7 kiểu kết hợp thực phẩm tốt nhất
Bằng cách kết hợp một số loại thực phẩm với nhau, công dụng của chúng còn tốt hơn rất nhiều. Điển hình là 7 cách kết hợp thực phẩm siêu hiệu quả như sau.
Ai cũng biết rằng sữa cung cấp cho xương chắc khỏe và cà rốt giúp cho thị lực của chúng ta tốt hơn. Điều này là hiển nhiên, không có gì mới lạ. Nhưng bạn có biết rằng, bằng cách kết hợp một số loại thực phẩm với nhau, công dụng của chúng còn tốt hơn rất nhiều?
Điển hình là 7 cách kết hợp siêu tốt như sau:
1. Canxi Inulin = Dạ dày khỏe mạnh, xương chắc khỏe
Nếu dạ dày bạn đôi lúc có những “rắc rối”, bạn nên biết về inulin (một loại chất xơ). Inulin giúp cân bằng các mức của vi khuẩn “tốt” trong hệ thống tiêu hóa, nó đồng thời cũng mang lại lợi ích cho xương bằng cách tăng cường hấp thu canxi. Bổ sung inulin kết hợp canxi chính là một cách rất tốt để bổ sung chất xơ hiệu quả, nhưng có thể bạn đang bỏ qua.
Nguồn thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, pho mát (tất cả các loại), bông cải xanh, cải xoăn, đóng hộp với xương cá hồi và cá mòi, đậu hũ được làm bằng clorua canxi, sulfat canxi, hạnh nhân, nước cam có bổ sung, đậu nành tăng cường, gạo, sữa hạnh nhân…
Nguồn tốt của Inulin: Atisô, rau bồ công anh, hành, tỏi, tỏi tây, rau diếp xoăn, chuối, bột mì, măng tây
Ý tưởng kết hợp:
- Chuối với ngũ cốc với sữa không béo
2. Canxi Vitamin D = Xương chắc khỏe
Bao giờ tự hỏi tại sao uống sữa cần được tăng cường vitamin D. Cơ thể chúng ta cần một mức độ vitamin D đủ cao để hấp thu canxi, tăng cường cấu tạo xương.
Nguồn canxi tốt: Bông cải xanh, sữa, sữa chua, phô mai, nước cam, đậu nành, gạo, sữa hạnh nhân…
Nguồn tốt của Vitamin D: Cá hồi, cá mòi, cá ngừ trắng đóng hộp, cá trích, lòng đỏ trứng, đậu nành, gạo, sữa hạnh nhân hoặc sữa bò…
Video đang HOT
Ý tưởng kết hợp:
- Cá hồi nướng với cải xoăn xào
- Bông cải xanh, pho mát với món trứng tráng
- Cá ngừ làm tan chảy với pho mát ít chất béo và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
3. Vitamin E Vitamin C = Tăng cường thị lực
Muốn giữ thị lực của bạn tốt hơn, hãy quan tâm nhiều hơn đến viatmin E. Vitamin E có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng (một nguyên nhân chính gây mù lòa). Nếu kết hợp vitamin E với vitamin C thì hiệu quả đạt là tốt nhất.
Nguồn vitamin E tốt nhất: Hạnh nhân (và bơ hạnh nhân), lạc (bơ đậu phộng), mầm lúa mì, hạt hướng dương, đậu nành…
Nguồn vitamin C tốt nhất: Trái cây họ cam quýt, kiwi, ổi, ớt chuông, bông cải xanh, cải Brussels, cà chua, dâu tây, khoai tây…
Ý tưởng kết hợp:
- Bơ đậu phộng và dâu tây thái lát (trên một bánh sandwich hoặc bánh mì nướng)
- Salad với cam quýt và bánh nướng hạnh nhân
4. Sắt Vitamin C = Năng lượng
Hãy quên đi cảm giác “Tôi rất mệt mỏi” bằng cách cung cấp đầy đủ cho cơ thể các chất sắt, giúp vận chuyển oxy đến cơ bắp của bạn, não và khắp cơ thể. Vitamin C giúp giữ cho nướu răng, trái tim và làn da khỏe mạnh, và giúp tế bào hấp thụ chất sắt nhiều hơn. Bạn có thể tìm thấy sắt trong thức ăn thực vật (trái cây, rau, đậu) và các loại thịt động vật (thịt đỏ, thịt gà, trứng). Nhưng cơ thể sẽ gặp khó khăn với việc hấp thụ sắt từ thực phẩm là thực vật, đó là lý do tại sao kết hợp sắt với vitamin C là một cách kết hợp thông minh và hiệu quả.
