7 mẹo tiết kiệm của cô gái sống tại thành phố New York đã áp dụng để sống với 60 USD (gần 1,4 triệu đồng)/tuần
Theo thống kê, trung bình mỗi người sinh sống tại New York sẽ chi khoảng 300 – 400 đô (7-9 triệu đồng)/tuần, chưa bao gồm tiền thuê nhà. Vậy làm cách nào để có thể tiết kiệm và sống với mức chỉ 60 đô (1,4 triệu đồng)/tuần như Kathleen Elkins?
Kathleen Elkins đã thực hiện “chế độ tiền mặt” – và chế độ này đã kéo dài được hai tháng, ngân sách mà cô sử dụng là 60 đô la (gần 1,4 triệu đồng) một tuần để trang trải mọi thứ (bao gồm cửa hàng tạp hóa, quán bar và nhà hàng, giặt là, giấy vệ sinh và phương tiện đi lại) ngoài những chi phí cố định của mình.
Sau 4 tuần chi tiêu dưới 60 đô (1,4 triệu đồng) mỗi tuần, cô đã học được một số cách hay để chi tiêu hữu ích từng đồng tiền ở một thành phố đắt đỏ như New York.
Nếu bạn đang muốn tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn, đây là 7 mẹo mà cô đã chia sẻ.
Kathleen Elkins.
Kathleen Elkins luôn dành 5 phút vào cuối mỗi ngày để ghi lại mọi thứ mình đã mua vào bảng tính Excel. Thói quen này giúp cô có thể thấy chi phí tổng một cách dễ dàng.
Chúng ta vốn sẽ không nhận ra mình đã tiêu bao nhiêu tiền cho đến khi bắt đầu viết ra tất cả những gì mình mua. Và bảng theo dõi này giúp cho cô có ý tưởng về những chi tiêu mà cô xu hướng chi tiêu vô tâm và những điều cô có thể cắt giảm. Cuối mỗi ngày cô cũng ghi lại một khoản chi không quá cần thiết mà cô đã thực hiện.
Bảng thống kê này cũng giúp cô có trách nhiệm hơn – nó giúp cô cảm thấy cần cân nhắc hơn trong mỗi lần mua hàng.
Nó cũng thách thức cô phải giảm chi phí mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng. Việc ghi lại chi phí trở thành một trò chơi và cô bắt đầu xem mình có thể chi tiêu trong khoảng 0 – 5 đô la (khoảng 115.000 đồng) trong bao nhiêu ngày liên tiếp.
Một bảng excel sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát chi tiêu từng ngày, tuần và tháng.
Cô cũng luôn biết chính xác số tiền còn lại trong ngân sách của mình nhờ việc nhìn vào bảng thống kê này. Ví dụ: nếu Thứ Hai và Thứ Ba là những ngày có mức chi tiêu cao, cô sẽ đảm bảo cắt giảm cho những ngày còn lại trong tuần.
2. Làm đồ ăn tại nhà
Nhà hàng và các quầy bar luôn có cách khiến bạn phải chi nhiều hơn. Bạn càng làm nhiều thực phẩm ở nhà, bạn càng tiết kiệm được nhiều hơn. Thêm vào đó, tự nấu ăn sẽ đảm bảo vệ sinh hơn là ăn bên ngoài.
Cô cũng cố gắng hạn chế số lần đi siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi, bởi đây cũng chính là lúc cô thường nhặt thêm đồ ăn vặt hay đồ uống.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Kathleen Elkins loại bỏ hoàn toàn các nhà hàng và quán bar – cô vẫn xem chúng là một cách thú vị để giao lưu và cô chỉ cần đảm bảo rằng cô thiết lập ngân sách cho việc ăn uống ở ngoài và tuân theo ngân sách mà mình đề ra
3. Cắt giảm hóa đơn tạp hóa
Video đang HOT
Hóa đơn hàng tạp hóa hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn – bạn không bị ràng buộc vào một hợp đồng như đang sử dụng điện thoại di động hoặc internet – và bạn rất có thể tìm được cách cắt giảm.
Hãy bắt đầu bằng cách tìm ra số tiền bạn chi tiêu cho cửa hàng tạp hóa mỗi tháng. Xem bảng sao kê thẻ tín dụng của bạn hoặc sắp xếp các biên lai mua sắm. Sử dụng dữ liệu để lập một ước tính và sau đó đặt mục tiêu cắt giảm con số đó.
