7 thanh tra viên nhận tiền từ SCB nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có 7 thành viên thuộc đoàn thanh tra cùng nhận tiền từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) nhưng lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, từ tháng 1.2012 – tháng 10.2022, thông qua nhiều chiêu trò gian dối, các công ty thuộc “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, điều hành đã được SCB giải ngân hàng ngàn khoản vay, với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng.
7 thanh tra viên nhận tiền từ SCB nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Đến nay, tổng dư nợ thuộc nhóm không có khả năng thu hồi lên tới hơn 667.000 tỉ đồng. Sau khi trừ đi các tài sản đủ điều kiện trích lập dự phòng rủi ro và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 498.000 tỉ đồng của SCB.
Bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo buộc cùng đồng phạm chiếm đoạt hơn 498.000 tỉ đồng của SCB. Ảnh T.N
Đáng chú ý, để sai phạm của bà Lan có thể diễn ra trong thời gian dài, với tính chất và mức độ nghiêm trọng như vậy, không thể không nhắc tới sự tiếp tay của các cán bộ thanh tra.
Theo kết luận, tháng 8.2017, đoàn thanh tra liên ngành tại SCB được thành lập với 18 thành viên, gồm 9 người thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (TTGSNH), 2 người thuộc Kiểm toán Nhà nước, 4 người thuộc Thanh tra Chính phủ, 3 người thuộc Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Thực tế cho thấy, SCB sai phạm ở tất cả nội dung thanh tra. Tuy nhiên, từ chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, SCB đã chi tiền “đi đêm” cho toàn bộ thành viên đoàn thanh tra, nhằm bưng bít sai phạm. Hậu quả, vụ án không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Kết quả điều tra xác định, cả 18 thành viên đoàn thanh tra đều nhận tiền từ SCB. Trong đó, người nhận nhiều nhất là trưởng đoàn Đỗ Thị Nhàn (Vụ trưởng Vụ I, Cơ quan TTGSNH) với 5,2 triệu USD, tương đương 118 tỉ đồng.
Dù vậy, chỉ có bà Nhàn bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ, 10 người bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, 7 người còn lại được đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
Vì sao lại có diễn biến này?
Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tại thời điểm bị khởi tố. Ảnh BỘ CÔNG AN
Từng kiên quyết kiến nghị xử lý nhưng không thành
Theo kết luận điều tra, 7 thành viên đoàn thanh tra nhận tiền từ SCB nhưng được đề nghị miễn trách nhiệm hình sự gồm 3 người thuộc Kiểm toán Nhà nước, 3 người thuộc Cơ quan TTGSNH và 1 người thuộc Thanh tra Chính phủ.
Những người này được xác định là cấp dưới, chỉ tham gia một phần việc do tổ trưởng giao. Trong báo cáo gửi tổ trưởng và trưởng đoàn thanh tra, họ đều phản ánh trung thực về sai phạm của SCB.
Điển hình, trong quá trình kiểm tra 71 khách hàng (cùng địa chỉ ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) tại SCB, ông Lại Văn Bách (thuộc Kiểm toán Nhà nước), bà Bùi Vũ Hồng Trang và bà Phạm Thị Thùy Linh (cùng thuộc Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) xác định các khoản vay đối với nhóm khách hàng nêu trên có rất nhiều sai phạm và kiên quyết kiến nghị chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý.
Tỉ phú Chu Lập Cơ nghe vợ chỉ đạo, gây thiệt hại 39.000 tỉ đồng của SCB
Ba thanh tra viên còn đề nghị cấp trên, trong đó có bà Đỗ Thị Nhàn, làm rõ nguồn tiền SCB cho khách hàng vay, đồng thời yêu cầu xác minh tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) về tình trạng dư nợ của các khách hàng mới.
Tuy nhiên, đến khi hết thời hạn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra vẫn không có văn bản xác minh. Họ phải ký báo cáo sửa đổi phần kiến nghị theo hướng chuyển cho Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm tra việc cấp tín dụng của SCB, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đề nghị chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý.
Tương tự, một số thành viên đoàn thanh tra thuộc diện nhận tiền nhưng không bị đề nghị xử lý hình sự cũng đã báo cáo đầy đủ sai phạm của SCB, kiến nghị xử phạt hành chính và yêu cầu ngân hàng này khắc phục, chỉnh sửa. Họ không biết trong nhóm 71 khách hàng có nhiều người phát sinh dư nợ mới rất lớn, không tham gia việc dự thảo kế hoạch thanh tra, chỉ ký theo chỉ đạo của trưởng đoàn Đỗ Thị Nhàn…
Trong vòng 10 năm, SCB đã giải ngân cho các công ty thuộc “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát lên tới hơn 1 triệu tỉ đồng, trong đó tổng dư nợ không có khả năng thu hồi là hơn 667.000 tỉ đồng. Ảnh T.N
Chủ động nộp lại tiền trước khi vụ án bị khởi tố
Vẫn theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, quá trình điều tra, cả 7 thành viên đoàn thanh tra nêu trên đều hợp tác tích cực, chủ động nộp lại toàn bộ tiền đã nhận từ SCB trước khi vụ án bị khởi tố.
