7 người Nga chết vì uống nước rửa tay
9 trường hợp ngộ độc methanol do uống nước rửa tay chứa cồn tại vùng Viễn Đông Nga, trong đó 7 ca tử vong và hai người đang hôn mê.
“9 người dân tại làng Tomtor đổ bệnh sau khi uống nước rửa tay pha loãng. Ba người chết tại chỗ, 6 người khác được trực thăng đưa tới cấp cứu thủ phủ Yakutsk, trong đó 4 người đã tử vong và hai người đang trong tình trạng hôn mê, phải thở máy”, giới chức vùng Yakutia, miền đông nước Nga, cho biết hôm nay.
Sự việc xảy ra hôm 21/11 trong bối cảnh chính quyền vùng Yakutia thực thi lệnh cấm bán đồ uống có cồn kéo dài một tuần. Các nhà điều tra đã tìm thấy can 5 lít không nhãn hiệu tại hiện trường. Xét nghiệm cho thấy chất lỏng bên trong chứa cồn công nghiệp methanol với nồng độ khoảng 69%.
Can nhựa được giới chức tìm thấy tại hiện trường hôm 21/11. Ảnh: Sledcom.ru .
Giới chức y tế vùng Yakutia hôm 22/11 ra lệnh cấm bán nước rửa tay chứa cồn methanol, trong khi cơ quan hành pháp mở cuộc điều tra hình sự với cáo buộc “bất cẩn gây chết người”.
Video đang HOT
Các nghiên cứu cảnh báo rằng methanol có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, dẫn đến mù hoặc tử vong do suy hô hấp.
Người dân tại các khu vực có mức sống nghèo ở Nga thường chọn các hợp chất cồn để uống thay rượu vì giá rẻ. Hồi năm 2016, hơn 100 người tại tỉnh Irkutsk từng ngộ độc do uống sữa tắm chứa cồn methanol, trong đó 78 người tử vong.
Tiêu thụ đồ uống có cồn tại Nga đã suy giảm trong những năm gần đây do các chương trình kiểm soát của chính phủ, như doanh số bán hàng đã tăng mạnh từ khi giới chức nước này áp đặt lệnh phong tỏa nhằm giảm tốc độ lây nhiễm nCoV hồi tháng 3.
Chính quyền Mỹ từng ghi nhận 15 ca ngộ độc do uống nước rửa tay chứa cồn methanol ở các bang phía tây nam gồm Arizona và New Mexico trong tháng 5 và tháng 6. Ba trong số 15 bệnh nhân ngộ độc được xuất viện nhưng bị suy giảm thị lực, 4 ca tử vong.
Putin tuyên bố Nga đã có vaccine Covid-19
Tổng thống Nga tuyên bố nước này đã phát triển loại vaccine đầu tiên cung cấp khả năng "miễn dịch bền vững" chống Covid-19.
"Sáng nay, lần đầu tiên trên thế giới, một loại vaccine chống Covid-19 đã được đăng ký" tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp qua truyền hình với các bộ trưởng hôm nay.
Putin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã nghiên cứu ra vaccine và mô tả đây là "một bước tiến rất quan trọng đối với thế giới". Ông nhấn mạnh vaccine đã trải qua các thử nghiệm cần thiết.
Một trong hai con gái của ông đã được tiêm vaccine và cảm thấy khỏe mạnh. "Tôi nghĩ theo nghĩa này, con gái tôi đã tham gia thử nghiệm vaccine", Tổng thống Nga cho hay.
Thứ trưởng Y tế Nga Oleg Gridnev cho biết vaccine này được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển. Tổng thống đã giao nhiệm vụ cho chính phủ đảm bảo tài trợ tiêm phòng cúm và Covid-19 sau khi vaccine được đăng ký, lưu ý rằng có tới 60% người Nga nên được tiêm phòng cúm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Saint Petersburg hôm 26/7. Ảnh: Reuters.
Bộ Y tế Nga trước đó cho biết việc tiêm chủng hàng loạt có thể bắt đầu vào tháng 10. Theo Bộ trưởng Y tế Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko, những người thuộc "nhóm nguy cơ", như nhân viên y tế, có thể được tiêm vaccine trong tháng này.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong đợt thử nghiệm cuối cùng đối với các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine, kết quả cho thấy khả năng miễn dịch ở tất cả người tham gia.
Các thử nghiệm lâm sàng của vaccine bắt đầu ngày 18/6 và gồm 38 tình nguyện viên. Tất cả người tham gia đều phát triển khả năng miễn dịch. Nhóm đầu tiên xuất viện ngày 15/7 và nhóm thứ hai vào ngày 20/7.
Trước đó, các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn" dưới áp lực từ chính quyền. Tổng thống Putin xem mục tiêu tìm ra vaccine Covid-19 là ưu tiên hàng đầu, trong bối cảnh Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 897.000 ca nhiễm và hơn 15.000 ca tử vong.
Cách tiếp cận nhanh chóng của Nga, với chỉ ba tháng thử nghiệm vaccine, rất khác so với Tây Âu và Mỹ, nơi các nhà nghiên cứu thường tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ ba suốt nhiều tháng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng kêu gọi Nga tuân thủ hướng dẫn sản xuất vaccine an toàn và hiệu quả sau khi Moskva công bố kế hoạch khởi động sản xuất hàng loạt vaccine Covid-19 vào tháng 9, giúp cung cấp "vài triệu liều" mỗi tháng vào năm tới.
Tuy nhiên, thực tế Nga cũng sở hữu nhiều thành tựu về vaccine, như tạo ra vaccine phòng Ebola đã được chính phủ cấp phép dùng trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời được kỳ vọng sớm triển khai ở Congo. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố ông tình nguyện tiêm mũi vaccine đầu tiên do Nga sản xuất để thể hiện sự tin tưởng và biết ơn.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 20,2 triệu người nhiễm và gần 740.000 người tử vong. Đại dịch chứng kiến sự huy động kinh phí và nghiên cứu chưa từng có để gấp rút ra mắt loại vaccine có thể bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới. Gần 30 quốc gia tham gia cuộc đua sản xuất vaccine, trong đó có Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc.
Hơn 20 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 20 triệu ca nCoV, hơn 737.000 người chết, nhiều nước phải áp lệnh tái phong tỏa do làn sóng Covid-19 lần hai. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 20.229.983 ca nhiễm và 737.640 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 230.945 và 4.503 ca sau 24 giờ, trong khi 13.037.302 người đã bình phục,...