Đặt mục tiêu thực tế, chẳng hạn như cắt giảm 25% hóa đơn hoặc một số tiền cụ thể, điều đó sẽ có ý nghĩa đối với thói quen chi tiêu của bạn.
4. Đặt mục tiêu tiết kiệm
Có mục tiêu tiết kiệm cụ thể là một chiến lược tiết kiệm tiền cực kỳ hiệu quả. Ví dụ như tiết kiệm đi du lịch, tiết kiệm nâng cấp laptop, điện thoại, xe…
Tiết kiệm du lịch, mua nhà, mua xe, tiền học cho con… Tất cả sẽ là động lực giúp bạn vui vẻ tiết kiệm mỗi ngày.
Mỗi khi bạn chuẩn bị mua một thứ gì đó mà không nhất thiết phải cần đến – ví dụ như một ly cà phê, làm móng … hãy hình dung số tiền đó có thể mua được gì cho bạn khi bạn đi du lịch hoặc những món đồ bạn đang mơ ước và sau đó tự hỏi liệu bạn có nhất thiết phải mua chúng không?
5. Nói không khi cần thiết
Việc tiêu tiền ở bất kỳ thành phố nào cũng vô cùng dễ dàng và áp lực chi tiêu cũng không giúp ích được gì. Nếu bạn bè của bạn đang gọi món khai vị và vài ly đồ uống, rất có thể bạn cũng sẽ làm vậy, ngay cả khi bạn không có tiền.
Sau khi sống bằng tiền mặt 60 đô một tuần, Kathleen Elkins cảm thấy thoải mái hơn khi từ chối các cuộc gặp gỡ một cách lịch sự.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể đồng ý cho những cuộc gặp gỡ mà không hề phải tiêu tiền – hãy cứ tạo dựng các mối quan hệ, gặp mặt bạn bè và người thân.
Chỉ vì ăn uống là cách phổ biến nhất để giao lưu không có nghĩa đó là cách duy nhất. Bạn có thể tìm thấy các hoạt động miễn phí hoặc rẻ hơn trong khu vực của bạn như đi dạo công viên, thăm bảo tàng, triển lãm…
6. Đi bộ, xe đạp hoặc sử dụng phương tiện công cộng để đi làm
Thay vì sử dụng xe máy, ô tô đi làm, bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi bộ đi làm nếu gần.
Như Kathleen Elkins đã sử dụng 12 phút để đi tàu điện ngầm hoặc đi bộ 35 phút để đến nơi làm việc và cách này giúp cô tiết kiệm được 117 đô (2,7 triệu đồng) một tháng.
Trường hợp nếu nhà bạn ở quá xa nơi làm việc, thì bạn có thể hỏi đồng nghiệp và đi chung xe.
Khoảng cách 2km là hoàn toàn có thể đi bộ – vừa không lo tắc đường, vừa rèn luyện sức khỏe và còn tiết kiệm tiền nữa.
7. Chỉ sử dụng tiền mặt
Khi bạn phải chi tiêu eo hẹp, việc không sử dụng thẻ có thể tạo nên sự khác biệt. Nó giúp bạn hiểu rõ và chính xác số tiền bạn đang chi tiêu và số tiền còn lại trong ngân sách của mình. Ngoài ra, việc nhìn thấy những đồng tiền biến mất ngay trước mặt khiến bạn quý trọng chúng hơn.
Rút một số tiền định trước trong tuần và cam kết chỉ tiêu hết số tiền đó. Để thẻ tín dụng của bạn ở nhà nếu bạn muốn quẹt thẻ. Bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự khác biệt mà nó có thể tạo ra.
8 mẹo đơn giản giúp phụ nữ Nhật tiết kiệm chi tiêu gia đình
Đa số phụ nữ Nhật ở nhà giữ vai trò nội trợ nên họ luôn coi trọng việc quản lý chi tiêu trong gia đình để tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt.
1. Tự trồng rau củ tại nhà
Phụ nữ Nhật thường tận dụng những khoảng đất vườn trong nhà để trồng rau sạch, biến nó thành khu vườn nhỏ và tăng gia sản xuất.
Họ thường trồng những loại rau sạch theo mùa, như rau mầm, cà rốt, hành lá, rau gia vị, các loại rau ăn kèm và cả hoa quả nữa. Miễn đất nhà có thể trồng là họ sẽ không bỏ qua.
