7 loại quả là “đặc sản” của mùa hè và những lưu ý cực quan trọng khi ăn
Vào những ngày hè nóng bức, bạn cần tránh ăn nhiều 7 loại quả dưới đây để không gây nóng trong và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.
Trái cây là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng chứa chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh mãn tính. Tuy nhiên, không phải cứ ăn bao nhiêu trái cây cũng tốt, ăn như thế nào cũng được.
Vào những ngày hè nóng bức, bạn cần tránh ăn nhiều 7 loại quả dưới đây để không gây nóng trong và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.
1. Quả mít
Mít là loại trái cây rất thơm ngon và ngọt ngào, chứa nguồn vitamin C dồi dào nên giúp tăng cường miễn dịch rất hiệu quả, tuy nhiên mọi người không nên ăn quá nhiều mít.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia), những người bị rối loạn đường máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, suy thận mạn, sức khỏe yếu, người bị thừa cân, béo phì… cần hạn chế ăn mít. Nguyên nhân là bởi mít có chứa nhiều đường, sẽ gây nóng trong người sau khi ăn, nhất là với những nhóm đối tượng trên. Thậm chí người bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ nên bỏ hẳn ăn mít.
Mỗi lần ăn mít, chúng ta chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi.
Theo chuyên gia, mỗi lần ăn mít, chúng ta chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi. Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, nóng gan, không tốt cho gan thận.
2. Quả na
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, quả na có vị ngọt, hơi chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa lỵ… Quả na chín được dùng với tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho người cao tuổi, người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh.
Video đang HOT
Không phải càng ăn nhiều na càng tốt. Ở người có cơ địa nóng, ăn nhiều na sẽ gây nổi mụn trên mặt cũng như khắp cơ thể, gây nên táo bón khi ăn quá nhiều một lúc. Đối với người mắc tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì không nên ăn quá nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối cao.
Quả chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, kali, sắt, protein… mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chôm chôm có thể ngăn ngừa các bệnh như viêm ruột thừa, sỏi thận, ung thư ruột già hay bệnh trĩ…
Dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyên nên hạn chế ăn chôm chôm trong mùa hè bởi loại quả này gây nhiệt cho cơ thể, có thể kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy đặc biệt là ở những người bị nóng trong.
Ngoài ra, chôm chôm còn là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn nhiều loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.
Theo các chuyên gia, vào ngày nắng nóng, bức bối mỗi người khỏe mạnh chỉ nên ăn khoảng 400-500g chôm chôm/ngày.
4. Quả vải
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh: Quả vải có công dụng làm cho tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực… ăn vải tươi có công dụng làm đẹp da, làm mượt tóc, chống lão hóa. Tuy nhiên, không phải cứ ăn vải càng nhiều sẽ càng tốt.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, quả vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lượng đường cực lớn, ăn quá nhiều sẽ phát sinh mụn nhọt, lúc này không những bạn chẳng dưỡng nhan được mà còn khiến nhan sắc đi xuống.
Quả vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lượng đường cực lớn.
Lương y cũng cho biết: Nếu một lúc ăn khoảng 500g vải trở lên thì lượng đường glucoza đi vào máu vượt quá khả năng hấp thu – chuyển hóa của gan, gây ra phản ứng đường máu thấp, dấu hiệu là chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt…
Theo vị lương y này, mỗi lần ăn vải bạn chỉ nên ăn 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ em.
5. Quả xoài
Xoài làm một trong những món ăn tráng miệng hấp dẫn của mùa hè, tuy nhiên nhược điểm của chúng là nhiều đường, dễ gây nóng trong và nổi mụn nếu ăn quá nhiều…
6. Quả mận
Vị chua ngọt đặc trưng khiến mận là một loại trái cây mùa hè được rất nhiều người ưa thích. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh: Mận rất ngon bổ nhưng mọi người không nên ăn nhiều mận một lúc vì sẽ gây hại cho sức khỏe. Mận có nhiều chất chua có khả năng phân giải Ca-P, protein trong cơ thể, ăn quá nhiều sẽ không tốt. Ngoài ra, ăn quá nhiều mận cũng sẽ khiến bạn bị mụn nhọt, phát ban, nhất là những người có cơ địa nóng.
