7 cách nấu ăn mà bà nội trợ đang… đầu độc cả gia đình
Đôi khi, tất cả chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bị mất trong quá trình nấu ăn. Do đó, bạn cần tránh những cách nấu ăn sau đây gây hại cho sức khỏe của bạn.
Chiên ngập dầu là một trong những cách nấu nướng kém lành mạnh nhất. Bạn nên tránh chiên thức ăn ngập dầu vì làm tăng hàm lượng chất béo bão hòa của thực phẩm. Thực phẩm chiên là lý do chính gây tăng cân và tăng cholesterol. Ngoài ra, nếu bạn ăn đồ thực phẩm chiên ngoài cửa hàng, dầu ăn mà họ chiên thực sự không đáng tin cậy, có thể gây nhiễm trùng dạ dày. Nếu bắt buộc phải sử dụng phương pháp nấu ăn này, hãy chắc chắn dùng giấy ăn để thấm dầu ăn từ thực phẩm của bạn.
2. Than nướng
Thịt nướng là món ăn rất ngon. Nhưng sử dụng khói than củi để nấu thức ăn có thể gây hại cho sức khỏe. Khói than có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, bạn có thể thay thế nướng than bằng nướng điện. Đây cũng là phương pháp thân thiện môi trường vì khói than gây ô nhiễm không khí. Tránh sử dụng than vì đó là một phương pháp không lành mạnh.
Tránh sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thư có khả năng gây nguy hại sức khỏe cho con người. Bạn không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Đây là một cách chế biến thực phẩm không lành mạnh.
4. Rửa rau
Video đang HOT
Rau cần được rửa sạch trước khi thái. Lá rau là nơi tích lũy rất nhiều bụi bẩn và hóa chất. Một khi bạn đã thái rau, tránh rửa. Các khoáng chất và chất dinh dưỡng bị mất đi đáng kể khi bạn rửa. Rửa rau sau khi thái, bạn có có thể có được các chất dinh dưỡng cần có. Tương tự như vậy, cố gắng không vứt vỏ các loại rau và trái cây như táo, khoai tây… vì vỏ các loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
5. Xào thực phẩm
Xào thực phẩm cũng là phương pháp nấu ăn không lành mạnh cũng giống như chiên. Xào thực phẩm làm tăng chất béo bão hòa và cholesterol. Ăn uống thường xuyên thực phẩm chiên, xào không tốt cho sức khỏe.
6. Không sử dụng quá nhiều muối và bột ngọt
Đây là hai loại gia vị cần thiết cho tất cả các món ăn, tuy nhiên nếu bạn lạm dụng quá nhiều các loại gia vị này trong thực đơn của món ăn hàng ngày, lâu dần sẽ gây độc cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, hãy nêm nếm gia vị vừa đủ ăn và thêm các loại gia vị khác vào nếu có thể nhé.
7. Hạn chế sử dụng các loại thịt tái
Bạn có biết, ăn nhiều thịt tái sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của hệ thống đường ruột bởi các vi sinh vật độc hại có trong thịt, điều này tác động trực tiếp gây ra một số chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn đấy.
Theo Phunutoday
Thanh lọc cơ thể hiệu quả với rau củ
Quanh năm bề bộn với công việc, ăn uống không đúng cách cộng với ô nhiễm bên ngoài có thể khiến cơ thể trì trệ. Vì vậy, cần"giải độc" cho cơ thể để loại bỏ các độc tố, tránh được bệnh tật.
Trước tiên, các chất cần phải loại bớt ra khỏi cơ thể là rượu, cà phê, thuốc lá, đường tinh chế, chất béo bão hòa, bởi chúng đóng vai trò là chất độc đối với cơ thể và có thể cản trở quá trình tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, cũng cần loại bỏ các chất tẩy rửa trong gia đình và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm, xà phòng, kem đánh răng, chất khử mùi có nguồn gốc hóa chất và thay thế bằng các sản phẩm có nguồn gốc của tự nhiên.
