Ngành giáo dục có quên những cách tiết kiệm khác?
Có lẽ Bộ GD-ĐT không chỉ phải kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung, mà cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc xiết chặt lại chi tiêu ở những chỗ đã được chỉ đích danh gây lãng phí.
Ngày 27/12 Bộ GD-ĐT công bố dự toán năm 2014, chi ngân sách nhà nước của Bộ GD-ĐT ở mức tổng thể giảm đến 10%.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung vì những năm trước các trường đều được tăng mức chi thêm vài phần trăm, nhưng năm nay lại bị sụt giảm. Trong số này, chi thường xuyên sự nghiệp giảm 8%, chi chương trình mục tiêu quốc gia giảm đến 40%.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM phát biểu tại một hội nghị ngày 28/12: “Hầu như thiết bị đưa về, chúng tôi bị ép nhận, các thiết bị không sử dụng được. Tôi cũng không muốn nói nhiều thêm ở đây”. Ảnh: Văn Chung
Bày tỏ tinh thần tiết kiệm triệt để, lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cân nhắc, hạn chế các chuyến công du nước ngoài không cần thiết, tiết giảm việc tổ chức các hội thảo, hội nghị.
Tuy nhiên, có lẽ lãnh đạo Bộ “quên” rằng còn có những cách tiết kiệm khác.
Video đang HOT
Chưa có báo cáo nào tổng kết về hội nghị, hội thảo tốn tiền, nhưng đã có những báo cáo cụ thể về việc ngành giáo dục đang lãng phí tiền ở chỗ nào.
Ngay trước khi ông Ga đưa ra thông điệp tiết kiệm, ông Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – cũng đã bày tỏ sự thất vọng khi có dự án ODA của bộ không hiệu quả, gây lãng phí.
Bằng chứng là trường ông phải miễn cưỡng tiếp nhận các thiết bị từ dự án phát triển giáo viên THPT và trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT.
“Tôi thấy rất thất vọng với dự án giáo viên THPT và trung cấp chuyên nghiệp. Hầu như thiết bị đưa về, chúng tôi bị ép nhận, các thiết bị không sử dụng được. Tôi cũng không muốn nói nhiều thêm ở đây mà sẽ gặp riêng Bộ trưởng để báo cáo, phải làm sao để chấn chỉnh việc sử dụng đồng vốn ODA cho hiệu quả” – ông Dũng nhấn mạnh.
Báo cáo Bộ GD-ĐT nêu rõ tổng kinh phí trao thầu thiết bị năm 2013 của dự án này là hơn 721.000 USD.
Ông Trần Duy Tạo – Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, Thiết bị trường học&Đồ chơi trẻ em (Bộ GD-ĐT) cũng cho biết năm qua có nhiều đơn vị để xảy ra các sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản. Một số đơn vị thuê tư vấn quản lý dự án không hiệu quả. Số kinh phí chi cho quản lý dự án rất lớn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước…
Trong tuần vừa qua, vụ việc chi phí làm đề tài khoa học bị gợi ý “trích lại” 50-60% đã đưa ra ánh sáng “bí mật” về khoa học, công nghệ nước nhà… mà ai cũng biết.
Theo GS Hoàng Tụy, việc trích phần trăm kinh phí làm đề tài khoa học cho hết chỗ nọ, cửa kia để đề tài được cấp kinh phí, được nghiệm thu, trót lọt “đầu vào, đầu ra” đã là điều tồn tại nhiều năm nay. Đó cũng chính là nguyên nhân “giết chết” động cơ nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa học chân chính – cũng là một kiểu lãng phí chất xám.
Ngành giáo dục còn đang lãng phí công sức của hàng trăm nghìn giáo viên với những công việc mà các thầy cô nhìn nhận là “khủng khiếp”, nhưng lại không có nhiều ý nghĩa, lợi ích.
Những thứ “khủng khiếp” này là “Giáo án của giáo viên phổ thông”, như thầy Huỳnh Văn Thế (Trường THPT Măng Thít, Vĩnh Long) chỉ ra.
Giáo viên phổ thông có đủ loại giáo án: giáo án theo lớp (lớp khá, lớp yếu phải khác nhau); giáo án tự chọn (chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao), giáo án trái buổi, giáo án ngoài giờ, hướng nghiệp.
