8 bài thuốc trị cảm mạo
Cảm mạo, dân gian thường gọi là “thương phong”, là một trong những bệnh ngoại cảm hay gặp nhất, bốn mùa đều có đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nắng nóng. Cảm mạo có 2 nguyên nhân chính: do phong hàn thử thấp nhiễm vào cơ thể làm cho các chức năng sinh lý bị rối loạn, trở trệ, không giữ được ở trạng thái cân bằng bình thường; do nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng của cơ thể yếu từ đó sinh bệnh. Sau đây là các thể bệnh thường gặp và bài thuốc Đông y điều trị thích hợp.
Cảm mạo thể phong hàn: Người bệnh có biểu hiện người lạnh, chân tay lạnh, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi. Tiết nhiều đờm và dịch. Da khô ớn lạnh muốn nằm. Người rét run, huyết áp có thể thấp hơn bình thường. Phép điều trị: ôn trung, tán hàn, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1:
phòng phong 10g, kinh giới 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, bạch truật 12g, thương nhĩ 12g, cam thảo 10g, ngải diệp 12g.
Bài 2: cúc hoa 10g, thương nhĩ 12g, sài hồ 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, thổ phục linh 16g, tang ký sinh 16g, độc hoạt 12g, tế tân 10g, bạch chỉ 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 3: xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, hà thủ ô 12g, tế tân 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, tất bát (lá lốt) 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g.
Video đang HOT
Cảm mạo thể phong nhiệt: Người bệnh sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy. Ho, đau họng, mắc đờm, đờm dính, mũi tắc, hơi thở nóng, khát nước, mạch phù sác. Phép trị: thanh nhiệt, trừ phong, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 10g, bạch mao căn 16g, sinh địa 12g, tang diệp 16g, lá tre 16g, đương quy 16g, sâm hành 16g, cam thảo 10g, tía tô 16g.
Bài 2: rau má 16g, cát căn 16g, sa sâm 12g, quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, tang bạch bì 16g, kinh giới 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g.
Bài 3: cát căn 16g, tía tô 16g, tang diệp 16g, lá tre 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đại táo 10g, cát cánh 12g, tang bì 16g.
Cảm thử:
Người bệnh mồ hôi ra nhiều, ra liên tục. Hoa mắt, chóng mặt thở nông, người chao đảo, nôn nao. Do nắng nóng quá mức, khát nhiều, uống nhiều. Tuyến mồ hôi mất chức năng thu liễm làm cho tân dịch thoát ra ngoài quá mức. Cơ thể lâm vào tình trạng bị thoát dương, mạch nhanh, huyết áp tụt. Phép trị là hồi dương, cố biểu, giải cảm thử. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: bạch biển đậu 16g, cát căn 16g, hương nhu 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, mẫu lệ (chế) 12g, ngân hoa 12g, thương nhĩ 12g, đại táo 10g, cam thảo 12g, sinh khương 6g.
Bài 2: hoài sơn 16g, sơn thù 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, thủ ô chế 12g, biển đậu 16g, cát căn 16g, đương quy 12g, mẫu lệ chế 12g, quế 8g, cam thảo 12g, phòng sâm 12g, củ đinh lăng 16g.
Gia giảm: – Nếu còn nôn gia bán hạ 10g, hậu phác 10g, sinh khương 8g.
- Huyết áp còn thấp gia: nhân sâm 12g, gừng tươi 8g.
- Đau mỏi các khớp gia: nam tục đoạn 16g, kinh giới 12g, ngũ gia bì 16g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 16g.
Sắc thuốc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Theo SKĐS
Cách xoa huyệt đạo chữa cảm, nhức đầu
Những người bị các chứng nhức đầu do căng thẳng tâm lý, suy nhược thần kinh... cũng có thể tự thực hiện phương pháp chữa bệnh đông y này.
Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, phong hàn xâm nhập, dễ gây nên cảm mạo. Cảm mạo xâm phạm vào phần biểu của cơ thể thường gây ra các chứng hắt hơi, sổ mũi, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, đau mình.
Nguyên tắc đối trị cảm mạo
Chủ yếu là làm việc nhẹ, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất, nhất là những thực phẩm góp phần tăng sức miễn dịch của cơ thể như xúp gà, tỏi, gừng, hành, hải sản, các loại rau quả sậm màu, màu đỏ, vàng, tím.
Ngoài ra, trong đông y còn có những phương huyệt toàn thân với những cách châm cứu hoặc day bấm. Hầu hết các phương pháp phải do thầy thuốc thực hành tuy nhiên người bệnh cũng có thể tự tác động vào một số huyệt vị trên vùng đầu, mặt để làm nhẹ đi các triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian bệnh.
Việc phòng chống cảm nhiễm về lâu dài cần dựa vào chế độ ăn uống đủ chất bổ dưỡng và năng vận động. Những người có cơ địa hư hàn, dương khí suy, hay sợ gió, sợ lạnh thường dễ bị cảm mạo tái đi tái lại. Những trường hợp này có thể dùng thêm những phương dược bổ tỳ thận dương hoặc kiện tỳ ích khí của đông y để tăng sức đề kháng.
Cách "điểm huyệt"... cơn đau
Những liều thuốc cảm hoặc những cách day ấn hoặc xoa dầu có thể giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng và dễ vượt qua cảm cúm, nhức đầu.
Cách đơn giản nhất để người bệnh tự chữa cho mình khi bị bệnh là xoa dầu nóng vào vùng huyệt. Phương pháp này không đòi hỏi những cách day bấm phức tạp, chỉ cần một lọ dầu cù là hoặc dầu nóng.
Dùng đầu ngón tay chạm vào dầu và xoa nhẹ vài vòng vào từng huyệt một, sau huyệt này đến huyệt khác, không cần để ý thứ tự trước sau giữa các huyệt.
Phương huyệt bao gồm những huyệt vị dễ xác định, chủ yếu là những chỗ lõm dễ nhận thấy trên vùng đầu, mặt như chỗ lõm ở phía sau dái tai (ế phong), sau gáy (phong trì và phong phủ), chỗ sũng cuối chân mày (thái dương), chỗ lõm bên cạnh chân cánh mũi (nghênh hương) hoặc dưới môi dưới (thừa tương).
Các huyệt này đều có tác dụng sơ phong thông lạc, giảm đau, chống khí nghịch, cải thiện lưu thông khí huyết ra ngoại biên để tăng sức đề kháng.
Phương pháp này cũng dùng chữa các chứng nhức đầu do căng thẳng tâm lý, do suy nhược thần kinh hoặc do rối loạn nội tiết, rối loạn vận mạch sau mãn kinh.
Xoa dầu vào những huyệt được chỉ định cũng giúp những người có cơ địa thần kinh mẫn cảm với những thay đổi của thời tiết dễ vượt qua những thời điểm có áp thấp nhiệt đới hoặc những trận bão từ.
Theo SGTT
10 loại thuốc bổ dương Đông y cho rằng dương khí là chỉ tất cả các chức năng sinh lý trong cơ thể. Do vậy khi dương hư thường có các biểu hiện như chức năng sinh lý của cơ thể kém hoặc bị suy thoái thể hiện các triệu chứng như sợ lạnh, thích ấm, tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, tiểu tiện nhiều lần, mặt...