Một "chất độc" khác đối với sức khỏe là stress. Cần loại bỏ các stress độc hại này song song với quá trình thải độc cơ thể. Tập yoga, khí công là cách đơn giản để giảm stress và vực dậy tinh thần.
Làm sạch cơ thể bằng củ, quả
- Cà rốt có tác dụng kết dính và giải độc thủy ngân, giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu.
- Khổ qua hay các thực phẩm có vị đắng đều có tính giải độc. Khổ qua giúp giải nhiệt và làm sáng mắt. Đối với người tiểu đường thì khổ qua có thể giúp ổn định đường huyết. Trong khổ qua còn có một dạng protein có thể ngừa ung thư, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, loại trừ độc tố.
Ảnh minh họa
- Táo giúp ruột tăng cường chức năng bài tiết độc tố khỏi cơ thể, nếu đường ruột yếu, các độc tố sẽ tích tụ và bị hấp thụ ngược trở lại vào máu. Táo có một lượng chất xơ đủ để kết dính và ngăn ngừa độc tố phát tán.
- Dưa leo giúp bộ ba cơ quan có chức năng lọc máu - bài tiết chất cặn bã gồm gan, thận và ruột (trong đó thận có vai trò quan trọng nhất) thanh lọc độc tố trong máu, cặn bã từ quá trình phân giải protein và thải ra ngoài qua nước tiểu. Dưa leo không những có tính năng lợi tiểu, làm sạch niệu đạo giúp quá trình thải nước tiểu tốt hơn mà còn hỗ trợ giải độc phổi.
- Nấm mèo giúp lọc máu, hạ cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch và làm sạch hệ tiêu hóa.
- Trái hồng có nhiều chất xơ và khoáng, nhất là kali, nên vừa có tác dụng làm sáng da vừa giúp tăng quá trình chuyển hóa.
- Trà xanh có khả năng kích thích sự miễn dịch, chống ôxy hóa, ngăn ngừa ung thư và tác động giải trừ độc tố rất cao.
- Tỏi có tính kháng viêm cao, ngăn ngừa các chứng xơ vữa động mạch, giảm tỉ lệ cholesterol "xấu" và giảm thiểu nồng độ chì trong cơ thể.
- Đậu xanh nguyên vỏ có tính giải độc cao, nhất là đối với các nhiễm độc do kim loại nặng, thuốc trừ sâu tồn dư trong thực phẩm.
- Nho và hạt hỗ trợ gan trong quá trình trung hòa và giải trừ độc tố, giúp tái tạo máu, đánh tan độc tố trong mô mỡ - nguyên nhân dẫn đến viêm mô mỡ thừa.
Nhịn ăn để giải độc: Rất nguy hiểm
Nhịn ăn để thanh lọc cơ thể là cách làm phản khoa học, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nhiều người sử dụng phương pháp nhịn ăn hoàn toàn sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ và lo lắng. Nếu nhịn ăn dài ngày, có thể gây suy dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải, suy gan, suy thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê, thậm chí tử vong.
Đặc biệt, những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp hay có bệnh tim mạch đang dùng thuốc; những người có bệnh gan, thận, đái tháo đường, dạ dày, đại tràng; phụ nữ mang thai và cho con bú; những thanh thiếu niên hoặc trẻ em đang phát triển càng không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn... Lý do là khi nhịn ăn để giảm cân, nếu nhịn không hợp lý, dài ngày sẽ gây suy dinh dưỡng và có thể lại ăn quá nhiều khi ngừng nhịn ăn, khiến cơ thể tăng cân trở lại nhanh chóng.
Theo BS Hoàng Xuân Đại
Người lao động
3 thực phẩm người bệnh tiểu đường cần tránh xa Ăn kiêng đối với bệnh tiểu đường nhằm duy trì lượng đường ổn định trong máu. Có những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng lại gây nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là 3 loại thực phẩm bệnh nhân nên tránh xa. Ảnh minh họa: Internet Hoa quả khô Các loại hoa quả khô...