Trong đó, có người khai đã nhận tiền từ SCB 4 lần, nhưng trả lại 2 lần, thực tế chỉ nhận 100 triệu đồng; có người thì khai đã nhận được SCB chi tiền 5 lần, tổng cộng 9.000 USD và 100 triệu đồng.
Với những căn cứ đã nêu, cơ quan điều tra quyết định không xử lý hình sự mà đề nghị xử lý nghiêm về Đảng và chính quyền đối với nhóm 7 thanh tra viên.
Cả đoàn thanh tra nhận tiền của SCB, người ít 100 triệu, người nhiều 118 tỉ
Ở một diễn biến khác, hôm 22.11, tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), ông Nguyễn Văn Yên, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư, cho biết quá trình điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát đã được Ban Chỉ đạo chỉ đạo sát sao, chặt chẽ.
Đảng ủy Công an T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an, Viện KSND tối cao, TAND tối cao đã phối hợp, chỉ đạo các cơ quan tố tụng T.Ư nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng tính chất, mức độ và bản chất sai phạm.
Theo đó, những trường hợp sai phạm nhận tiền lớn, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã bị khởi tố và đề nghị truy tố. Một số đối tượng khác thì cân nhắc tính chất, mức độ, đặc biệt là nguyên nhân, bối cảnh nhận tiền để xem xét xử lý.
“Các trường hợp đoàn kiểm tra, thanh tra có vi phạm được cân lên đặt xuống, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Có một số đối tượng rơi vào tình cảnh không có thỏa thuận, không có cam kết, đòi hỏi. Tiền nhận số lượng ít vào dịp lễ, tết”, ông Yên nói và cho hay, với các trường hợp này không xử lý về hình sự, sẽ xử lý nghiêm bằng kỷ luật Đảng và kỷ luật hành chính.
Đưa hối lộ trăm tỉ nhưng vẫn thoát tội
Theo yêu cầu của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB, đã đưa hối lộ cho trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn tổng số tiền 5,2 triệu USD.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra nhận định ông Văn chỉ thực hiện chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, đã chủ động khai báo về việc đưa tiền cho bà Nhàn và các cá nhân khác trong quá trình thanh tra. Đồng thời, cựu Tổng giám đốc SCB còn chủ động tố giác hành vi của bà Nhàn và hợp tác tích cực với cơ quan điều tra.
Do vậy, bị can này không bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ, chỉ bị đề nghị truy tố 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.
Nhân vật bí ẩn quản lý tài sản cho bà Trương Mỹ Lan vụ Vạn Thịnh Phát
Sở hữu hàng ngàn bất động sản, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có trợ thủ quản lý, theo dõi để khi cần sẽ thế chấp vào Ngân hàng SCB rút tiền.
Liên quan vụ Vạn Thịnh Phát, ông Đặng Phương Hoài Tâm, cựu Phó văn phòng Vạn Thịnh Phát, người được bà Lan giao quản lý theo dõi các bất động sản, bị đề nghị truy tố tội tham ô tài sản.
Ông Đặng Phương Hoài Tâm được giao quản lý, theo dõi việc sử dụng bất động sản cho bà Trương Mỹ Lan
Hàng ngàn bất động sản bị kê biên, nhiều tòa nhà lớn
Quá trình điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã rà soát, xác minh, truy thu theo dòng tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội, tài khoản, tài sản đứng tên bị can hoặc cá nhân được nhờ đứng tên để thu hồi, kê biên, phong tỏa theo quy định.
Đối với bà Trương Mỹ Lan, CQĐT tạm giữ 1.266 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), 1.784 bản phô tô sổ đỏ, danh sách 269 nhà đất cho thuê và nhiều hợp đồng công chứng, thỏa thuận bồi thường các thửa đất thuộc dự án Phước Kiển (TP.HCM)...
CQĐT đã kê biên 1.237 bất động sản trong đó có nhiều bất động sản liên quan Công ty Quốc Cường Gia Lai, một số bất động sản ở Đồng Nai.
