7 cách trị viêm nang lông tại nhà hiệu quả
Viêm nang lông là tình trạng các nang lông bị viêm do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vùng da của cơ thể như da đầu, da chân, cánh tay, mông, nách, mặt,… là tình trạng khá thường gặp ở da.
Vệ sinh thường xuyên bằng xà phòng, dùng gạc ấm, gel nha đam, tỏi, nghệ, dầu cây trà, giấm táo… là những cách trị viêm nang lông hiệu quả mà bạn cần biết – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Các biện pháp khắc phục tại nhà đối với viêm nang lông chủ yếu dành cho các trường hợp nhẹ. Đôi khi viêm nang lông tự hết. Các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc phương pháp điều trị tự nhiên giúp làm dịu các triệu chứng như ngứa hoặc đau.
Sau đây là một số biện pháp tại nhà trị viêm nang lông hiệu quả, theo Bold Sky.
1. Vệ sinh thường xuyên bằng xà phòng kháng khuẩn
Làm sạch khu vực bị nhiễm bằng xà phòng kháng khuẩn là cách tốt nhất để thoát khỏi viêm nang lông, đặc biệt là khi gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm men. Nó giúp giảm mức độ vi sinh vật và giữ cho hệ sinh vật da cân bằng.
Phải làm gì? Nếu viêm nang lông tái phát trong khoảng thời gian ngắn, hãy làm sạch khu vực hai lần bằng xà phòng kháng khuẩn và nước. Tránh dùng chung khăn và xà phòng.
Lưu ý: Một số vi khuẩn trên da có thể phát triển khả năng chống lại xà phòng kháng khuẩn. Vì thế, tốt hơn là nên vệ sinh da thường xuyên bằng xà phòng và nước bình thường, và chỉ dùng xà phòng khi vết sưng do viêm nang lông gây ra không biến mất sau nhiều ngày.
2. Gạc ấm
Vệ sinh đúng cách và các biện pháp đơn giản như gạc ấm có thể giúp loại bỏ các trường hợp viêm nang lông nhẹ. Gạc ấm cho phép các vết sưng mở ra để mủ có thể thoát ra dễ dàng mà không cần phải nặn. Nó cũng làm giảm đau và ngứa ở vùng da bị ảnh hưởng.
Phải làm gì? Nhúng một miếng vải sạch vào nước ấm và vắt kiệt nước. Chườm nó trên da bị viêm và ấn nhẹ. Làm điều đó trong khoảng 15 phút, 3 lần mỗi ngày.
3. Gel nha đam
Gel nha đam có đặc tính chống lại một số vi khuẩn và nấm trên da. Vì viêm nang lông chủ yếu do Staphylococcus aureus – một loại vi khuẩn phổ biến khu trú trên da – gây ra, gel nha đam có thể giúp giảm thiểu sự phát triển của nó và làm lành da nhanh hơn. Nó cũng làm dịu da cũng như giảm đỏ và sưng.
Video đang HOT
Phải làm gì? Bôi gel nha đam lên vùng bị ảnh hưởng sau khi làm sạch bằng xà phòng và nước, theo Bold Sky.
4. Tỏi
Thuộc tính kháng khuẩn của tỏi có triển vọng chống lại nhiễm trùng da bao gồm viêm nang lông. Nó giúp giảm đáng kể tình trạng sưng và đau của da. Khi đỡ khó chịu hơn thì khu vực này sẽ lành nhanh hơn.
Phải làm gì? Nghiền ít nhất 2 tép tỏi và thêm một muỗng nước hoa hồng hoặc nước thường. Bôi hỗn hợp này tại khu vực bị ảnh hưởng và để yên trong vài phút trước khi rửa lại bằng nước và vỗ cho khô.
5. Dầu cây trà
Dầu cây trà sở hữu cả hai đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Những đặc tính này giúp giảm nhiễm trùng và sưng ở các khu vực bị ảnh hưởng. Nó là một lựa chọn tốt để xử lý viêm nang lông tái phát.
Phải làm gì? Dùng dầu gội hoặc sữa thể có thành phần chính là dầu cây trà. Bạn cũng có thể thêm vài giọt dầu cây ra vào dầu gội hoặc sữa tắm của bạn nếu muốn. Nên cân nhắc làm xét nghiệm dị ứng da (test áp bì) trước.
