7 dấu hiệu đau bụng khi mang thai cần đi khám ngay
Đau bụng khi mang thai là hiện tượng hay gặp, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ do thai làm tổ, tăng lưu lượng máu đến tử cung…
Tuy nhiên, đôi khi có những cơn đau bụng bất thường có thể gây nguy hại cho cả mẹ lẫn con mẹ bầu cần biết để được chăm sóc y tế kịp thời.
Nguyên nhân đau bụng khi mang thai
Theo BSCKII Nguyễn Công Định – Giám đốc Trung tâm Khám, Điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Cơ sở 2), Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, phụ nữ mang thai thường có cảm giác đau bụng là do các nguyên nhân sau:
Đau bụng không gây nguy hiểm cho mẹ bầu:
Thai làm tổ: Khi thai làm tổ, mẹ bầu có thể bị đau bụng giống như trong khoảng thời gian đến kỳ kinh nguyệt. Đau nhẹ và ra máu âm đạo ít, là kết quả của trứng được thụ tinh gắn vào thành tử cung, xảy ra khoảng 8 đến 10 ngày sau khi rụng trứng và diễn ra trong thời gian ngắn. Thai nhi trong bụng đạp: Đây là một biểu hiện rất phổ biến ở tất cả mẹ bầu và là một dấu hiệu cho sự phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh của bào thai. Do căng cơ và dây chằng: Do bào thai đã phát triển được một thời gian khiến cho một số cơ và dây chằng quanh tử cung giãn ra rất nhiều gây đau bụng, nhất là khi mẹ bầu thay đổi tư thế hoặc khi bị ho. Đau dạ dày: Quá trình tiêu hóa chậm lại dẫn tới đầy hơi, táo bón gây đau bụng.
Mẹ bầu bị đau bụng kèm theo sốt hoặc ớn lạnh thì cần đến viện khám để được chăm sóc y tế kịp thời. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đau bụng gây nguy hiểm cho mẹ bầu:
Thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung thường gây chảy máu âm đạo, đau vai, đau bụng, chóng mặt… Sẩy thai và dọa sẩy thai: Khi thai nhi dọa sẩy hoặc sẩy thai, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn bụng dưới, lưng hoặc vùng chậu và kèm theo chảy máu. Đau bụng trong sẩy thai thường đi kèm với chảy máu nhỏ trong vài ngày và thường nặng hơn theo thời gian. Nhau bong non: Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau bụng dữ dội và dai dẳng cũng như đau lưng và chảy máu âm đạo.Tiền sản giật: Hay gặp ở nửa sau của thai kỳ với các triệu chứng đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác như: đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn hoặc nôn, sưng ở mặt và tay và khó thở. Đau bụng chuyển dạ: Các cơn co chuyển dạ gây đau bụng diễn ra đều đặn, kéo dài từ 30 đến 70 giây và mạnh hơn theo thời gian.
Dấu hiệu đau bụng cần đi khám bác sĩ ngay
BSCKII Nguyễn Công Định khuyến cáo bà bầu cần đi khám hay liên hệ với bác sĩ nếu bị đau bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Sốt hoặc ớn lạnhRa máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng)Đau đầu dữ dộiThay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời)Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểuChóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉuHơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai, vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non).
Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai
Dấu hiệu bất thường khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của bà bầu và thai nhi.
Những dấu hiệu bất thường khi mang thai rất có thể là cảnh báo cho một nguy cơ tiềm ẩn của cả mẹ và thai nhi. Sau đây là những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai theo hướng dẫn của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế:
Ra máu từ cửa mình hoặc đau bụng. Phù mặt, chân, tay. Nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều. Có cơn ngất hoặc co giật. Sốt trên 38,5 độ C. Thấy xanh xao, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở. Ra nước ối mà không có cơn đau đẻ. Cử động của thai yếu hơn và ít đi so với mọi ngày. Sút cân hoặc không tăng cân sau tháng thứ 4. Đến ngày dự kiến sinh mà chưa chuyển dạ
Nếu đau âm ỉ vùng bụng dưới, thỉnh thoảng có cơn đau nhói kèm theo chậm kinh và ra máu ít một kéo dài, máu màu đen, lơn cợn như bã cafe thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
Nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Nếu đau dữ dội, đột ngột, vã mồ hôi hoặc choáng, ngất thì có thể là thai ngoài tử cung doạ vỡ hoặc đã vỡ. Đây là một cấp cứu sản khoa, đe doạ đến tính mạng và cần được phẫu thuật kịp thời.
Đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của doạ sảy thai, sảy thai, rau tiền đạo, đẻ non, rau bong non hoặc dọa vỡ tử cung. Nếu bất cứ lúc nào trong thai kỳ, bạn thấy đau bụng từng cơn, tăng dần (có kèm theo ra máu, ra nước âm đạo hoặc không), thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và cứu chữa kịp thời.
Nếu bạn thấy phù ở mặt, phù chân, tay hoặc phù kèm theo đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, bạn cần đến khám ngay tại cơ sở y tế vì đó có thể là dấu hiệu tiền sản giật.
Đau đầu và/hoặc nhìn mờ, nhiều khi có buồn nôn, nôn kèm theo có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ hoặc tình trạng bệnh lý tiền sản giật, nặng hơn có thể là sản giật (co giật toàn thân). Đây là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của bà mẹ và thai nhi. Do vậy, nếu thấy có đau đầu và/hoặc nhìn mờ, phụ nữ có thai cần đến cơ sở y tế để được đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và thăm khám kịp thời.
Đây có thể là dấu hiệu của sản giật và là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm đối với thai phụ và thai nhi, người nhà cần đưa thai phụ đến co sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Sốt trong thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt có thể do nhiễm một số loại viruss như cúm, Rubella, Zika...có thể gây dị tật ở bào thai nếu mắc bệnh vào giai đoạn đầu của thai kỳ... Nếu sốt kèm theo ra nước âm đạo trên 6 giờ có thể là do khuẩn ối. Do vậy, khi thấy sốt trên 38,5C mà không rõ nguyên nhân bạn cần đến thăm khám tại cơ sở y tế.
Thiếu máu khiến cho mẹ cảm thấy khó thở tim đập nhanh, mệt mỏi, chóng mặt. Tình trạng thiếu máu có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy phụ nữ có thai cần phải bổ sung sắt/folic trong suốt quá trình mang thai.
Nếu thấy ra nước âm đạo bất kỳ lúc nào trong thời kỳ thai nghén, có thể bạn đã bị rỉ ối. Nếu gần đến ngày dự kiến sinh mà nước ra nhiều, có thể bạn đã vỡ ối. Khi đó bạn cần đến ngay cơ sở y tế bằng phương tiện nhanh nhất và an toàn nhất (khi di chuyển cần nằm đầu thấp để tránh sa dây rốn).
Thai máy xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, cảm giác như "tôm búng" trong buồng tử cung; thai đạp thường xuất hiện từ tháng thứ 6-7. Nhiều khi thai "ngủ quên" không đạp khiến bà mẹ lo lắng.
Thai đạp yếu hoặc cử động của thai ít, kèm theo không thấy bụng to dần lên là có thể thai chậm phát triển trong tử cung hoặc thiểu ối; trường hợp không thấy cử động của thai hoặc không đạp thai phụ cần đến cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt.
Hoặc cảm thấy bụng to lên nhanh, khó thở, không cảm nhận được thai máy hoặc thấy thai máy ở nhiều vị trí, cần đến bệnh viện để xác định có phải thai to hoặc đa ối, đa thai, hoặc có khối u...
Khi đến tháng thứ 4 mà thai phụ không tăng cân thì cần được bác sĩ thăm khám tìm nguyên nhân và tư vấn biện pháp khắc phục.
Khi gặp trường hợp thai quá ngày dự sinh (41 tuần trở lên) bạn sẽ nhận được khuyến cáo của bác sĩ là nên nhập viện cần đến cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm để xác định tình trạng của thai nhi và tư vấn. Các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm thai và thực hiện các cuộc thí nghiệm để xác định tình hình của thai nhi.
Cảm giác thèm ăn liên tục khi mang thai có bất thường không? Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ trải qua nhiều thay đổi để nuôi dưỡng em bé lớn từng ngày. Có nhiều phụ nữ mang thai luôn có cảm giác thèm ăn. Điều này có bình thường không và nên ăn gì để đáp ứng cảm giác thèm ăn một cách lành mạnh? 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác...