7 ngành học đắt đỏ tại Mỹ
Tại nhiều trường đại học ở Mỹ, một số ngành học có mức học phí đắt đỏ. Ước tính, sinh viên phải chi ít nhất 200.000 USD để hoàn thành chương trình học.
1. Lịch sử và Luật ( Sarah Lawrence College): Thành lập năm 1926 tại Bronxville, New York (Mỹ), Sarah Lawrence College ban đầu là trường dành cho nữ sinh, sau đó chuyển thành cơ sở đào tạo hỗn hợp năm 1969. Chương trình Lịch sử và Luật là ngành học có mức phí đắt đỏ nhất thế giới, khoảng 402.000 USD cho 4 năm học.
Đây cũng là đại học có tỷ lệ sinh viên được hỗ trợ tài chính cao nhất tại Mỹ, khoảng 65%. Những sinh viên nổi bật của trường là Amanda Burden, Giám đốc Sở Quy hoạch Thành phố New York và Rahm Emanuel, cựu Thị trưởng Chicago, từng là Chánh văn phòng Nhà Trắng cho cựu Tổng thống Barack Obama. Ảnh: Pinterest .
2. Luật (Đại học Vanderbilt): Tọa lạc tại Nashville, bang Tennessee (Mỹ), Đại học Vanderbilt được thành lập để tôn vinh ông trùm vận tải biển và đường sắt “Commodore” Cornelius Vanderbilt. Theo FinancesOnline , Đại học Vanderbilt là nơi sản xuất loạt chương trình Luật nổi tiếng và đắt đỏ bậc nhất tại Mỹ. Ước tính, một khóa học Luật tại trường có thể lên đến 375.000 USD. Fred Thompson, cựu Thượng nghị sĩ Mỹ và Cornelia Clark, Thẩm phán Tòa án Tối cao Tennessee, từng là sinh viên của trường. Ảnh: Summit Education.
3. Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Đại học Columbia): Thành lập năm 1774, Đại học Columbia luôn xếp hàng đầu những trường đại học đắt đỏ nhất tại Mỹ và toàn thế giới. Đặc biệt, chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) của trường được coi là đắt nhất, khoảng 317.000 USD/khóa đào tạo. Trường là nơi lý tưởng dành cho sinh viên có đam mê kinh doanh, vì thế, tỷ lệ cạnh tranh và yêu cầu đầu vào cũng ở mức cao. Ảnh: The New York Times .
Video đang HOT
4. Chính sách công và Luật (Trinity College): Thành lập năm 1823, Trinity College là cơ sở giáo dục đại học lâu đời thứ hai tại bang Connecticut (Mỹ). Trước đây, trường chỉ nhận sinh viên nam. Đến năm 1969, sinh viên nữ được phép ghi danh vào trường. Chương trình đắt đỏ nhất tại Trinity College là Chính sách công và Luật với mức học phí lên đến 308.000 USD. Theo US News , tỷ lệ chấp nhận sinh viên của trường là 33%, tỷ lê giảng viên/sinh viên là 1/10. Ảnh: Trinity College.
5. Thạc sĩ Nghệ thuật tự do (St. John’s College): St. John’s College nổi tiếng là trường đại học có khuôn viên rộng rãi nhưng tỷ lệ giảng viên/sinh viên khá thấp, khoảng 1/7. Thạc sĩ Nghệ thuật tự do của St. John’s College được biết đến là chương trình chất lượng hàng đầu và có mức học phí cao, khoảng 308.000 USD. Chương trình học được chia thành 5 phân đoạn kéo dài, bao gồm: Chính trị – Xã hội; Lịch sử; Triết học và Thần học; Văn học và Toán học; Khoa học Tự nhiên. Ảnh: Visit Annapolis.
6. Âm nhạc (Bard College): Thành lập năm 1860 với tên ban đầu là St. Stephen’s College, Bard College là cơ sở giáo dục đại học tư thục danh tiếng tại Mỹ. Dù không phải trường chuyên về đào tạo âm nhạc, ngành Âm nhạc tại trường vẫn được đánh giá cao, thường xuyên lọt tốp đầu tại Mỹ. Ước tính, chi phí theo học ngành Âm nhạc tại trường là 271.000 USD. Ảnh: Blendspace .
7. Nghiên cứu truyền thông (Vassar College): Vassar College đươc thành lập năm 1861, làm nơi đào tạo nữ sinh. Sau đó, trường thay đổi chính sách để thu hút thêm sinh viên nam ghi danh. Nghiên cứu truyền thông của Vassar College được liệt kê vào danh sách những ngành có tỷ lệ thu hút sinh viên cao, mức học phí khoảng 223.000 USD/khóa. Nhà sáng lập Whalerock Industries, Lloyd Braun, từng là sinh viên của trường. Ảnh: LinkedIn .
