7 bệnh thường gặp mùa hè và cách phòng tránh
Thời tiết mùa hè nắng nóng, bệnh dịch nhiều, có nhiều bệnh còn có thể dẫn đến tử vong nếu bạn không biết phòng tránh.
1. Cháy nắng
Ngăn chặn cháy nắng bằng cách dùng kem chống nắng có chứa titanium dioxide và oxit kẽm. Những loại kem chống năng có chức năng bảo vệ da bạn khỏi hai tia UVA và UVB. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại kem chống nắng, bạn cũng cần xem rõ thành phần của chúng xem có chứa những chất gây dị ứng da bạn hoặc những chất gây phản ứng phụ với loại da của bạn không.
Ngoài kem chống nắng, để bảo vệ da khỏi cháy nắng, bạn cũng có thể dùng các biện pháp bảo hộ khác ví dụ như mũ, áo chống nắng phủ kín mít cả người, hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào da bạn. Ở những khu vực thiếu bóng cây như bãi biển bạn cần cầm theo ô che nắng. Bạn chú ý tránh ánh nắng mặt trời tầm thời gian khoản 10h – 14h vì đây là thời gian nắng gắt và nguy hiểm nhất.
2. Ốm nóng
Ốm nóng là một trong những loại bệnh phổ biến hay gặp ở các vận động viên, trẻ em và những người lớn tuổi. Dấu hiệu của bệnh này là suy nhược cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, vã mồ hôi nhiều hơn bình thường và nhiệt độ cơ thể cũng cao hơn bình thường. Những dấu hiệu khi bệnh này nặng lên đó là rối loạn tâm lý, mê sảng, mất ý thức, co giật, da nóng, khô, nhiệt độ cơ thể tăng.
Để ngăn ngừa bệnh này, bạn luôn phải giữ ẩm cho cơ thể. Nếu bạn hoạt động với cường độ cao, ra nhiều mồ hôi thì bạn cần uống nhiều nước, thậm chí ngay cả khi bạn không cảm giác khát. Nói chung tránh bệnh này bạn nên làm việc trong bóng râm, tránh làm những việc nặng làm gây rối loạn nhịp tim.
Bạn cũng cần mặc những loại quần áo nhẹ để cơ thể dễ thở. Quần áo có màu sắc tối ít hấp thụ nhiệt hơn những quần áo sặc sỡ, lòe loẹt.
3. Ngộ độc thực phẩm
Mùa hè là mùa đi chơi, đi picnic, ăn uống ngoài trời… Để đảm bảo bữa ăn của bạn không bị bệnh bạn phải luôn theo một quy tắc đơn giản đó là bảo quản đồ ăn thật tốt. Bạn nên giữ mát những thực phẩm như sữa, trứng… tránh vi khuẩn xâm nhập. Thực phẩm khi bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nguy hiểm và gây bệnh cho bạn. Điều đáng nói, vi khuẩn lại thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bạn cũng có thể ngửi hoặc nếm chúng.
Cách duy nhất bạn có thể ngăn ngừa bệnh ngộ độc thực phẩm là không nên ăn uống những loại thức ăn bừa bãi không rõ nguồn gốc, bảo quản thực phẩm và giữ vệ sinh thực phẩm thật tốt. Không ăn những loại thực phẩm để dưới ánh mặt trời hơn hai giờ đồng hồ.
Video đang HOT
4. Bọ ve và dịch bệnh lỵ
Bọ ve có thể gây bệnh lỵ. Đây là loại bệnh do vi khuẩn lây truyền khi con người bị bọ ve cắn. Để tránh bị bọ ve cắn, bạn nên tránh những khu vực rừng dậm, đất có cỏ cao và cỏ dại. Nếu bạn bắt buộc phải làm việc trong những môi trường khu vực như vậy, bạn cần mặc quần áo sáng màu để bảo vệ cơ thể (áo dài tay, quần dài, đi ủng, đội mũ…). Khi đi trong khu vực này, bạn nên di chuyển ở đường chính giữa, tránh tiếp xúc bọ ve và cỏ dại.
