7 thói quen xấu gây stress, năng suất làm việc kém hiệu quả
Lo lắng và phiền muộn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta, cả về thể chất và tinh thần, đồng thời còn làm giảm năng suất công việc và học tập.
Dưới đây là những thói quen xấu khiến 99% người Việt mắc phải khiến cho tinh thần căng thẳng, lo âu kéo dài làm giảm hiệu suất công việc cho ngày mới.
Để chuông báo thức nhưng tắt đi rồi ngủ nướng thêm một chút
Chiếc đồng hồ báo thức khó ưa làm bạn bực mình khi cứ kêu váng lên vào mỗi buổi sáng sớm. Với công nghệ hiện đại, đồng hồ báo thức đã có thêm chế độ im lặng sau vài phút không gọi được chủ nhân rồi ca lại bài ca “dậy đi” sau vài phút.
Ảnh minh họa
Với thói quen xấu vào buổi sáng này không chỉ làm giấc ngủ của bạn bị giảm chất lượng dù bạn cứ cố ngủ thêm mà còn phá hỏng thói quen dậy sớm tập thể dục vào buổi sáng nữa.
Thói quen uống trà hay cà phê khi vừa thức dậy
Nếu bạn có thói quen uống cà phê hay trà vào buổi sáng khi chưa ăn gì thì hãy bỏ ngay nhé, bởi đây là thói quen xấu, chẳng tốt cho sức khỏe chút nào.
Ảnh minh họa
Việc uống trà và cà phê khi chưa có gì vào bụng sẽ hủy hoại cơ quan tiêu hóa của bạn, vì sáng là lúc dạ dày đang đầy axit trong khi trà và cà phê là những loại đồ uống làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày.
Video đang HOT
Thay vào đó, bạn nên ăn hay uống những sản phẩm có tính kiềm. Uống một ly nước lọc ấm cũng là lựa chọn tuyệt vời cho cái bụng trống rỗng vào sáng sớm.
Thói quen ăn sáng vội vàng
Ăn vội ăn vàng vào buổi sáng là một thói quen xấu cần tránh. Để dạ dày bạn được khỏe mạnh, tốt nhất hãy uống 1 ly nước lọc ấm rồi ăn sáng 30 phút sau đó.
Vậy nên bạn hãy ngồi vào bàn, ăn hết bữa sáng một cách chậm rãi trước khi đến trường hoặc công ty sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho ngày làm việc hiệu quả.
Thói quen hay bỏ bữa
Các bữa ăn trong ngày không chỉ giúp cơ thể ổn định trao đổi chất và cân bằng mức insulin, mà còn giúp ổn định tinh thần và tăng sự phấn khởi.
Ảnh minh họa
Theo tạp chí Cơ thể và Sức khoẻ: “Trì hoãn bữa ăn quá lâu hoặc bỏ bữa dẫn đến lượng đường trong máu không ổn định, gây ra cảm giác lo âu cũng như các trạng thái run rẩy, chóng mặt, lẫn lộn hoặc khó phát âm”.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra khi mất nước. Thức ăn và nước là nhu cầu sinh học tự nhiên của cơ thể, thiếu chúng tất sẽ dẫn đến lo lắng.
Vì vậy, hãy ăn uống điều độ và đầy đủ là giải pháp duy nhất. Bạn nên uống một ly nước ngay sau khi vừa ngủ dậy. Nếu phải làm việc cả ngày, hãy mang theo nước và đồ ăn vặt để cung cấp năng lượng.
Thói quen thức khuya
Ảnh minh họa
Đêm là lúc cơ thể thư giãn và hồi sức sau một ngày dài mệt mỏi. Vì vậy, việc thức khuya sẽ làm gián đoạn lịch sinh học của cơ thể, khiến quá trình thải độc bị ảnh hưởng, lâu dần có thể gây hại cho gan thận và các cơ quan nội tạng khác.
Sử dụng điện thoại quá nhiều
Ảnh minh họa
Nghiên cứu năm 2014 của Đại học Baylor cho thấy, sinh viên Mỹ dành trung bình 9 tiếng mỗi ngày trên điện thoại. Tất nhiên, công nghệ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, lạm dụng nó là một trong những nguyên nhân của lo âu. Hình thức giải trí trên điện thoại thực chất không hề làm bạn thư giãn mà còn làm tăng sự hồi hộp của hệ thần kinh trung ương, từ đó tăng sự lo lắng.