Mận rất ngon bổ nhưng mọi người không nên ăn nhiều mận một lúc vì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Đông y cũng khẳng định, ăn quá nhiều mận có thể gây ra hiện tượng nóng trong, sinh nhiệt và gây nên mụn nhọt trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường chính vì vậy nên tránh ăn mận kẻo sinh phát ban hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
7. Quả lê
Theo Sohu, ăn quả lê ướp lạnh vào mùa hè, sẽ đem lại cảm giác sảng khoái vì chúng rất nhiều nước, có thể làm dịu cơn khát và giải nhiệt ngay lập tức. Tuy nhiên, quả lê đã tính hàn, nếu còn để lạnh thì có thể ảnh hưởng đến cổ họng của bạn, ngoài ra quả lê cũng chứa nhiều đường có thể gây tăng cân nhanh. Nếu muốn ăn lê trong mùa hè bạn nên ăn với số lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều trong một lúc.
Vì sao ăn mít, sầu riêng dễ bị nóng trong người?
Không có loại quả chín nào là nóng-mát, ngay cả như mít, xoài, vải, nhãn... mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao.
Cùng với thực phẩm như rau củ, thịt, cá, trái cây là nguồn cung cấp các vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người. Tuy vậy vào mùa hè, nhiều người lo sợ rằng các loại quả chín ngọt như xoài, vải, nhãn, mít, sầu riêng... sẽ gây nóng, mọc mụn nhọt, rôm sảy nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn.
Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia "không có loại quả chín nào là nóng cả, ngay cả như mít, xoài, vải, nhãn... mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao".
Điều này cũng được PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội), khẳng định hoa quả thì không có khái niệm nóng lạnh, không phải trái cây có nhiệt độ cao, cho vào miệng là có cảm giác nóng mà loại quả này chứa rất nhiều đường. Khi ăn vào cơ thể thì đường nhanh chóng đi vào máu và biến thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt, làm cho người ăn cảm thấy nóng bức.
Những quả nhiều đường như vải, mít khi ăn đường nhanh chóng đi vào máu và biến thành năng lượng, từ đó sinh ra nhiệt, làm cho người ăn cảm thấy nóng bức. Ảnh: Susan Lee
Do đó theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, những người có cơ địa thường bị mọc mụn nhọt, rôm sảy thì không nên ăn nhiều các loại quả này. Nguyên nhân là do hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng đường trong máu, đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu - nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Bên cạnh đó, những người thừa cân béo phì hoặc những người có nguy cơ bị thừa cân, người bị đái tháo đường cũng cần hạn chế các loại quả có hàm lượng đường cao, nhất là sau bữa ăn chính.
"Để nhận được nhiều dưỡng chất tốt nhất từ hoa quả, mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn từ 400g-500g quả chín. Ăn đa dạng các loại quả khác nhau, sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất, chất xơ cho cơ thể" - viện đưa ra khuyến nghị.
Với người có cơ địa dễ bị mọc mụn nhọt, khi ăn hoa quả chín, số quả ngọt không nên chiếm quá 50% khẩu phần ăn.
Đồng thời, khi ăn nhiều hoa quả ngọt nên tăng lượng nước uống lên khoảng 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, ăn thêm nhiều rau xanh... để lượng đường trong máu được trung hòa và giảm thiểu tình trạng nóng trong người.
Quả vải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn khỏi 'rước họa vào thân' Quả vải giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, đồng, folate, magiê. Vải có tác dụng an thần, tốt cho tim, cải thiện lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất, kiểm soát huyết áp, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên có những 'đại kỵ' khi ăn vải cần nhớ để khỏi gây độc cho cơ...