7 mẹo mua hàng ở siêu thị
Đây chỉ là một trong những mẹo nho nhỏ giúp bạn trở thành người mua hàng thông minh mỗi lần vào siêu thị. Ngoài ra bạn có thể sử dụng 6 mẹo sau.
1. Đi 1 vòng rồi mới mua
Nếu định mua sữa tắm, đừng vội vã bỏ ngay vào giỏ sản phẩm đầu tiên bạn nhìn thấy trên quầy hàng. Hãy đi hết gian hàng và xem ít nhất 3 sản phẩm với mức giá khác nhau.
Những loại ngoại nhập có giá cao hơn sản phẩm sản xuất trong nước, tuy nhiên chất lượng cũng thường tốt hơn. Nếu ngân sách không rủng rỉnh cho lắm, hàng nội địa chất lượng cao cũng có thể khá tốt cho làn da bạn.
2. Chú ý đến các cỡ bao bì
Một vài loại sản phẩm, nhất là đồ uống hay được khuyến mại theo cách tăng thêm …%. Thực chất, không phải lúc nào bạn cũng được lợi đúng như vậy. Các nhà sản xuất đôi khi chỉ thay đổi bao bì (đẹp và to hơn) mà không hề tăng thêm số lượng trong đó.
Vì thế bạn hãy xem kỹ kích cỡ bao bì và so sánh với khối lượng hay dung tích sản phẩm để chắc chắn mình không bị hớ.
Video đang HOT
3. Đừng bị đánh lừa bởi mới hay cải tiến mới
Mới hay cải tiến mới không phải lúc nào cũng có nghĩa là sản phẩm vừa ra mắt hay chất lượng được nâng cao. Có thể đó chỉ là sự thay đổi về màu sắc, hương vị hay đơn giản là sự tăng giảm trong công thức.
Bạn nên tìm những sản phẩm cũ của mặt hàng đó và so sánh, kiểm tra công thức cũng như dữ liệu về dinh dưỡng để không phải trả thêm tiền vô ích.
4. Đừng vội tin vào những lời quảng cáo ngon tuyệt
Ngon tuyệt vời, rất ngon… là chiến lược thu hút khách hàng của các nhà sản xuất. Trung bình, mỗi người đi siêu thị chỉ có 1/17 giây để lướt qua những sản phẩm được bày trên kệ hàng. Nếu không có những dòng chữ này, chắc sẽ khó có lý do để bạn dừng mắt ở mặt hàng nào đó.
Ngon hay không còn tùy thuộc vào khẩu vị mỗi người. Đừng vội chất đầy xe với những loại thực phẩm được quảng cáo là thơm, ngon, mát, bổ ấy trước khi chính bạn tự kiểm nghiệm.
5. Đừng quá tin tưởng vào máy quét giá
Bạn mua cả núi hàng rồi yên tâm trả tiền hóa đơn ở quầy thanh toán? Máy móc bị trục trặc là chuyện bình thường, ngay cả máy quét giá cũng vậy. Bạn nên mua những sản phẩm có đề giá rõ ràng trên quầy, nhẩm tính tổng cộng số tiền cần chi trả để đối chiếu với hóa đơn khi cần, đặc biệt trong những ngày mua sắm cuối tuần.
6. Đừng đi mua đồ lúc đang đói
Khi bạn đói, mọi đồ ăn đều trở nên ngon và hấp dẫn kỳ lạ. Và để làm no mắt mình trước tiên, bạn có xu hướng mua thật nhiều thức ăn hơn mức cần thiết. Nên ăn trước khi đi siêu thị để không rơi vào tình trạng phí tiền cho những món không cần thiết hoặc còn lâu mới dùng tới.
Theo Trí Thức Trẻ
Bí quyết mua hàng tốt và rẻ của một nhân viên văn phòng
Cùng một mặt hàng bán ở chợ - siêu thị - cửa hàng đại lý, thường thì mua ở đại lý sẽ rẻ nhất.
