7 kỳ thi đánh giá năng lực lớn nhất để tuyển sinh đại học 2022
Năm 2022 có nhiều kỳ thi đánh giá năng lực do các ĐH, các trường ĐH lớn tổ chức. Các kỳ thi này đang được nhiều trường đại học trên cả nước sử dụng kết quả để xét tuyển.
Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM
Năm 2022, ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực.
Thời gian và các đợt thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM: Đợt 1 được tổ chức vào ngày 27/3, tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
Đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM dự kiến tổ chức vào ngày 22/5, trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang. Cùng 2 đợt thi đánh giá năng lực là 2 đợt đăng ký xét tuyển khác nhau. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP HCM sử dụng để xét tuyển.
Thí sinh làm đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM với 120 câu hỏi trong thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM có 3 phần, trong đó phần ngôn ngữ có 20 câu hỏi Tiếng Việt và 20 câu hỏi Tiếng Anh; Phần Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu có 30 câu hỏi, phần giải quyết vấn đề có 50 câu.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT (ảnh: Thanh Tùng)
Năm nay khoảng 80 trường đại học và cao đẳng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM. Riêng các trường thành viên ĐH Quốc gia TP HCM đều tăng chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi đánh giá năng lực. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên xét đến 70% chỉ tiêu, Trường ĐH Kinh tế – Luật là 60%, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là 50%, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đến 60% chỉ tiêu.
Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm 2022 ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức khoảng 13 đợt thi đánh giá năng lực.
Thời gian tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội:
Đợt thi thứ nhất diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hoá.
Đợi thi thứ 2 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 tổ chức ở Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM. Đợt thi đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 26-28/2 này với khoảng 2.000 thí sinh tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên.
Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 150 câu hỏi với thời gian làm bài 195 phút.
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực gồm: Tư duy định lượng (50 câu hỏi làm trong 75 phút), Tư duy định tính (50 câu làm trong 60 phút) và Khoa học (50 câu hỏi làm trong 60 phút).
Cách làm bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội: Khi bắt đầu làm bài, máy tính sẽ hiển thị phần thứ nhất là Tư duy định lượng. Thí sinh làm lần lượt các câu. Nếu kết thúc phần thứ nhất trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ hai ngay. Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển. Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để hoàn thành tất cả các câu hỏi.
Video đang HOT
Ở phần thứ hai, tư duy định tính, câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối câu hỏi của phần thi thứ nhất. Nếu kết thúc trước thời gian quy định, thí sinh cũng có thể chuyển sang phần thi thứ ba.
Phần cuối cùng trong bài thi là Khoa học. Nếu kết thúc phần thi này sớm hơn thời gian quy định, thí sinh bấm “Nộp bài”. Còn nếu để hết giờ, máy tính sẽ tự động “Nộp bài”. Khi kết thúc bài thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi của mình và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi.
Hiện đã có 4 đại học và 31 trường đại học sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức để xét tuyển.
Thi đánh giá năng lực vào 8 trường Công an nhân dân
Lần đầu tiên Bộ Công an tổ chức bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh vào 8 trường, học viện trong khối ngành công an bên cạnh các phương thức xét tuyển khác.
Dự kiến yêu cầu bài thi đánh giá năng lực xét tuyển vào khối trường công an: Ngoài việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong chương trình phổ thông, sẽ có các nội dung mới kiểm tra về tư duy logic, kỹ năng phán đoán, xử lý tình huống,… gắn với yêu cầu đào tạo đặc thù của trường công an.
Thí sinh thi đánh giá năng lực khối trường công an thi trong 1 buổi, ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, với hai phần trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm gắn với kiến thức THPT theo tổ hợp xét tuyển mà thí sinh đăng ký và một phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra về những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành công an. Phần tự luận là phần kiểm tra kiến thức môn Ngữ Văn, Toán. Thí sinh có thể chọn một trong hai lĩnh vực này.
Kỳ thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm TP HCM
Trường ĐH Sư phạm TP HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá chuyên biệt. Dự kiến kỳ thi được tổ 2 đợt ở nhiều địa phương. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của các thí sinh thông qua 6 bài thi, cụ thể gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, tiếng Anh. Tùy theo nhu cầu xét tuyển vào các ngành học khác nhau, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi trong số các bài thi ở trên để đăng ký xét tuyển vào các ngành học khác nhau theo đề án tuyển sinh của trường.
Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh phải sử dụng các năng lực của mình để giải quyết và điền kết quả vào ô trống.
Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt Ngữ văn cũng diễn ra trong 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài văn nghị luận xã hội với khoảng 600 từ. Chủ đề bài văn nghị luận xã hội sẽ được ra theo hướng mở.
Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt tiếng Anh, thí sinh làm trong 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 – 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam.
Phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả học tập THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt chỉ áp dụng cho các ngành: Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn Ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc và chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) từ 6.5 trở lên co thể đăng ký dự thi.
(Ảnh: Thanh Tùng)
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý . Trong đó bài thi đánh giá năng lực Toán học có thời gian làm bài 90 phút, bao gồm 31 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận. Đối với các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý có thời gian làm bài 60 phút, gồm 29 – 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận. Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn diễn ra trong 90 phút, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. Thí sinh đăng ký nộp hồ sơ từ ngày 1/3 đến . Thời gian thi ngày 7/5.
Kỳ thi đánh giá tư duy Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Thí sinh có thể đăng ký thi thử bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội (theo hình thức online tại chỗ hoặc online trên máy tính tại phòng thi) trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022. Kỳ thi được tổ chức tại bốn địa điểm gồm Hà Nội (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường trong nhóm), Hải Phòng, Nghệ An và Phú Thọ.
Bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có thời lượng tối đa 270 phút, nội dung gồm các phần Toán (trắc nghiệm, tự luận) với thời lượng 90 phút; Đọc hiểu (trắc nghiệm) với thời lượng 30 phút; Tự chọn 1 (trắc nghiệm) – Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) với thời lượng 90 phút; Tự chọn 2 (trắc nghiệm) – Tiếng Anh với thời lượng 60 phút. Thí sinh có thể chọn 1 hoặc cả 2 phần tự chọn nếu muốn đăng ký xét tuyển với nhiều tổ hợp khác nhau.
8 trường công bố sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển gồm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Mỏ – Địa chất, Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Thuỷ lợi, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Thi đánh giá năng lực Trường ĐH Việt Đức
Trường ĐH Việt Đức sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực TestAS. Để tham dự thí sinh phải thỏa mãn một trong những yêu cầu về năng lực tiếng Anh đầu vào như sau: Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tương đương IELTS học thuật 5.0/TOEFL 42 (iBT) còn hiệu lực; hoặc Đạt ít nhất 71 điểm trong bài thi tiếng Anh onSET. Miễn yêu cầu tiếng Anh đầu vào đối với thí sinh quốc tế đến từ các quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức hoặc thí sinh tốt nghiệp các chương trình THPT quốc tế giảng dạy và thi bằng tiếng Anh.
Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực TestAS đến ngày 02/05. Thời điểm thi ngày 14 và 15/05/2022
Bài thi TestAS bao gồm 2 bài thi thành phần: bài thi kiến thức cơ bản (Core Test) và bài thi kiến thức khối chuyên ngành (Subject – Specific Test). Bài thi kiến thức cơ bản áp dụng cho tất cả các ngành. Bài thi khối kiến thức chuyên ngành phân biệt theo ngành như sau: Đối với ngành Khoa học máy tính là nài thi về Toán học, Khoa học máy tính và Khoa học tự nhiên; Đối với các ngành Kỹ thuật điện và máy tính, Kỹ thuật cơ khí, Kiến trúc, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật môi trường là bài thi về Kỹ thuật; Đối với các ngành Tài chính – Kế toán và Quản trị kinh doanh là bài thi về Kinh tế. Bài thi kiến thức khối chuyên ngành chỉ có giá trị xét tuyển vào các ngành đào tạo tương ứng. Bài thi tiếng Anh “onSet” (40 phút áp dụng đối với thí sinh chưa thỏa mãn các yêu cầu khác về tiếng Anh đầu vào.
Bài thi đánh giá của Bộ Công an sẽ khó hơn đề thi tốt nghiệp THPT
Bài thi đánh giá tuyển sinh trình độ đại học của Bộ Công an gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận, đánh giá kiến thức THPT, khả năng phán đoán, suy luận.
Năm 2022, các trường công an nhân dân vẫn tuyển sinh bằng 3 phương thức. Tuy nhiên, ở phương thức thứ 3, Bộ Công an tổ chức bài thi đánh giá để xét tuyển kết hợp vớ điểm tốt nghiệp THPT, kết quả học tập.
Thí sinh cần làm bài thi đánh giá tuyển sinh của Bộ Công an để đăng ký xét tuyển theo phương thức 3. Ảnh minh họa: Thạch Thảo.
Bài thi đánh giá gồm 2 phần
Cụ thể, phương thức thứ nhất là xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT, quy định của Bộ Công an.
Phương thức 2 là xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (chứng chỉ IELTS academic, TOEFL iBT hoặc HSK...), đạt học lực giỏi trong 3 năm học THPT, phù hợp với quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, quy định của Bộ Công an.