Còn thời gian rảnh, cũng có vô số công việc khác: dự giờ đến thao giảng; viết sáng kiến kinh nghiệm; hồ sơ, sổ sách đủ loại như sổ hội họp, chủ nhiệm, phiếu liên lạc, sổ điểm lớn, sổ điểm cá nhân, vào điểm… Ngoài việc dạy, còn phải đeo hàng loạt công việc như viết sáng kiến kinh nghiệm, công tác chủ nhiệm, theo sát tình hình học trò… cùng đủ các loại họp hành (họp tổ, hội đồng, phụ huynh, công đoàn…) kéo dài suốt năm…
Có lẽ, Bộ GD-ĐT không chỉ phải kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn chung hay giảm hội nghị, công tác, mà cần yêu cầu các đơn vị trực thuộc xiết chặt lại chi tiêu ở những chỗ đã được chỉ đích danh gây lãng phí, bớt những thủ tục rườm rà để giáo viên tập trung giảng dạy học trò… mới là cách tiết kiệm có hiệu quả.
Theo TNO
Nhiều trường nhưng thiếu giáo viên
Mặc dù là địa phương có nhiều trường học mới, khang trang nhưng ngành giáo dục TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đang thiếu giáo viên trầm trọng.
Trường lớp khang trang nhưng khó khăn của TP.Vũng Tàu là thiếu giáo viên - Ảnh: Nguyễn Long
Bà Lê Thị Hoa, Phó trưởng phòng GD-ĐT TP.Vũng Tàu, cho biết học kỳ 1 năm học 2013 - 2014 sắp kết thúc nhưng đến nay nhiều trường của TP vẫn chưa tuyển đủ giáo viên. "Một loạt trường học vừa mới xây dựng khang trang, bề thế nhưng thực tế lại không đủ người để đứng lớp. Những ngôi trường này xây dựng để dạy học 2 buổi/ngày nhưng vì thiếu giáo viên nên nhà trường chỉ tổ chức dạy một buổi, rất lãng phí", bà Hoa nói. Ngoài ra, một số trường tiểu học như Hải Nam, Phước Thắng, Nguyễn Viết Xuân tăng số học sinh, tăng lớp rất nhiều nhưng không tăng giáo viên khiến cho việc dạy học rất khó khăn.
Trường mầm non Tuổi Thơ, xã Long Sơn được xây dựng rất khang trang, vừa đưa vào sử dụng đầu năm học 2013 - 2014. Khi trường mới hoạt động, người dân xã Long Sơn rất vui mừng vì có nơi yên tâm để gửi trẻ. Tuy nhiên, do thiếu giáo viên nên trường không nhận giữ trẻ bán trú mà chỉ tổ chức học một buổi. Hiện nhà trường chỉ có 11 giáo viên/14 lớp nên trường phải hợp đồng với 3 giáo viên thời vụ nhằm đảm bảo mỗi lớp đều có người dạy.
Trường THCS Võ Văn Kiệt (P.5) và Nguyễn Gia Thiều (P.12) cũng vừa đưa vào sử dụng cơ sở mới trong năm học này nhưng cũng thiếu trầm trọng người dạy. Để giải quyết, nhiều trường phải hợp đồng với giáo viên các trường khác về giảng dạy. Trường THCS Bạch Đằng chỉ còn một người dạy môn sinh. Hiệu trưởng nhà trường cho biết phải bố trí nhân viên thiết bị sinh, hóa đảm nhận giảng dạy môn sinh nhưng vẫn còn 19 tiết không có giáo viên phụ trách.
Bà Lê Thị Hoa cho biết thêm đầu năm học ngành giáo dục TP thiếu khoảng 129 giáo viên. Đến nay UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ mới tạm giao 69 người. "Kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục năm học 2013 - 2014 đã được phê duyệt từ tháng 11.2013 nhưng không hiểu sao đến nay UBND TP vẫn chưa ra thông báo tuyển dụng. Việc này đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giảng dạy của các trường và ngành giáo dục TP", bà Hoa bức xúc.
Không riêng TP.Vũng Tàu, nhiều địa phương khác như H.Tân Thành cũng thiếu giáo viên trầm trọng. Trường tiểu học Trưng Vương xây dựng từ năm 2010 với cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày nhưng đến nay nhà trường không thể thực hiện cũng vì không đủ giáo viên. Trường tiểu học Chu Hải, Lý Thường Kiệt... cũng phải cắt giảm các lớp 2 buổi/ngày hoặc không tổ chức, dù đã có kế hoạch triển khai từ năm học trước. Theo thống kê của Phòng GD-ĐT H.Tân Thành, ở khối tiểu học còn thiếu khoảng 33 giáo viên.
Theo VNE
Những sai sót gây phản ứng từ sách Việc SGK không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, sách dịch in cờ nước khác, vở luyện chữ sai kiến thức lịch sử... châm ngòi cho các cuộc tranh cãi về ngành giáo dục. Sách minh họa cờ nước khác Tháng 3/2013, một phụ huynh phát hiện hình minh họa cổng trường cắm cờ Trung Quốc trong sách Phát triển...