Học như người phụ nữ Nhật, hãy dành thời gian và công sức chăm bón, bạn chắc chắn sẽ có một nguồn thực phẩm sạch cho bữa ăn gia đình hàng ngày. Đồng thời, tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ trong chi phí sinh hoạt gia đình.
(Hình minh họa).
2. Lên danh sách những món đồ cần mua
Trước khi đi mua sắm, phụ nữ Nhật thường lên danh sách những món đồ cần mua, dự trù ngân sách để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Chỉ nên mua món đồ mình cần chứ không mua thứ mình thích.
Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế tình trạng mua sắm những món đồ không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc.
3. Theo dõi chi tiêu
Phụ nữ Nhật thường quản lý chi tiêu bằng phương pháp Kakeibo nổi tiếng. Điều khác biệt của Kakeibo chính là nó không liên quan đến bất kỳ phần mềm hay ứng dụng công nghệ nào, mà chỉ có sổ và bút. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết ra một cách thủ công, như một cách thiền để quan sát và xử lý thói quen chi tiêu của mình.
Nghiên cứu từ trước tới nay đều chỉ ra vô số lợi ích của phương pháp này khi khiến mọi người biết rõ đã tiêu tiền vào việc gì, sẽ cần chi tiêu vào khoản gì và tiền đầu tư cho tương lai được hoạch định rõ ràng, chi tiết.
4. Tích cực mua hàng giảm giá
(Hình minh họa).
Cuối năm hoặc các dịp lễ là thời điểm siêu thị, cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đây chính là cơ hội tốt để phụ nữ Nhật mua món đồ mình thích với mức giá ưu đãi.
Tuy nhiên, đừng vì ham giá rẻ mà mua những món đồ mà mình không bao giờ dùng đến. Điều này sẽ vô tình biến việc tiết kiệm trở thành lãng phí.
5. Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện năng
Khi mua đồ gia dụng, cần xem xét thông số kỹ thuật của sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ ít điện năng, tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Cân nhắc việc sử dụng các thiết bị đa năng để tiết kiệm không gian sống, tối ưu chi phí mua sắm đồ dùng trong nhà.
6. Làm thêm để tăng thu nhập
Tận dụng khoảng thời gian các con đi học, phụ nữ Nhật thường tìm một công việc làm tại nhà để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình như bán hàng online, viết bài, trông trẻ...
Những công việc làm thêm này tuy không đem lại nguồn thu nhập cao nhưng sẽ giúp chi tiêu trong gia đình dư dả hơn, rút ngắn thời gian tiết kiệm.
7. Nuôi heo đất bằng tiền lẻ
(Hình minh họa).
Phụ nữ Nhật thường mua một chú heo đất và bỏ vào đó những đồng tiền lẻ còn thừa mỗi ngày. Tuy chỉ là số tiền nhỏ nhưng qua thời gian họ có thể tiết kiệm được con số không tồi nhờ phương pháp này.
Bạn có thể dành số tiền này để mua một vài món đồ yêu thích cho con cái hoặc sắm một thiết bị gia dụng hữu ích cho gia đình.
8. Ghi chép chi tiêu mỗi ngày
Cách tốt nhất để phụ nữ Nhật quản lý tài chính gia đình đó là ghi chép cụ thể tất cả các khoản chi tiêu mỗi ngày. Từ đây, họ sẽ biết được mình đã tiêu tiền vào những khoản nào, cần tiết kiệm thêm bao nhiêu để đạt được kế hoạch đã đặt ra.
Các khoản chi trong từng hạng mục ngân sách ghi đó là:
Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn điện nước...
Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim, học tập...
Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm...
Chi phí phát sinh: sửa chữa, ốm đau...
Quyết định bỏ phố về quê sống tối giản, cô gái Nam Định chỉ tiêu tới 1/5 lương nhưng sau 3 tháng phát hiện điều bất lợi này Do ảnh hưởng của dịch bệnh tới công việc của mình mà chị Huyền Trang đã lựa chọn về quê sinh sống. Với các chi phí được cắt giảm triệt để xuống còn 1/5 lương khiến tài chính của chị dư dả hơn so với thời điểm ở thành phố. Tuy nhiên, cũng có nhiều điều bất lợi phát sinh mà chị không...