Thực phẩm giàu sắt: Rau bina, bột yến mạch, đậu phụ, mầm lúa mì, quinoa, tinh bột đậu (bao gồm cả màu đen, đậu nành, đậu xanh)…
Nguồn vitamin C: Trái cây họ cam quýt, kiwi, ổi, dâu tây, cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, Brussels, khoai tây…
Ý tưởng kết hợp
- Salad rau bina với lát cam
- Đậu Burrito với salsa
- Bột yến mạch với dâu tây
5. Vitamin K chất béo = Tốt cho tim và xương
Nếu ăn đúng loại, chất béo cũng rất tốt cho cơ thể. Các chất béo “tốt” (mono – và không bão hòa đa, bao gồm omega-3) có lợi ích sức khỏe lớn như giảm cholesterol. Nếu không có chất béo, cơ thể không thể hấp thụ vitamin, bao gồm cả một số vitamin K – rất quan trọng để xây dựng xương và máu đông.
Nguồn vitamin K tốt: Rau bina, củ cải Thụy Sĩ, củ cải, bông cải xanh, cải bắp, cải Brussels…
Nguồn chất béo tốt: Bất kì loại hạt nào, bao gồm quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, dầu ô liu, hạnh nhân, dầu hạt cải, hạt lanh, mè nướng, bơ…
Ý tưởng kết hợp:
- Củ cải Thụy Sĩ, rau bina, bông cải xanh xào trong dầu ô liu
- Cải Brussels với hạnh nhân
6. Beta-Carotene/Vitamin A chất béo = Sáng da
Beta-carotene cần kết hợp với chất béo để tăng cường sự hấp thụ và chuyển thành vitamin A trong cơ thể, giúp cho da sáng hơn, trẻ trung hơn. Vitamin A cũng đóng một vai trò quan trọng trong một hệ thống miễn dịch và sinh sản lành mạnh. Nhưng nó cần chất béo để giúp cơ thể hấp thụ.
Nguồn Beta-Carotene: Cà rốt, quả mơ, dưa đỏ, khoai lang, đu đủ, cải xoăn, rau bina…
Nguồn chất béo: Các loại hạt bao gồm quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, dầu ô liu, quả hạnh, dầu hạt cải, hạt lanh, mè, bơ…
Ý tưởng kết hợp:
- Khoai tây, khoai lang chiên với dầu ô liu hoặc dầu canola
- Cà rốt nhúng trong dầu ô liu
- Mơ khô, sấy khô đu đủ, hạnh nhân và quả óc chó
7. Kẽm Các hợp chất lưu huỳnh = Hệ thống miễn dịch mạnh
Đây sẽ là tin vui với những người yêu thích sự hành tây và tỏi. Hai loại gia vị này có tác dụng làm tăng hương vị cho thực phẩm. Các hợp chất lưu huỳnh trong hành và tỏi giúp tăng cường hấp thu kẽm, tốt cho khả năng miễn dịch và chữa lành vết thương.
Nguồn phong phú kẽm: Tất cả các loại ngũ cốc, bao gồm gạo nâu và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu…
Nguồn chứa lưu huỳnh: Hành, tỏi…
Ý tưởng kết hợp
- Gạo đỏ với hành caramel
- Bột mì làm thành bánh với pho mát kem và hành tây thái lát
Theo PNO
Loét miệng - Dấu hiệu của bệnh nguy hiểm?
Tôi rất hay bị loét miệng, phải hơn một tuần mới liền. Xin hỏi, đó có phải là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào không, thưa bác sĩ?
Các vết loét trong miệng thường có màu trắng hay vàng, được bao quanh bằng quầng màu đỏ, xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong má. Đây chỉ là một bệnh lý thuộc về răng miệng, chứ không phải là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm như bạn nghĩ. Tuy nhiên, các vết loét thường gây ra cảm giác đau đớn, nhất là khi chúng ta ăn uống, thậm chí nếu mọc thành đám lớn còn gây sốt. Nguyên nhân gây loét miệng thường là do thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12, vitamin C và chất sắt; thiếu cân bằng hormon, mắc bệnh đường ruột; vệ sinh răng miệng không đúng cách, bị viêm nhiễm vùng khoang miệng; dị ứng thức ăn; stress...
Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Các vết loét này thường tự khỏi sau từ 7 - 10 ngày. Nhưng nếu để tự khỏi thì rất khó chịu, nên nếu thấy có dấu hiệu bị loét miệng, bạn thử áp dụng một số biện pháp sau: ngoài đánh răng ngày 2 lần bạn nên thường xuyên súc miệng với nước muối nhạt để làm sạch khoang miệng; uống nhiều nước, tăng thêm khẩu phần rau và trái cây giàu vitamin C như: cam, chanh, rau cải; uống vitamin B2 để niêm mạc miệng nhanh liền; chấm nhẹ nước magiê cacbonat lên chỗ viêm loét vài lần mỗi ngày; tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng có thể khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn.
Theo PNO
Những cặp đôi thực phẩm có ích cho sức khỏe Tiêu thụ cùng lúc những thực phẩm có ích cho sức khỏe có thể mang lại những giá trị dinh dưỡng lớn hơn cho cơ thể. Sau đây là 10 nhóm thực phẩm mà bạn nên kết đôi chúng lại với nhau trong chế độ ăn uống hàng ngày để có được những lợi ích tốt nhất. Hai luôn tốt hơn một Kết...