Tiếp xúc với những người tiêu cực
Có thể bạn nghĩ rằng, việc giao tiếp với những người đồng cảnh ngộ giúp mình cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng sự thật, tiếp xúc với những người tiêu cực và lo lắng giống mình chỉ làm tâm trạng bạn ngày càng tệ hơn.
Người thường xuyên ngủ muộn có thể dậy sớm được không?
Một số người thức dậy trước bình minh, chạy bộ và ăn một bữa sáng, hoàn thành tất cả mọi việc trước khi nhiều người khác ra khỏi giường.
Việc thức dậy sớm như vậy nghe có vẻ rất mệt mỏi đối với những người có thói quen dậy muộn, nhưng liệu một "cú đêm" có thể trở thành "chim sớm" không?
Michelle Drerup, giám đốc y học giấc ngủ hành vi tại Phòng khám Cleveland cho biết, sự chuyển đổi này có thể được thực hiện nhưng không hề dễ dàng: "Cú đêm thực sự không cảm thấy tuyệt vời khi phải thức dậy sớm, đặc biệt là khi họ phải bắt đầu thay đổi thói quen".
Xu hướng trở thành "cú đêm", "chim sớm" hay ngủ trong một khung giờ nằm giữa 2 phạm trù đó của một người được biết đến như kiểu thời gian của họ. Tùy thuộc vào kiểu thời gian, mỗi người có thể tỉnh táo và minh mẫn hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày và buồn ngủ hơn vào những thời điểm khác.
Các nhà khoa học phát hiện rằng kiểu thời gian (Chronotype) được xác định bởi sự kết hợp giữa tự nhiên và tập luyện. Về khía cạnh tự nhiên, một số gen được biết là đóng vai trò quyết định xem một người thích thức khuya hay dậy sớm, theo Michelle Drerup nói với Live Science.
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết, có hàng trăm gen liên quan đến việc trở thành một người quen dậy sớm. Những gen này ảnh hưởng đến nhịp sinh học của một người, hoặc chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của họ, dẫn đến kiểu thời gian của họ.
Môi trường cũng đóng một vai trò lớn. Mọi người có xu hướng tham gia vào các hoạt động hàng ngày để củng cố kiểu thời gian của họ, Michelle Drerup nói.
Ví dụ, cú đêm cảm thấy làm việc hiệu quả và tỉnh táo hơn vào ban đêm, vì vậy họ có xu hướng tập thể dục và giao lưu vào buổi tối. Những hoạt động này kích thích và củng cố xu hướng thức khuya của một người.
Vì môi trường là yếu tố quyết định một người là cú đêm hay chim sớm, nên việc thay đổi chu kỳ ngủ - thức của bạn là có thể. Nếu bạn muốn thức dậy sớm hơn, hãy thay đổi dần dần. Michelle Drerup khuyên bạn nên đặt báo thức kêu sớm hơn từ 15 đến 20 phút vài ngày một lần trong vài tuần cho đến khi bạn điều chỉnh được lịch hoạt động lý tưởng của mình.
Sự nhất quán chính là chìa khóa. "Đây là sự khó khăn phổ biến mà những cú đêm gặp phải trong quá trình thay đổi lịch sinh hoạt" - Michelle Drerup nói: "Họ sẽ bắt đầu điều chỉnh thói quen trong tuần làm việc và khi cuối tuần đến, họ lại thức khuya và ngủ nướng. Động lực bắt đầu được xây dựng vào những ngày đi làm cuối cùng trong tuần thế là lại mất hết".
Cũng theo Michelle Drerup, nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trong một giờ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tránh xa các loại màn hình. Ánh sáng ngăn chặn cơ thể sản xuất melatonin, một loại hormone điều chỉnh nhịp sinh học.
Mặt khác, hãy cố gắng tiếp xúc với ánh sáng ngay khi thức dậy để kết thúc quá trình sản xuất melatonin. Tránh các hoạt động kích thích vào buổi tối muộn. Thay vì tập thể dục vào ban đêm, hãy thử tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Bạn cũng có thể cần chuyển giờ ăn sáng sớm hơn trong ngày.
Nếu việc làm một con cú đêm hiệu quả với bạn, không có lý do gì để thay đổi lịch trình ngủ của bạn. Nhưng thức khuya trở thành một vấn đề khi bạn phải thức dậy sớm để đi làm và đi học. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường loại 2.
Ngủ nướng vào cuối tuần có hại như thế nào? Mọi người thường dành thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ nướng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe. Đối với đa số chúng ta, cuối tuần là thời gian để thả lỏng. Khi bạn không phải đi làm hoặc đi học vào cuối tuần, không có lý do gì để không thức khuya đi chơi...