7 bài tập lý tưởng trong ngày “đèn đỏ”
Tập luyện vào “ngày đèn đỏ” có an toàn hay không dường như phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và điều bạn cần quan tâm nhất là biết lắng nghe dấu hiệu của cơ thể.
Nếu như các triệu chứng tiền kinh nguyệt của bạn dữ dội kèm các cơn co thắt, hãy nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và sau đó đừng bỏ bê bài tập vận động thực sự tốt sau đây:
Đi bộ
Đi bộ là bài tập an toàn và không gây ra chấn thương cho phụ nữ kể cả trong “những ngày ấy”. Mặc dù không giúp tiêu hao nhiều calo nhưng các bài tập đi bộ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tất cả những gì bạn cần là một đôi giày thể thao tốt và kem chống nắng bảo vệ làn da của mình (nếu bạn tập vào ban ngày). Bạn cũng đừng kì vọng quá nhiều vào lượng calo có thể tiêu hao được.
Chạy bộ
Nếu bạn cảm thấy mình đủ sức khỏe thì đừng ngần ngại thử chạy bộ. Endorphin do cơ thể giải phóng ra trong quá trình tập luyện có thể xoa dịu sự khó chịu hay giảm đau trong khoảng thời gian này. Trước trong và sau quá trình chạy, cơ thể bạn dễ bị mất nước nên chú ý bổ sung nước đầy đủ.
Yoga
Yoga là lựa chọn đầu bảng vì tính linh hoạt cao. Bạn có thể lựa chọn các động tác tùy theo mức độ, tình hình sức khỏe cơ thể mình. Để tránh tổn thương do tập luyện, bạn nên tránh những động tác đòi hỏi sự dẻo dai và độ khó cao trong những ngày đèn đỏ khi cơ thể thay đổi.
Các bài tập thể dục aerobic
Trong những ngày phụ nữ, có thể bạn cảm giác bức bối và khó chịu ít nhiều. Các bài tập aerobic là cách hoàn hảo để thả lỏng và thư giãn cơ thể. Ngoài ra, các lớp thể dục thường tạo được môi trường vui vẻ, khiến bạn thoải mái hơn.
Khiêu vũ
Không phải là các bài tập truyền thống nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc tiêu thụ calo là tác dụng mà khiêu vũ mang lại. Các động tác khiêu vũ trên nền nhạc yêu thích cũng góp tác dụng không nhỏ vào việc xoa dịu cảm giác khó chịu.
Nằm sấp
Vào chu kỳ kinh nguyệt, những gì bạn muốn chỉ là nằm dài xem tivi và tránh vận động mạnh hết sức có thể. Đó đã hẳn là lựa chọn tối ưu khi các cảm giác khó chịu, đau đớn vẫn dày vò và đeo bám bạn dai dẳng hơn. Bạn hãy thử bài tập đơn giản:
- Nằm sấp trên nền nhà
- Dùng cánh tay và ngón chân nâng cơ thể lên khỏi mặt đất, tương tự như chống đẩy.
Giữ và thực hiện nhiều lần trong một khoảng thời gian, bạn sẽ thấy tác dụng mà nó mang lại.
Video đang HOT
Tự tập luyện tại nhà
Nếu bạn thấy bất tiện khi phải di chuyển đến phòng tập thì hãy thử tập luyện với băng video hướng dẫn. Bạn hoàn toàn có thể tự chủ được thời gian và cường độ tập luyện đến khi cơ thể cần nghỉ ngơi. Rủ “đồng minh” để việc tập luyện không quá tẻ nhạt và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn trong những ngày “đèn đỏ”.
Theo VNE
7 bài tập với con lăn giúp bạn khỏe mạnh toàn thân
Với 7 động tác khá đơn giản chỉ mất từ 10-15 phút cho mỗi lần tập, bạn sẽ thấy mình khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Bài tập này có tại từng vị trí cơ thể có tác dụng rõ rệt đối với sức khỏe toàn thân và bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn nhiều.
1. Tập với bắp chân
Tác dụng: Giúp bắp chân săn chắc.
Thực hiện:
- Ngồi trên sàn nhà, hai chân thẳng ra, hai tay chống trên sàn phía sau lưng để hỗ trợ trọng lượng của bạn.
- Đặt con lăn dưới bắp chân của bạn (A).
- Từ từ cuộn dọc theo mặt sau của chân theo hướng lên xuống từ đầu gối đến mắt cá chân của bạn (B).
2. Tập cho gân kheo
Tác dụng: Giúp các gân ở kheo linh hoạt, đàn hồi tốt.
Thực hiện:
- Bắt đầu ở tư thế ngồi, đặt con lăn dưới chân phải, đầu gối trái uốn cong, bàn chân trái vắt qua bàn chân phải.
- Đặt bàn tay của bạn trên sàn nhà phía sau lưng (A).
- Cuộn con lăn lên và xuống từ đầu gối tới mông bên phải (B).
- Đưa con lăn lại vị trí ban đầu và đổi chân đổi chân.
3. Tập cho vùng hông
Tác dụng: Giúp giảm đau mỏi ở vùng thắt lưng.
Thực hiện:
- Nằm nghiêng trên sàn nhà và đặt các con lăn dưới hông (A).
- Dựa vào chân phải (B) và cuộn con lăn theo hướng lên - xuống từ hông tới đầu gối của bạn.
- Trở lại tư thế ban đầu và đổi chân.
4. Tập cho lưng
Tác dụng: Giảm đau lưng, tốt cho cột sống.
Thực hiện:
- Ngồi trên sàn nhà với con lăn ở dưới lưng, tay để thoải mái sau gáy sao cho cân bằng (A).
- Thắt chặt bụng và từ từ uốn cong đầu gối của bạn để di chuyển con lăn từ lưng tới dưới xương bả vai của bạn (B).
5. Tập cho đùi
Tác dụng: Giúp bạn có đôi chân săn chắc.
Thực hiện:
- Nằm sấp, tay chống trên sàn, đặt con lăn dưới hông phải, chân trái vắt qua chân phải (A).
- Ép bụng để giữ thăng bằng và từ từ lăn con lăn từ hông xuống đầu gối và trở lại hông (B).
- Chuyển sang phía bên kia và lặp lại .
6. Tập cho vai và nách
Tác dụng: Giúp giảm đau vùng vai, cổ.
Thực hiện:
- Nằm ngửa với các lăn phía sau vai của bạn. Các ngón tay đặt phía sau đầu của bạn và dựa vào con lăn (A).
- Giữ cơ bụng cho ổn định và từ từ nâng cao vai phải, dồn áp lực lên phía bên vai trái đè xuống con lăn (B).
- Xoay hẳn người sang trái.
- Trở lại tư thế ban đầu và đổi bên.
7. Tập cho vùng mông
Tác dụng: Giúp bạn có "vòng 3" săn chắc.
Thực hiện:
- Ngồi trên con lăn, chân phải đặt trên đầu gối trái và nghiêng về phía hông bên phải.
- Dồn trọng lượng của bạn trên bàn tay để đỡ cơ thể (A).
- Từ từ lăn con lăn dưới mông (B). Sau đó đổi chân.
Theo VNE
Các bài tập giúp giảm cơ mặt khỏe mạnh, giảm nếp nhăn Để giữ cho các cơ trên mặt khỏe mạnh, tránh nếp nhăn và da bị lão hóa, chị em nên tập các bài tập cho mặt như sau. Không chị em nào muốn mình có nếp nhăn trên mặt, vì vậy, chị em thường dùng các sản phẩm trị nhăn da để khắc phục tình trạng này. Nếp nhăn trên khuôn mặt bạn...