Nếu chẳng may bạn thấy có bọ ve trên cơ thể hãy lập tức lấy chúng ta. Bôi dầu hoặc xăng vào chỗ bị nó cắn. Hoặc bạn cũng có thể rửa vết cắn bằng xà phòng và nước sạch, sau đó khử trùng bằng dầu cây trà.
5. Độc lá cây
Khi bạn đi chơi ở những khu vực nhiều lá cây, bạn rất dễ có nguy cơ bị nhiễm độc từ lá cây. Nhiễm độc lá cây bạn có thể bị ngứa ngáy hoặc mẩn đỏ. Trong những trường hợp như vậy, bạn cần cởi bỏ quần áo, giặt sạch quần áo.
Để phòng nhiễm độc lá cây, khi hoạt động trong những vùng nhiều cây cối, bạn phải có những biện pháp tự vệ như mặc quần áo che kín cơ thể, bôi thuốc phòng chống, tránh xa những loại cây có hình thù lạ…
Khi bị ong đốt, bạn có thể lấy bùn ẩm đắp lên chỗ bị thương để giảm sưng và giảm ngứa. Còn bị muỗi đốt, bạn có thể chà vỏ chuối vào vùng da muỗi đốt.
Giảm sưng ngứa là tốt, nhưng tốt nhất bạn nên ngăn chặn muỗi và ong đốt. Bạn có thể dùng thuốc xịt muỗi, trừ muỗi hoặc dùng tinh dầu ngăn chặn muốn. Bạn cũng có thể để những củ xả quanh nhà chống muỗi. Bạn cũng có thể tự làm thuốc trừ sâu bọ bằng cách sử dụng rượu vodka và húng quế kết hợp các loại tinh dầu như sả và hoa oải hương.
7. Mất nước
Mất nước là một tình trạng xảy ra khi cơ thể mất dịch, chủ yếu là nước. Cơ thể chúng ta thường thoát nước qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Khi mất nước, bạn sẽ thấy nước tiểu có màu vàng sẫm, miệng khô ráo. Những người bị mất nước thường yếu ớt, chóng mặt, trống ngực đánh thùm thụp, uể oải, thấm chí ngất xỉu vì không có khả năng đổ mồ hôi.
Ngăn ngừa mất nước mặt cách uống nhiều nước tinh khiết. Nếu bạn làm việc trong thời tiết nắng nóng, vất vả, bạn có thể giảm mất nước bằng cách ngâm mình trong nước mát. Kể cả làm việc trong môi trường điều hòa mát mẻ, bạn cũng cần tiếp nước vì điều hòa thường làm cho cơ thể dễ bị khô. Khi đi đâu, bạn cũng nên mang theo nước và uống thường xuyên. Khi khát nước, bạn không nên uống rượu giải khát vì rượu càng làm cho bạn thêm háo nước.
Theo PLXH
Chữa bệnh thường gặp trong mùa hè
Mùa hè đến, một số bệnh có thể phát sinh như: ngứa lở ngoài da, cảm nắng, zona, tiêu chảy, kiết lỵ, ho hen, sốt phát ban...
Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng oi bức, khả năng điều tiết cũng như sức đề kháng của cơ thể có khi chưa đáp ứng kịp thời. Do đó một số bệnh có thể phát sinh như: ngứa lở ngoài da, cảm nắng, zona, tiêu chảy, kiết lỵ, ho hen, sốt phát ban... Để khắc phục và chữa trị kịp thời những chứng bệnh kể trên, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị bằng y học cổ truyền để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
Cảm nắng
Còn gọi là cảm thử: mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, chóng mặt, người chao đảo, buồn nôn và nôn, toàn thân mệt lả, mạch nhanh, huyết áp hơi thấp, trường hợp nặng có thể bị ngất.
Thuốc trị như sau:
Bài 1: Biển đậu (sao vàng) 16g, hương nhu 16g, cát căn 20g, mẫu lệ (chế) 16g, hoàng kỳ 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, xương truật 16g, quế 10g, sơn thù 12g, mạch môn 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Phòng sâm 16g, đương quy 16g, cẩu tích 12g, biển đậu 16g, hương nhu 16g, sa nhân (sao đen) 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, trần bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, quế 8g, mẫu lệ 16g, lá dâu làm thang 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 3: Mẫu lệ (chế) 16g, cát căn 16g, đậu đen (sao thơm) 30g, lá mít 16g; khoai lang thái lát, phơi khô sao vàng 30g; hoài sơn 16g, liên nhục 12g, mạch môn 16g, đương quy 16g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, cam thảo 12g, quế 10g, sinh khương 4g, tang diệp 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: cầm mồ hôi, giải thử, chống nôn, trợ dương.
Ngứa lở ngoài da:
Ngứa nhiều, gãi nhiều, mặt da bị tổn thương từng mảng, gây tiết dịch, viêm nhiễm, tiểu đỏ, sờ vào da thịt thấy nóng. Do nóng gan, chức năng gan bị suy giảm. Mặt khác còn co yếu tố cơ địa. Nguyên tắc điều trị: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chống dị ứng.
Bài 1: Ngân hoa 12g, kinh giới 12g, đương quy 12g, đơn lá đỏ 20g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, thương nhĩ (sao) 16g, rau má 20g, sài hồ 10g, hạ liên châu 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống ngứa chống viêm, giải nhiệt tiêu độc, nhuận gan.
Bài 2: Đan bì 10g, phòng phong 16g, đinh lăng 20g, thổ phục linh 16g, hoàng bá 12g, bồ công anh 12g, chi tử 12g, kinh giới 12g, hạ khô thảo 16g, kim ngân 20g, mạch môn 16g, sài đất 20g, hoa hòe (sao) 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Trong bài: đan bì, chi tử để nhuận gan mát huyết. Kim ngân, sài đất, hạ khô thảo để chống ngứa, chống viêm, tiêu độc. Xương bồ, kinh giới để trừ phong. Hoa hòe, chi tử: chỉ huyết, lương huyết, trợ gan, tiêu độc. Hợp các vị lại có tác dụng trừ phong ngứa, thanh nhiệt nhuận gan, lương huyết, tiêu độc, chống viêm.
Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn:
Đau bụng từng cơn, bụng trướng. Mức độ đau dần dần tăng lên, có thể có nôn, tiếp đến là đi ngoài nhiều lần, phân lổn nhổn, phân lỏng. Sau những lần đi ngoài thì bớt đau được chút ít.
Bài 1: Bạch biển đậu 16g, bạch truật 16g, lá ổi 20g, cỏ sữa to lá 20g, hoàng liên 10g, hậu phác 12g, trần bì 10g, lá khổ sâm 20g, sinh khương 4g, cao lương khương 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, hoàng đằng 12g, lá khổ sâm 20g, lá ổi 20g, lá đinh lăng (sao vàng) 20g, biển đậu 16g, kim ngân 20g, trần bì 10g, sinh khương 4g, hoài sơn 16g, tất bát 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Bụng đau ậm ạch, tiêu hóa chậm, phân lỏng, cơ thể suy nhược dần.
Bài 1: Phòng sâm 16g, bạch linh 12g, bạch truật 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, cao lương khương 12g, thần khúc 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, biển đậu (sao) 16g, cam thảo 12g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Phòng sâm 16g, đương quy 16g, bán hạ 10g, thăng ma 12g, trần bì 10g, thần khúc 10g, thảo quả 6g, ngũ gia bì 12g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, hậu phác 10g, sài hồ 10g, chích thảo 12g, hà thủ ô (chế) 16g, nhục quế 10g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Bệnh thường gặp trong mùa đông - xuân Tiết trời lạnh, khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, kèm theo các cơn mưa phùn rả rích khiến rất nhiều bệnh tật phát tác mạnh. Bệnh hô hấp Mùa đông - xuân là mùa mà các bệnh phổi - phế quản phát triển mạnh với sự hậu thuẫn của độ ẩm cao, khí áp thấp, nhiệt độ thấp, sức đề...