Nam sinh trường Nội Vụ điển trai cao 1m85 chia sẻ bí quyết học 2 ngành cùng lúc vẫn giỏi
Trong khi nhiều sinh viên học một ngành đã thấy vất vả, thì cậu bạn Tuấn Dũng lại cho rằng, chỉ cần quản lý tốt thời gian thì học cùng lúc 2 ngành vẫn đạt được kết quả cao trong học tập.
Phạm Tuấn Dũng sinh năm 1999 đến từ Hạ Long, Quảng Ninh, đang là sinh viên trường Đại học Nội Vụ. Do yêu thích cả hai ngành Quản lý Văn hóa và Luật nên cậu bạn quyết tâm theo học cả hai.
Tuấn Dũng chia sẻ: "Học song bằng là hình thức đào tạo mà theo đó, sinh viên sẽ theo học hai ngành đào tạo cùng lúc. Việc học song bằng này sẽ giúp mình có thể tối ưu tối đa năng lực học của bản thân. Ngoài việc được đào tạo về chuyên ngành chính mà mình đang theo học, mình cũng như các bạn sinh viên có thể học thêm một văn bằng của trường đại học khác hay của chính trường mình để nâng cao kiến thức".
Nam sinh trường Nội Vụ cho biết thêm: "Bản thân mình thấy học song bằng cũng đi kèm nhiều vấn đề như việc sắp xếp thời gian học song song và áp lực từ lượng kiến thức, đặc biệt là hai ngành dễ bị trùng lịch. Để giải quyết vấn đề đó bản thân mình cẩn sắp xếp lịch học khoa học, đặt việc học chuyên ngành chính lên trước và đăng kí theo tín chỉ của ngành học thứ 2 vào các buổi tối, cuối tuần, ngày nghỉ để không bị trùng lịch học. Việc học song bằng đem lại cho mình nhiều kiến thức nhưng song song với đó là lượng công việc bài vở, luận án gấp đôi".
Sắp xếp thời gian học tập khoa học nên Tuấn Dũng luôn hoàn thành tốt việc học ở trường. Do lịch học khá dày nên cậu bạn rất trân trọng những kì nghỉ lễ. Khi có những ngày nghỉ, Tuấn Dũng thường dành thời gian đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, trải nghiệm cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
"Mình cảm thấy không cần đi đâu xa mà chính ngay đất nước chúng ta, khi tận hưởng và đồng hành cùng đúng người thì đi đâu cũng khiến mình thoải mái, vui vẻ. Hãy cùng tận hưởng, chụp những bức ảnh đẹp và lưu giữ kỉ niệm một cách chân thật nhất, đơn giản nhưng đó là niềm vui trong cuộc sống mà dễ dàng nhưng cũng khó nhận ra" - Nam sinh trường Nội Vụ chia sẻ.
Không chỉ học giỏi, Tuấn Dũng còn được chú ý với gương mặt điển trai và chiều cao đáng mơ ước 1m85. Nhờ lợi thế đó, cậu bạn luôn chiếm spotlight khi tham gia các sự kiện của đoàn trường, hội báo toàn quốc, tuyển sinh,...
Chia sẻ về dự định tương lai, Tuấn Dũng cho biết trước mắt sẽ tiếp tục tập trung vào việc học để hoàn thành 2 chuyên ngành đang theo đuổi. Cậu cũng muốn nhắn nhủ tới các bạn sinh viên rằng: "Các bạn có ý định học thêm 2 ngành chỉ cần phân bổ thời gian hợp lý và đừng quá chú trọng hay học lệch ngành nào cả. Sẽ có những lúc cảm thấy áp lực, nhưng đừng nản chí mà hãy nghĩ đến những thuận lợi của việc học song ngành, đó là biết nhiều kiến thức hơn, tốt nghiệp đi xin việc sẽ có nhiều cơ hội hơn".
Nữ sinh ngành Luật có khuôn mặt khả ái, nhiều năm đạt học bổng, ước mơ trở thành nhà báo Nguyễn Thị Thảo là sinh viên tiêu biểu của Học viện Thanh thiếu niên khi xuất sắc đạt học bổng nhiều học kỳ, tích cực tham gia công tác đoàn và còn là cộng tác viên của tạp chí. Nguyễn Thị Thảo (SN 2000), đến từ mảnh đất Bắc Giang, hiện là sinh viên năm 3 chuyên ngành Luật thuộc Học viện Thanh...