghĩa lý gì nữa”.
7. “Người đàn ông Samsung”
Năm: 2007
Lý do từ chức: Vào năm 2007, một người đàn ông không rõ tên và tự nhận mình là “Người đàn ông Samsung” đã công khai lá thư từ chức trên website của công ty này. Lá thư sau đó đã được lan truyền rộng rãi và gây tranh cãi mạnh mẽ trong cộng đồng người dân Hàn Quốc về nạn làm việc quan liêu ở đất nước này.
Câu nói nổi tiếng nhất trong lá thư từ chức:“Kể từ khi bắt đầu làm việc cho Samsung, có rất nhiều điều xảy ra mà tôi không thể nào hiểu được. Tại sao các lãnh đạo lại uống nhiều như vậy? Họ dùng thẻ tín dụng của công ty mọi lúc, mọi nơi…”.
8. Karen Cheng
Năm: 2012
Lý do từ chức: Cheng đã sáng tác một bài hát thay cho lá đơn từ chức của mình. Theo đó, cô đưa ra lý do rời khỏi Microsoft là để khởi nghiệp kinh doanh tại San Francisco. Mặc dù vậy, Cheng nói vẫn rất tự hào trong 3 năm làm việc tại tập đoàn này.
Câu nói nổi tiếng nhất trong lá thư từ chức: “Đã có một thời gian dài tôi gắn bó với các con số và mã code trong excel. Tôi rất vui và tự hào vì đã có cơ hội để khiến những con số nhảy múa và làm khách hàng hài lòng”.
Theo Infonet/BusinessInsider
Steve Ballmer lướt Twitter bằng... iPhone
Một tài khoản có tên "@MicrosoftSteve" với tên người dùng "Steve Baller" vừa xuất hiện trên Twitter, và trong trường hợp tài khoản này là "chính chủ", có vẻ vị cựu CEO của Microsoft đã đổi phe rất nhanh sau khi rời vị trí lãnh đạo tại Redmond.
Cả 2 câu trạng thái Twitter đầu tiên đều được Steve Ballmer gửi từ một chiếc iPhone. Trong đoạn status đầu tiên của mình, vị cựu CEO của Microsoft nói "Cảm ơn vì đã đón tiếp tôi @Twitter! Tôi đoán là phải bắt đầu bằng một bức ảnh #selfie (tự sướng), đúng không?" và đính kèm một bức ảnh tự sướng khá thú vị.
Bởi vậy, rất có khả năng đây là tài khoản của Steve Ballmer "xịn" chứ không phải là tài khoản giả mạo. Điều đáng chú ý là trong khi Windows Phone đang có những bước tiến mạnh mẽ - đặc biệt là sau thương vụ Microsoft mua lại Nokia do chính Ballmer hậu thuẫn, vị cựu CEO cá tính này lại dùng iPhone để đăng tải lên Twitter của mình.
Chắc chắn, các fan của Nokia sẽ không thích điều này!
Theo Gizmodo
Microsoft: Steve Ballmer là người đã chấp thuận kế hoạch ra mắt ứng dụng Office cho iPad Trong một phiên đối thoại trên MXH Reddit giữa người dùng và nhóm phát triển Office cho iPad, các nhân viên Microsoft đã tiết lộ rằng quyết định ra mắt bộ phần mềm này thực chất có từ trước khi Satya Nadella lên làm CEO. Phòng thử nghiệm Office dành cho iPad tại Microsoft Theo đó, Giám đốc điều hành khi đó là...