Lưu ý: Dầu cây trà có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ khi bôi trực tiếp lên da. Do đó, hãy xem xét trộn nó với một loại dầu chuyên chở hoặc dầu gội. Ngoài ra, hãy làm một cái test áp bì để biết liệu da của bạn có thể chịu đựng được hay không, theo Bold Sky.
6. Nghệ
Vi khuẩn Staphylococcus aureus thường sống trên da và duy trì cân bằng nội môi. Khi chúng gia tăng số lượng, những tình trạng nhiễm trùng da như viêm nang lông phát sinh. Chất curcumin trong củ nghệ có hiệu quả chống lại Staphylococcus aureus và các vi khuẩn khác được xem là thủ phạm gây nhiễm trùng da.
Phải làm gì? Nên đưa bột nghệ vào bữa ăn của bạn. Ngoài ra, tạo một hỗn hợp gồm nửa thìa bột nghệ với dầu dừa hoặc nước. Bôi hỗn hợp này tại khu vực bị ảnh hưởng và để qua đêm. Rửa sạch lại vào buổi sáng và lau khô.
7. Giấm táo
Giấm táo có hiệu quả chống lại một số chủng vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus aureus (gây viêm nang lông do vi khuẩn) và Pseudomonas aeruginosa (gây viêm nang lông Pseudomonas). Phương thuốc tự nhiên này có hiệu quả về chi phí và thúc đẩy quá trình làm lành.
Phải làm gì? Pha 1 muỗng canh giấm với 1 muỗng nước. Nhúng một miếng bông gòn vào hỗn hợp rồi bôi lên khu vực bị ảnh hưởng trong 15-20 phút, theo Bold Sky.
Một trong những điều chị em khiếp sợ nhất trong mùa hè là vùng kín ngứa rát và nổi mẩn, đây là nguyên nhân và cách xử lý
Nếu vùng kín bị kích thích, phát ban gây đau đớn trong thời gian dài, mọi người đừng nên ngại ngần đi khám để điều trị càng sớm càng tốt.
Không ít người thấy hoảng sợ khi đột ngột phát hiện vùng kín sưng đỏ, ngứa rát và nổi mẩn, nhất là khi thời tiết mùa hè vô cùng nóng nực. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và thời tiết nóng có thể sẽ khiến cho những khó chịu càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có khả năng tự khắc phục tình trạng này tại nhà.
Mọi người đừng bao giờ phớt lờ các dấu hiệu bất thường xuất hiện ở khu vực nhạy cảm này.
Dù vì nguyên nhân nào, điều đầu tiên cần làm là xác định mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Jessica Shepherd, chuyên gia y khoa, bác sĩ phụ khoa kiêm nhà phát ngôn của Tạp chí Poise cho biết: "Khi bạn nhận thấy vùng kín tiết dịch trắng, có mùi hôi hay những dấu hiệu bất thường khác, hãy theo dõi thường xuyên. Nếu hiện tượng này tự biến mất, đây có lẽ không phải là vấn đề quan trọng". Trong trường hợp bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và không có xu hướng thuyên giảm theo thời gian, hãy cân nhắc tới gặp bác sĩ để được tư vấn.
Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mẩn vùng kín và biện pháp khắc phục:
Mẩn ngứa do viêm da tiếp xúc
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mẩn vùng kín là viêm da tiếp xúc.
Theo bác sĩ Shepherd, khoảng 50% trường hợp phát ban xung quanh âm đạo có liên quan đến tình trạng này. Thông thường, tẩy lông hoặc cạo lông dễ gây viêm nang lông, từ đó góp phần dẫn tới viêm da tiếp xúc.
Các trường hợp mắc viêm da tiếp xúc khác có thể bắt nguồn từ thói quen dùng đồ lót hoặc quần áo bó sát, đặc biệt nếu phải làm việc thường xuyên, ra nhiều mồ hôi và không thể thay đồ ngay.
