7 học sinh bị đuối nước, Bộ GD-ĐT nói gì?
“Vụ 7 em học sinh chết đuối khi đi dã ngoại là một sự việc rất đau buồn đối với ngành giáo dục. Đây cũng là bài học chung cho tất cả các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức quản lý học sinh khi đi tham quan, dã ngoại”.
Ông Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên – Bộ GD ĐT trả lời báo Dân Việt xung quanh cái chết của 7 học sinh tại biển Cần Giờ.
Thưa ông, hàng năm Bộ GD ĐT có những chỉ đạo hướng dẫn gì cho các trường trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi tham quan, dã ngoại không?
- Trong hướng dẫn công tác HSSV hàng năm, Bộ đã có chỉ đạo các cơ sở giáo dục quan tâm, và thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học, trong đó có nhấn mạnh vấn đề đuối nước của các em học sinh, việc tổ chức cho các em tham quan, dã ngoại. Ngoài ra, Bộ còn có văn bản chỉ đạo, nhắc nhở riêng trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn giao thông và việc quản lý để khắc phục tình trạng học sinh bị đuối nước.
Ông Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên – Bộ GD ĐT
Trước sự việc đau xót của 7 học sinh tại biển Cần Giờ, Bộ GD-ĐT có chỉ đạo gì trong việc hỗ trợ gì cho gia đình các em vượt qua khó khăn?
Video đang HOT
- Đây là sự việc xảy ra rất đau buồn đối với ngành giáo dục nói chung và của gia đình các em học sinh nói riêng, ngay trong ngày 30.12, Bộ đã có thư thăm hỏi, chia buồn và động viên gia đình các nạn nhân. Đồng thời kịp thời hỗ trợ mỗi gia đình học sinh bị nạn 2 triệu đồng. Bộ cũng đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường, các thầy cô giáo tích cực hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, giúp gia đình các em học sinh xử lý các công việc liên quan và lo hậu sự cho các em bị nạn.
7 học sinh bị đuối nước trong khi đang đi dã ngoại có sự giám sát, bảo hộ của thầy cô và nhà trường, vậy việc truy cứu trách nhiệm những người có liên quan được thực hiện như thế nào?
- Bộ cũng chỉ đạo Sở và trường phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý những cán bộ, giáo viên có sai phạm trong quản lý để xẩy ra sự cố đáng tiếc này theo quy định hiện hành. Đây cũng là bài học chung cho tất cả các cơ sở giáo dục và yêu cầu các nhà trường rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm việc tổ chức và quản lý học sinh khi đi tham quan, dã ngoại.
Các hoạt động ngoại khóa tại các trường ở nước ta hiện đang được thực hiện như thế nào? Có gặp nhiều khó khăn không thưa ông?
- Theo tôi, việc thực hiện các hoạt động ngoại khóa tại các trường hiện nay là rất bổ ích cho công tác giáo dục toàn diện trong học sinh, sinh viên, các nhà trường đã tích cực triển khai và tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh, sinh viên tham gia.
Tuy nhiên, cũng do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, quỹ thời gian của các em còn hạn hẹp, do đó các trường chưa có điều kiện tổ chức nhiều và thường xuyên các hoạt động bổ ích này, mà tùy điều kiện của từng trường để nhà trường tổ chức cho các em tham gia. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại cần đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, chăm sóc và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Theo TTVN
Bộ GD-ĐT nói gì về dạy bơi trong trường học?
Một số địa phương đã có sáng tạo tổ chức dạy bơi theo mô hình dựng lồng bơi tại ao,...
Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học - Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Định cho biết: "Hàng năm, đặc biệt là vào dịp hè, Bộ GD-ĐT thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức xã hội tổ chức các lớp tập huấn nâng cao về kỹ năng dạy bơi và cứu đuối nước cho các giáo viên dạy bơi tại các cơ sở giáo dục để các giáo viên này tổ chức trang bị kỹ năng bơi lội cho các em học sinh, tránh những tai nạn đuối nước đang tiếc xảy ra..."
Theo ông Định, bơi lội là một trong các môn học thể thao tự chọn được giảng dạy trong các nhà trường phổ thông đã được Bộ chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2010 nhằm trang bị những kỹ năng bơi lội, ứng cứu cần thiết... cho các em học sinh.
Theo đó, các địa phương đã triển khai tuyên truyền đến học sinh và các bậc phụ huynh việc phòng, chống tai nạn đuối nước và tổ chức dạy bơi cho học sinh, nhất là ở các địa phương có điều kiện về cơ sở vật chất như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh...
Nhiều cơ sở giáo dục cần tăng cường xã hội hóa trang bị kỹ năng bơi lội cho học sinh
Bộ đã có công văn số 664/BGDĐT hướng dẫn các Sở GD-ĐT trong cả nước triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015.
Từ đây, một số địa phương đã có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất rất lớn cho công tác này như: TP. Đà Nẵng đã có gần 20 bể bơi mini, được trang bị cho các trường tiểu học và một số bể bơi tự tạo đặt trên bãi biển.
Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương đang triển khai đề án giáo dục bơi, hiện tại đã có 18 hồ bơi trong các trường tiểu học và THCS được đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở giáo dục ở TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để các em được thực hành bơi ở các bể bơi công cộng, bể bơi do tư nhân xây dựng. Một số địa phương đã có sáng tạo tổ chức dạy bơi theo mô hình dựng lồng bơi tại ao, hồ, sông, suối... tùy theo điều kiện thực tế.
Ngoài ra, Bộ cũng quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng bể bơi, đào tạo đội ngũ giáo viên dạy bơi trong nhà trường; tăng cường công tác xã hội hóa, đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo mọi điều kiện để trẻ em, học sinh được tham gia học bơi.
"Trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng chỉ đạo công tác trang bị kỹ năng bơi lội cho học sinh hơn nữa. Đặc biệt là công tác xã hội hóa để các học sinh đều được tham gia bơi lội, phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đồng thời các địa phương đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước cho học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học và THCS..." - Ông Định cho biết.
Ngoài ra, Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng xã hội, đặc biệt là đối với các bậc phụ huynh về phòng, chống tai nạn đuối nước cho các trẻ em, học sinh. Cảnh báo, nhắc nhở các trẻ em, học sinh, nhất là những em chưa biết bơi, không tự mình đi tắm ở những nơi nguy hiểm và không có sự giám sát của người lớn.
Qua thực tế triển khai dạy bơi cho học sinh trong nhà trường hiện nay còn một số hạn chế, chủ yếu là do các các cơ sở giáo dục không có địa điểm tổ chức dạy bơi. Vì vậy, công tác phòng, chống tai nạn đuối nước ở đa số địa phương mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền về nhận thức cho học sinh và các bậc phụ huynh.
Theo TNO
Ngành giáo dục có quên những cách tiết kiệm khác? Có lẽ Bộ GD-ĐT không chỉ phải kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung, mà cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc xiết chặt lại chi tiêu ở những chỗ đã được chỉ đích danh gây lãng phí. Ngày 27/12 Bộ GD-ĐT công bố dự toán năm 2014, chi ngân sách nhà nước của Bộ GD-ĐT ở mức tổng thể...