Một số bất động sản lớn bị kê biên như tòa nhà số 232 Trần Hưng Đạo, tòa nhà số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ (nơi đặt trụ sở chính Ngân hàng SCB); tòa nhà 110-112 Võ Văn Tần (biệt thự cổ) do bà Lan giao cho Công ty Minerva đứng tên, tòa nhà số 66 Phó Đức Chính (nơi đặt chi nhánh HCM của Công ty chứng khoán Tân Việt)...
Có thể thấy bà Trương Mỹ và hệ thống Vạn Thịnh Phát sở hữu nhiều tài sản là bất động sản có giá trị, ở vị trí trung tâm TP.HCM. Với hàng nghìn bất động sản, bà Trương Mỹ Lan không thể nhớ hết danh sách tài sản cũng như không nắm được tình trạng sử dụng, thế chấp các tài sản này ra sao.
Giúp việc quản lý tài sản
Một cá nhân là đầu mối giúp việc theo dõi, quản lý các tài sản giúp bà Lan là ông Đặng Phương Hoài Tâm. Ông Tâm vào làm việc tại Văn phòng HĐQT của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát từ tháng 9-2011.
Từ khoảng năm 2013-2014, ông Tâm được phân về nhóm quản lý theo dõi các tài sản trong đó có tài sản riêng lẻ của bà Trương Mỹ Lan và tài sản của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Quá trình làm việc, ông Tâm quản lý các thông tin tài sản như tên tài sản, địa chỉ, chủ tài sản, ai giữ sổ đỏ.
Đến năm 2017, ông Tâm được giao thêm phần công việc theo dõi dư nợ tại Ngân hàng SCB của các tài sản này.
Công việc hàng ngày, ông Tâm theo dõi cập nhật danh sách tài sản riêng lẻ và thêm phần thông tin dư nợ như tên công ty vay, số tiền vay, ngày giải ngân, tài sản đảm bảo, dư nợ, hạn vay, chi nhánh vay...
Đến đầu năm 2020, ông Tâm được bổ nhiệm làm Phó Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, phụ trách toàn bộ công việc của văn phòng.
Khi này, ông Tâm giao công việc theo dõi dư nợ cho 2 nhân sự khác và bắt đầu tham gia phối hợp hợp với bị can Nguyễn Phương Anh, cựu Phó tổng công ty Penninsula để cung cấp thông tin các công ty, cá nhân không có dư nợ hoặc thành lập công ty mới để vay vốn Ngân hàng SCB.
Quá trình điều tra, ông Tâm thừa nhận có phối hợp thành lập công ty nhưng lại khai không biết mục đích thành lập công ty.
Tuy nhiên, theo lời khai của bà Trương Mỹ Lan, ông Tâm được giao theo dõi các bất động sản riêng lẻ để biết tài sản nào đã đưa vào vay ngân hàng, tài sản bảo chưa vay, quản lý theo dõi danh sách các công ty, cá nhân đứng tên tài sản, đứng tên khoản vay.
Ông Tâm là người cung cấp thông tin các cá nhân để thực hiện phương án vay vốn, quản lý thông tin cá nhân, pháp nhân phục vụ việc vay vốn tại Ngân hàng SCB, phụ trách các nhân viên thực hiện thủ tục pháp lý, thành lập công ty khi cần.
Đặc biệt, bà Lan khai, năm 2022, có đưa cho ông Tâm xem danh sách tài sản bà Lan đang thế chấp tại Ngân hàng SCB và yêu cầu kiểm tra lại thông tin đối với từng tài sản xem có nhầm lẫn, có tài sản nào không được trả lại khi đã tất toán khoản vay.
CQĐT xác định ông Tâm đã quản lý, sử dụng 126 tài sản, theo dõi dư nợ của các tài sản này, phối hợp cùng các nhân sự khác hợp thức hàng trăm hồ sơ vay vốn cho nhóm Vạn Thịnh Phát.
Hành vi của ông Tâm liên quan trực tiếp hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan, phải liên đới chịu trách nhiệm đối với số tiền 171.000 tỉ đồng mà bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB và số tiền thiệt hại hơn 57.000 tỉ đồng lãi.
Bà Trương Mỹ Lan và cháu gái thi nhau rút tiền, Ban kiểm soát SCB bị vô hiệu CQĐT cho rằng cháu gái ruột bà Trương Mỹ Lan là bị can Trương Huệ Vân đã giúp sức, đồng phạm với bà Lan tham ô tài sản, liên đới chiếm đoạt số tiền hơn 1.088 tỷ đồng. Trưởng Ban Kiểm soát SCB khai luôn bị cản trở. Thời điểm tháng 10/2022, dư luận bất ngờ trước thông tin Chủ tịch Tập đoàn...