Cách xử lý: Viêm da tiếp xúc dạng nhẹ có thể tự khỏi. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng và gây đau đớn dai dẳng, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
Nhiễm trùng không chỉ làm vùng kín nổi mẩn mà còn có thể gây đau
Các tình trạng nhiễm trùng như nhiễm khuẩn âm đạo (BV) không chỉ làm vùng kín nổi mẩn mà còn có thể gây đau, sưng xung quanh khu vực âm đạo. Theo bác sĩ Shepherd, một dấu hiệu khác để nhận biết tình trạng này là tiết dịch và xuất hiện mùi hôi, hiện tượng thường xảy ra khi vi khuẩn phát triển quá mức trong vùng kín.
Cách xử lý: Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc BV, hãy đi khám để tiến hành xét nghiệm và loại trừ khả năng phải đối mặt với các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) hoặc bệnh nhiễm trùng khác.
Nhiễm nấm có thể gây ngứa dữ dội, sưng đỏ, cảm thấy vùng da quanh âm đạo nóng rát
Giống vi khuẩn, nấm men thường xuất hiện trong vùng kín. Mất cân bằng độ pH có thể khiến chúng phát triển mạnh mẽ vượt quá kiểm soát.
Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm men bao gồm đau rát, sưng và tiết dịch âm đạo.
Bác sĩ Shepherd cho biết, tình trạng này không phải lúc nào cũng gây nổi mẩn vùng kín. Bạn có thể bị ngứa dữ dội, sưng đỏ, cảm thấy vùng da quanh âm đạo nóng rát sau khi đi tiểu hoặc quan hệ.
Cách xử lý: Mọi người có khả năng điều trị nhiễm trùng nấm men bằng thuốc kháng nấm không kê đơn. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra trước khi tự ý dùng thuốc, đặc biệt nếu là lần đầu tiên phải đối mặt với tình trạng này.
Bệnh vảy nến cũng có thể gây phát ban âm đạo
Trên thực tế, không nhiều người nghĩ tới phát ban âm đạo có liên quan tới bệnh vảy nến. Theo Tổ chức về Bệnh vẩy nến Hoa Kỳ, mỗi người có ít nhất 30% khả năng bị nổi mẩn vùng kín do tình trạng này gây nên.
Cách xử lý: Bệnh vảy nến có thể tấn công những khu vực khác trên cơ thể, ngoài bộ phận sinh dục. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thuốc uống. Khi phải đối mặt với tình trạng này, bạn nên đến gặp chuyên gia da liễu, đặc biệt nếu chưa từng được chẩn đoán mắc bệnh trước đây.
Biện pháp điều trị nổi mẩn vùng kín tại nhà
Trong ngày "đèn đỏ", dùng tampon hoặc băng vệ sinh không phù hợp kích thước hoặc quá lâu có thể là nguyên nhân gây nổi mẩn vùng kín
Phát ban dạng nhẹ có thể dễ dàng được điều trị tại nhà và thậm chí tự biến mất sau một thời gian. Trên thực tế, biện pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng này là đảm bảo vùng kín luôn khô ráo, thoáng mát. Hãy kiểm soát độ ẩm bằng cách thay quần áo ướt mồ hôi càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu bạn tập thể dục hoặc bơi lội thường xuyên.
Cách xử lý: Do phát ban có xu hướng xuất hiện do kích thích từ bên ngoài, bạn nên thay tampon hoặc băng vệ sinh sau một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, hãy bỏ hoặc tránh cạo lông, tẩy lông vùng kín.
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe khu vực nhạy cảm này. Ví dụ, nếu bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường và carb, chúng có thể tạo môi trường làm tăng nguy cơ mắc BV, thúc đẩy vi khuẩn và nấm men phát triển mạnh mẽ.
Vùng kín nổi mụn do đâu và cách chữa vùng kín nổi mụn Có lẽ rất nhiều chị em có những thắc mắc không biết hỏi ai về vấn đề tế nhị này. Vậy vùng kín nổi mụn do đâu? Cách chữa vùng kín nổi mụn hiệu quả nhất là gì? Rất hiếm có bộ phận nào trên cơ thể lại nhạy cảm như khu vực sinh dục nữ. Vùng kín nổi mụn hay mụn nhọt...