7 học sinh mất tích, lãnh đạo Sở GD-ĐT đau xót
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Bình Dương cảm thấy rất xót xa trước sự việc 7 học sinh trường THCS Nguyễn Bình Khiêm (huyện Dầu Tiếng) thiệt mạng.
Đến 6h sáng 30/12, toàn bộ 7 thi thể học sinh chết đuối ở vùng biển Cần Giờ – TP.HCM đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy.
Trong sáng 30/12, thi thể các em học sinh tử nạn đã được đưa về từng gia đình để lo mai táng.
Một phụ huynh học sinh ngất khi đến bãi biển Cần Giờ chờ tin con – Ảnh: Đ.Thanh/ Tuổi trẻ
Sáng 30/12, trả lời phỏng vấn VTC News, ông Dương Thế Phương – Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương cho biết ngay sau khi biết thông tin về sự việc, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT huyện Dầu Tiếng tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tìm kiếm.
Sau khi thi thể 7 cháu học sinh được tìm thấy và đưa về gia đình, Sở GD- ĐT Bình Dương đã cử các đoàn đi thăm gia đình có học sinh gặp nạn.
Trong sáng nay, trực tiếp ông Phương cùng lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, lãnh đạo UBND huyện Dầu Tiếng cũng đi thăm hỏi, chia buồn và động viên các gia đình có học sinh bị nạn.
Ông Phương xúc động chia sẻ: “Đây là sự việc rất đau xót, mất mát quá lớn đối với gia đình. Chúng tôi đã cố gắng làm mọi cách để vơi bớt nỗi đau của gia đình các cháu”.
Ngay sau khi sự việc đáng tiếc xảy ra, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, lãnh đạo Sở GD-ĐT Bình Dương đã trích quỹ để thăm hỏi, động viên các gia đình.
Video đang HOT
Được biết, UBND tỉnh Bình Dương hỗ trợ 10 triệu đồng, Sở GD-ĐT Bình Dương hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình các em học sinh gặp nạn.
Bên cạnh đó, UBND huyện Dầu Tiếng, Phòng GD-ĐT huyện Dầu Tiếng cũng có những hỗ trợ kịp thời về vật chất, tinh thần cho gia đình các em học sinh xấu số.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT đã chỉ đạo cho Phòng GD-ĐT huyện Dầu Tiếng cố gắng tổ chức giúp đỡ chu đáo cho các gia đình trong việc lo hậu sự.
Trước mắt, Sở GD-ĐT đã có điện khẩn cho các phòng giáo dục, các trường dừng toàn bộ các kế hoạch tham quan vui chơi, chờ chỉ đạo chung của Sở. Hiện nay, một số trường đang chuẩn bị cho học sinh tham quan dịp Tết Dương lịch.
Một phụ huynh ngất xỉu khi tìm đến hiện trường nơi 7 em học sinh tử nạn
Trước đó, vào sáng 29/12, 96 em học sinh thuộc các khối 6,7,8,9 của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) được nhà trường tổ chức đi thực địa tại chiến khu rừng Sác.
Đến khoảng 11h trưa, sau khi thực địa xong, các em học sinh nam đang tắm ở bãi biển 30/4 thì bất ngờ bị nước cuốn trôi.
Phát hiện sự việc, các học sinh khác hốt hoảng báo cho giáo viên cùng ban giám hiệu nhà trường đến ứng cứu song bất thành.
7 học sinh bị nước cuốn trôi, mất tích. Dù đã nỗ lự tìm kiếm nhiều giờ, tuy nhiên đến 17h15, thi thể em Nguyễn Hoàng Long (học sinh lớp 8/6, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm) mới được vớt lên bờ.
Ông Nguyễn Văn Xê, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết gần 100 học sinh tham gia chuyến đi lần này là các em đạt thành tích trong học kỳ 1, được Khoa Sử – Địa của trường tuyển chọn đi tham quan chiến khu rừng Sác kết hợp vui chơi tắm biển.
Theo TTO
Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa
Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 đã chính thức được Bộ GD-ĐT hoàn thiện và gửi lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, cơ sở GD-ĐT trước khi ban hành chính thức.
Đa dạng nhiều hình thức học tập
Học sinh ở TP.HCM sử dụng tài liệu học tập môn lý do giáo viên của TP soạn bên cạnh bộ SGK chung - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thiết kế chương trình mới lần này, Bộ dự kiến xây dựng phù hợp với thời lượng dạy học. Cụ thể, tiểu học 2 buổi/ngày, trung học 1 buổi/ngày.
Chương trình được xây dựng theo một chỉnh thể, nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12, từ cấp học đến các môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất và hệ thống. Chương trình được thiết kế theo 2 giai đoạn: Cấp tiểu học và THCS là bắt buộc (giáo dục cơ bản), cấp THPT là nâng cao, phân hóa và tiếp cận nghề.
Chương trình được thiết kế theo hướng tăng cường tích hợp ở cấp tiểu học và cấp THCS, phân hóa rõ dần từ cấp tiểu học đến cấp THCS và sâu hơn ở cấp THPT. Giảm số lượng môn học bắt buộc trong mỗi cấp học, lớp học và tăng các môn học, các chuyên đề tự chọn đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực, kỹ năng, năng khiếu, tiếp cận nghề nghiệp của học sinh.
Một trong những phương pháp dạy học được Bộ hướng tới là chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học. Cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục; giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn... để vừa phát triển năng lực cá nhân vừa đảm bảo chất lượng giáo dục chung cho mọi học sinh.
SGK không còn là tài liệu học tập duy nhất
Một hay nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) vẫn là một trong những vấn đề được quan tâm trong lần đổi mới giáo dục phổ thông sắp tới. Dự thảo đề án lần này nêu rõ: "Dần tiến tới việc đa dạng SGK". Bộ xác định đây là xu thế chung của các nước tiên tiến, SGK là một tài liệu dạy học quan trọng nhưng không phải là tài liệu duy nhất mà có thể có nhiều bộ khác nhau cho một môn học. Giáo viên và học sinh có thể tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Từ định hướng này, Bộ cho biết sẽ công khai các tiêu chí đánh giá SGK để làm căn cứ cho việc biên soạn, thẩm định và phê duyệt sử dụng SGK trong các cơ sở giáo dục.
Bộ cũng nêu rõ địa phương có thể xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học phù hợp với đặc điểm của địa phương. Tuy nhiên, tất cả các tài liệu này phải do Hội đồng thẩm định cấp địa phương và Bộ phê duyệt. Từng bước biên soạn, thử nghiệm và sử dụng sách giáo khoa điện tử ở những nơi có điều kiện.
Thử nghiệm trên 2% số trường
Dự thảo đề án cũng xác định sẽ tiến hành thử nghiệm chương trình (CT) - SGK nhằm kiểm nghiệm tính khả thi để chỉnh sửa, hoàn thiện, ban hành CT - SGK mới.
Sau khi xây dựng chương trình tổng thể (thử nghiệm), Bộ sẽ trưng cầu ý kiến về dự thảo này và thẩm định lần thứ nhất. Trên cơ sở đó xây dựng dự thảo chương trình các môn học từ lớp 1 đến lớp 12. Dự thảo chương trình các môn học này cũng sẽ được trưng cầu ý kiến và thẩm định lần thứ nhất để làm cơ sở biên soạn SGK (thử nghiệm) của các môn học.
Toàn bộ CT - SGK các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học sẽ được thử nghiệm theo hình thức một vòng cuốn chiếu theo cấp học, bắt đầu thử nghiệm đồng thời từ các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10) của cả ba cấp học.
Mỗi vùng kinh tế - xã hội chọn một số tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng thành thị, nông thôn tham gia thử nghiệm; mẫu thử nghiệm có khoảng 2% số trường phổ thông của cả nước. Bộ xác định mỗi chương trình đều cần có các yếu tố đảm bảo, quan trọng nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực cán bộ quản lý và cơ sở vật chất nhà trường. Vì vậy việc bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục mới chỉ được thực hiện ở những nơi đã có đủ điều kiện đảm bảo, nơi nào chưa đủ thì tích cực chuẩn bị để sớm đủ các điều kiện cần thiết và triển khai áp dụng chương trình giáo dục mới.
Theo VNE
59 thí sinh mất điểm vì nhầm lẫn Ông Nguyễn Quốc Anh, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, cho biết trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 Hà Tĩnh có đến 59 thí sinh mất 0,5 điểm vì sự nhầm lẫn cộng điểm ưu tiên khu vực của ban tuyển sinh ĐH Huế. Trường THPT Cù Huy Cận (huyện Vũ Quang) có 40 em học sinh tham gia...