Ảnh minh họa: thewinanews
Tôi làm cho một công ty cổ phần, sáng 8h có mặt ở văn phòng, chiều 5h30 nghỉ, nhưng thường tôi không mấy khi rời công sở trước 6 giờ, một phần vì muốn làm hết việc, một phần vì không muốn ra ngoài sớm tắc đường. Đi từ công ty về nhà mất khoảng 40 phút. Vì thế tôi có hai cách đi chợ, hoặc là sáng sớm hoặc là chiều tối muộn sau khi tan việc.
Tôi sống ở quận 7, TP HCM. Khu vực nhà tôi sống gần chợ, gần một siêu thị to và mấy siêu thị nhỏ, ngoài ra là nhiều cửa hàng đại lý các đồ tiêu dùng. Nếu tính trong bán kính 4km thì còn có thêm hai siêu thị lớn nữa.
Tôi thường khảo giá một mặt hàng ở nhiều nơi bán khác nhau để chọn mua được hàng ở mức giá rẻ nhất. Sau một thời gian, tôi phát hiện ra hàng tiêu dùng ở các cửa hàng đại lý thường rẻ nhất vì họ tốn ít tiền cho chi phí mặt bằng (thường bán luôn tại nhà) cũng như nhân viên (chỉ có vài người) và ông bà chủ thường trực tiếp là người thu ngân. Tuy nhiên, rất nhiều món hàng tặng kèm sản phẩm của nhà sản xuất bị các đại lý này ém đi. Giá cùng một mặt hàng sẽ không giống nhau khi bán tại các siêu thị khác nhau, rất may siêu thị có niêm yết giá để người mua hàng tự so sánh.
Tuy nhiên, khi siêu thị có chương trình khuyến mại giảm giá, thì mặt hàng đó sẽ rẻ hơn cả cửa hàng đại lý. Cùng một mặt hàng nhưng các chương trình khuyến mại ở các siêu thị nhiều khi cũng không giống nhau. Ví dụ một chai nước giặt, siêu thị A có chương trình giảm giá vào đầu tháng 10, siêu thị B tặng kèm một khăn tắm vào tháng 11. Những khi gặp chương trình khuyến mại, tôi thường mua số lượng nhiều hơn để dùng dần. Tôi cũng xem kỹ thời hạn sử dụng để không mua nhiều quá, dùng không kịp trước khi hàng hết hạn.
Về rau củ, thực phẩm tươi sống, hàng bán ở chợ cũng rẻ hơn hàng trong siêu thị. Tuy nhiên, vì hàng chợ bảo quản không tốt nên tôi chỉ mua dịp sáng sớm. Hôm nào không đi chợ sáng kịp, tôi sẽ mua ở siêu thị lúc tan tầm. Đặc biệt nhiều loại rau và thực phẩm chín (đã qua chế biến) đến cuối ngày (sau 18-19h) được giảm giá tại nhiều siêu thị. Những thực phẩm này vẫn đảm bảo chất lượng nếu mua về ăn ngay. Vì thế, đây là mặt hàng yêu thích của tôi, nhưng tôi cũng chỉ mua đủ lượng ăn ngay trong bữa tối đó để không lãng phí.
Còn chồng tôi, khi mua những đồ điện tử cũng thường khảo sát giá ở nhiều nơi. Không cần thiết phải đến tận cửa hàng, chúng tôi khảo giá qua trang web của các siêu thị, đại lý, hoặc gọi điện thoại trực tiếp hỏi. Nhìn chung, những đại lý ít tốn tiền mặt bằng nhân viên sẽ có giá mềm hơn. Tất nhiên khi mua sản phẩm chúng tôi luôn đòi hỏi có giấy bảo hành chính hãng.
Theo vnexpress.net
Cùng Quang Hải và Tiến Dũng "phá đảo" mùa hè, rước quà sành điệu Với ngày hội kem ngon lớn nhất mùa hè này, các bạn trẻ vừa có thể giải nóng với kem, vừa có cơ hội nhận hàng ngàn giải thưởng giá trị từ Merino và Celano. Đến hẹn lại lên, chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhất mỗi mùa hè của Merino và Celano đã trở lại và "lợi hại" hơn xưa. Năm nay,...