Phương thức thứ 3 có sự thay đổi so với năm ngoái. Thay vì xét tuyển kết hợp kết quả học bạ THPT và điểm thi tốt nghiệp, năm nay, thí sinh phải làm thêm bài đánh giá tuyển sinh của Bộ Công an.
Bài thi đánh giá tuyển sinh trình độ đại học chính quy tuyển mới của Bộ Công an gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận.
Đề thi đánh giá các năng lực cốt lõi để học tập ở bậc đại học của thí sinh, không vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục, văn hóa của Việt Nam. Trong đó, nội dung các câu hỏi để đánh giá trình độ văn hóa phải nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT.
Phần trắc nghiệm bao gồm kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ, phù hợp với tổ hợp đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường công an nhân dân. Phần này tập trung kiểm tra kiến thức trong chương trình THPT hiện hành, độ khó cao hơn so với đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT để tăng khả năng phân loại thí sinh.
Phần tư duy logic tập trung kiểm tra các kỹ năng ghi nhớ, phán đoán, suy luận, đánh giá, nhận xét của thí sinh, phù hợp với lĩnh vực công tác công an.
Ở phần tự luận, thí sinh lựa chọn một trong 2 nội dung văn học, nghị luận xã hội hoặc giải toán.
Tổng thời gian làm bài là 180 phút, trong đó, phần trắc nghiệm 90 phút, phần tự luận 90 phút. Đề thi minh họa được công bố công khai cho thí sinh và xã hội theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Xét tuyển như năm 2021 nếu không tổ chức được kỳ thi
Bài thi đánh giá tuyển sinh trình độ đại học chính quy tuyển mới của Bộ Công an được tổ chức thi sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các học viện, trường công an nhân dân tổ chức thi theo lịch tuyển sinh chung của Bộ Công an.
Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài, việc tổ chức kỳ thi có thể ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, căn cứ tình hình cụ thể, Bộ Công an sẽ quyết định tiếp tục tổ chức thi hay không.
Trong trường hợp Bộ Công an tổ chức được kỳ thi riêng, Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ trì tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả thi tốt nghiệp chiếm 40% tổng điểm xét tuyển. Kết quả bài thi đánh giá chiếm 60% tổng điểm xét tuyển. Điểm được quy về thang điểm phù hợp theo quy định của Bộ GD&ĐT, cộng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định của 2 bộ.
Trường hợp do dịch bệnh, không tổ chức bài thi đánh giá, điểm xét tuyển được thực hiện như năm 2021.
Cụ thể, kết quả học bạ THPT chiếm 25%, kết quả thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT chiếm 75% tổng điểm xét tuyển.
Trường hợp do dịch bệnh, cả 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và bài thi đánh giá tuyển sinh đều không được tổ chức, các trường công an nhân dân sử dụng kết quả học bạ THPT làm điểm xét tuyển tương tự xét tuyển các thí sinh được đặc cách tốt nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh xét tuyển trong năm 2021.
Ngoài ra, năm nay, công tác tuyển sinh trường công an nhân dân cũng có thêm điểm mới ở phần sơ tuyển. Theo đó, yêu cầu chiều cao đối với học sinh nam tăng thêm 2 cm. Các em cần đạt chiều cao tối thiểu 1,64 m thay vì 1,62 m như năm 2021.
Bộ Công an bổ sung bài đánh giá thể lực đối với học sinh muốn đăng ký xét tuyển vào trường công an.
Thí sinh được lựa chọn 2 nội dung để kiểm tra trong số các nội dung rèn luyện thể lực gồm chạy 100 m, chạy 1.500 m (đối với nam), chạy 800 m (đối với nữ), bật xa tại chỗ, co tay xà đơn.
Kết quả chỉ xét đạt hoặc không đạt. Tại thời điểm kiểm tra, thí sinh không kiểm tra được do đau ốm, chữa bệnh, công an nơi sơ tuyển cho em đó kiểm tra vào buổi khác trước thời điểm gửi hồ sơ xét tuyển về các học viện, trường đại học công an nhân dân.
Trường hợp dịch bệnh kéo dài, việc tổ chức kiểm tra khả năng vận động có thể ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, căn cứ tình hình cụ thể, Bộ Công an sẽ quyết định tiếp tục tổ chức kiểm tra hoặc không.
Danh sách 82 trường ĐH-CĐ sử dụng điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM Tính đến thời điểm này đã có đến 1.266 ngành của 49 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng hệ thống xét tuyển chung của ĐH Quốc gia TP.HCM. Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, đến thời điểm hiện tại, đã có 82 đơn vị giáo dục trong cả nước đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh...