7 gia vị hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả
Trong quá trình điều trị ung thư, các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, chán ăn… ảnh hưởng rất nhiều đến việc phục hồi sức khỏe. 7 loại gia vị và thảo dược sau sẽ giúp giảm các khó chịu do việc điều trị gây ra.
1. Gừng
Từ lâu gừng đã được dùng trong các phương thuốc dân gian để điều trị nhiều chứng bệnh, như cảm cúm, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu… Thêm gừng vào thực đơn trong quá trình điều trị ung thư sẽ giúp giảm bớt triệu chứng ợ hơi hay buồn nôn và cung cấp một số chất giúp bao tử hoạt động tốt hơn. Có thể dùng gừng ở dạng tươi, bột gừng hay tinh chất gừng.
2. Nghệ
Hợp chất curcumin trong nghệ có tính kháng viêm và chống oxy hóa cao, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Các chiết xuất từ nghệ đang được nghiên cứu để ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư như ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư vú.
3. Ớt
Ớt có chứa capsaicin, một hợp chất có khả năng làm giảm đau. Một số loại kem capsaicin có tác dụng khá tốt trong việc điều trị đau thần kinh sau phẫu thuật ung thư. Ngoài ra, ớt cũng giúp trị chứng khó tiêu hiệu quả.
4. Tỏi
Không chỉ tỏi, mà cả hẹ, tỏi tây, hành tây, hành lá… đều có hàm lượng lưu huỳnh cao, lại chứa nhiều arginine, flavonoids, selen tốt cho sức khỏe. Tỏi có thể ngừa bệnh ung thư thông qua nhiều cơ chế, như ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy sữa chữa DNA, gây chết tế bào…
Video đang HOT
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều tỏi có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy và cả ung thư vú. Ngoài ra, tỏi còn có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết áp.
Có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, lá hương thảo được sử dụng nhiều trong các món Ý. Đây là loại thảo mộc chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng ức chế các gốc tự do gây ung thư.
Ngoài ra hương thảo còn có tác dụng giải độc, trị các chứng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn và một số vấn đề về tiêu hóa. Uống trà với lá hương thảo giúp giải quyết các cơn đau bao tử.
6. Bạc hà
Vị cay của bạc hà đã được tận dụng hàng trăm năm qua trong việc chữa chứng ợ hơi, khó tiêu hay đau bụng, tiêu chảy. Bạc hà cũng rất tốt khi giúp giảm các triệu chứng nôn nao và ngộ độc thực phẩm. Trong điều trị ung thư, bạc hà giúp làm dịu cơn đau, giảm các vết loét miệng do quá trình hóa trị hay xạ trị.
7. Hoa cúc
Trà hoa cúc giúp dễ ngủ, lại thanh nhiệt nên có thể làm giảm các vết loét miệng do quá trình hóa trị. Hoa cúc còn giúp tăng cường tiêu hóa, giảm các cơn co thắt dạ dày, căng cơ, đặc biệt là các cơ trơn trong ruột.
Theo Health Magazines
Những thực phẩm giúp giải rượu hiệu quả
Những bữa tiệc ngày lễ thường khiến cánh đàn ông uống rượu bia nhiều hơn và không tránh khỏi cảm giác ngủ dậy với trạng thái mệt mỏi sau cơn say. Những thực phẩm sau sẽ giúp giải rượu hiệu quả.
Sau một đêm quá chén, bạn thức dậy với cảm giác khó chịu như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, bụng cồn cào, đau nhức cơ bắp... do cơ thể phản ứng với chất cồn có trong rượu, bia. Lúc này bạn cần bổ sung các thức uống và thực phẩm giàu vitamin, fructose, axit animo và khoáng chất nhằm giải độc tố cũng như giảm bớt các phản ứng tiêu cực của rượu bia.
Những thực phẩm cần ăn
Chuối, kiwi và rau bina: Những loại trái cây và rau củ có màu sáng sẽ dồi dào kali - chất điện giải quan trọng thường bị mất đi do tác dụng lợi tiểu của bia rượu. Bạn có thể thêm sữa chua vào những trái cây này làm thành món sinh tố giải rượu hiệu quả.
Trứng: Chứa nhiều axit amin có lợi như cysteine và taurine, trứng cũng là món ăn cần bổ sung vào buổi sáng sau cơn say. Taurine tăng cường chức năng gan và ngăn ngừa bệnh gan. Cysteine giúp phá vỡ acetaldehyde - chất hóa học gây cảm giác đau đầu khi lá gan thiếu ethanol.
Súp nui/mì gà: Một chén súp nui/mì gà có thể bổ sung natri và lượng nước cho cơ thể. Gà và rau củ có chứa cysteine kích thích gan hoạt động. Ngoài súp gà, bạn có thể dùng súp miso, vừa giúp tăng cường nồng độ natri vừa hỗ trợ tiêu hóa.
Bánh mì nướng mật ong: Bánh mì nướng vừa đơn giản vừa giúp tăng lượng đường trong máu mà không làm hại bao tử. Thêm một ít mật ong để kích thích cơ thể đốt cháy cồn nhanh hơn.
Yến mạch: Một chén bột yến mạch nóng chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như vitamin B, canxi, magie và sắt. Yến mạch có thể trung hòa axit trong cơ thể và tăng nồng độ đường trong máu, giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể nhanh chóng.
Cà chua: Trong cà chua chứa lycopene - chất chống oxy hóa giúp cơ thể kháng viêm. Bên cạnh đó, thành phần fructose và vitamin trong cà chua cũng giúp giải rượu hiệu quả.
Những thức uống cần bổ sung
Nước: Cồn là chất lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước dễ dàng. Uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc sau khi thức dậy có thể ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu do rượu gây ra
Trà gừng hoặc trà bạc hà: Các loại trà thảo dược như trà gừng hoặc trà bạc hà được xem là thức uống giúp xoa dịu cảm giác khó chịu của bia rượu. Trà gừng giúp giảm cảm giác say và buồn nôn. Trà bạc hà giảm đau dạ dày và nôn mửa.
Nước dừa: Một cốc nước dừa vào buổi sáng vừa giúp cơ thể bù nước vừa bổ sung chất điện giải và natri.
Nước ép trái cây: Đường fructose có trong nước ép trái cây giúp cơ thể bổ sung năng lượng nhanh chóng và kích thích sự trao đổi chất nhằm thải độc tố. Nước trái cây cũng chứa nhiều vitamin và bổ sung nước.
Nước uống chua: Loại nước uống chua có chứa giấm, muối và nước có thể bù nước và bổ sung chất điện giải, natri cho cơ thể.
Thực phẩm nên tránh
Thức ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ có tác dụng ngăn ngừa hơn là chữa trị triệu chứng say rượu. Trước khi uống rượu, thực phẩm nhiều dầu mỡ giúp bảo vệ dạ dày, ngăn không cho rượu hấp thụ vào lớp niêm mạc dạ dày và máu. Nhưng nếu ăn nhiều dầu mỡ sau khi uống rượu có thể gây kích ứng dạ dày.
Cà phê: Giống như rượu bia, cà phê là chất lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Cà phê còn dẫn dến co mạch, các tế bào máu sưng lên và gây đau đầu.
Nước cam: Các loại trái cây họ cam quýt như cam và buoari có thể gây kích ứng dạ dày.
Theo greatist.com
Súp lơ xanh có thể điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả Các nhà khoa học đã phát hiện ra một chìa khóa để điều trị bệnh viêm khớp từ cây súp lơ xanh. Theo đó, hóa chất sulforaphane trong súp lơ xanh có thể ngăn chặn tình trạng viêm và tổn hại sụn. Nhưng bệnh nhân sẽ phải ăn một vài cân súp lơ mỗi ngày để có thể đạt được một lợi ích...