69 cử nhân đầu tiên tốt nghiệp chương trình đào tạo trực tuyến ĐH Mở TP.HCM
Ngày 10/1/2021 trường Đại học Mở TP.HCM vừa tổ chức lễ tốt nghiệp cho 69 cử nhân đầu tiên và khai giảng chương trình Cử nhân trực tuyến khóa 4/2020 cho 650 tân sinh viên.
Thành lập từ tháng 5/2016, chương trình trực tuyến của Trường Đại học Mở TP.HCM đã góp phần thực hiện sứ mệnh của một đại học “mở” – đem lại cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Những “trái ngọt” đầu tiên
69 tân cử nhân đầu tiên tốt nghiệp từ chương trình, đó là trái ngọt đầu tiên của chương trình đào tạo trực tuyến của trường.
Trong tổng số 69 Tân Cử nhân tốt nghiệp lần này, có 9 lượt sinh viên được khen thưởng vì đạt được các thành tích học tập trong toàn khoa học, trong đó 1 sinh viên đạt danh hiệu “thành tích học tập xuất sắc toàn khoá”, 8 sinh viên đạt danh hiệu “thành tích học tập giỏi toàn khoá”.
69 sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Mở TP.HCM đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng tri thức cho xã hội. Đồng thời, Nhà trường tổ chức chào đón 650 tân sinh viên nhập học chương trình Cử nhân trực tuyến Khóa 4/2020 thuộc 10 ngành, gồm các ngành Luật học, Luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính Ngân hàng.
Chia sẻ thêm về kết quả học tập của 69 tân cử nhân khóa đầu tiên này, TS Phan Thị Ngọc Thanh – Giám đốc Trung tâm đào tạo trực tuyến, trường ĐH Mở TP.HCM bày tỏ, đối với các học viên hoàn thành chương trình cử nhân trực tuyến, có thể nói đó là sự nỗ lực, là nghị lực phi thường của họ. Bởi lẽ, giữa bộn bề cuộc sống gia đình, kể cả khoảng cách không gian, thời gian, họ đã sắp xếp cho việc học này, quả thật không phải là chuyện đơn giản.
GS. TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP.HCM
GS. TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP.HCM cũng phân tích, chương trình đào tạo trực tuyến có lịch trình học rất khắt khe, đòi hỏi người học ý thức tự giác, tự học là chính. Khi các sinh viên ý thức được việc tự học thì họ sẽ tìm tòi tài liệu, tự bản thân phải lên một lịch trình học bám sát chương trình đào tạo.
Video đang HOT
Do đó, đào tạo trực tuyến là một hình thức đào tạo mà yêu cầu người học phải có tinh thần tự giác cao, đồng thời với sự hướng dẫn của giáo viên, sự hỗ trợ của nhân viên nhà trường để cho các anh chị hoàn thành các chương, các module bằng cách tự học, tự nghiên cứu, tự giải bài tập.
Do đó, để lấy được tấm bằng chương trình này, đòi hỏi người học phải kiên trì trong suốt 4 năm học, bên cạnh sự tự giác và một quyết tâm cao độ trong suốt hành trình.
GS. TS Nguyễn Minh Hà nhấn mạnh: “Sứ mệnh của trường là đóng góp và nâng cao tri thức cho cộng đồng bằng các hình thức, phương tiện linh hoạt và thuận tiện nhất giúp cho người học nâng cao trình độ. Là trường đại học mang tính chất “mở” cho nên mở cơ hội học tập cho mọi người, nên nhà trường cung cấp các hình thức, phương tiện để cho việc học có bằng cấp, học không bằng cấp, giúp người học nâng cao kiến thức, giúp người học học tập suốt đời”.
Câu chuyện tân sinh viên tuổi U80
TS Phan Thị Ngọc Thanh – Giám đốc Trung Tâm Đào tạo Trực tuyến – Trường Đại học Mở TP.HCM
Trong số 650 tân sinh viên, có trường hợp đặc biệt như tân sinh viên U80 – ông Nguyễn Văn Tấn, là một doanh nhân có hai quốc tịch Việt Nam và Đài Loan đăng ký theo học.
Ông Tấn kể, từ tháng 7/2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cùng với thôi thúc cá nhân muốn trau dồi kiến thức về luật, ông đã lên mạng tìm hiểu thông tin tuyển sinh nhiều trường đại học. Tình cờ ông Tấn đọc được thông tin chương trình cử nhân trực tuyến, khá phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình, nên ông đã đăng ký. Nguyện vọng của ông sau khi tốt nghiệp là tiếp tục chinh phục kiến thức ở những bậc học cao hơn, đồng thời có thể đem kiến thức về ngành Luật mà mình được học để hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho những người cần.
“Tôi mê học luật vì đó là thứ đang thiếu trong đầu của tôi, như là: luật dân sự, luật hình sự…. Dù tôi năm nay 72 tuổi, nhưng mình vẫn cảm thấy thiếu kiến thức, nếu mình không học mình thấy tụt hậu. Cuộc đời phải như vậy, phải học liên tục. Cái học là cái không bao giờ hết, cái học là cái phải suốt đời”, ông Tấn chia sẻ.
Kể từ khi thành lập vào 05/2016 cho đến nay, chương trình trực tuyến của Trường Đại học Mở TP.HCM luôn nhận được sự ủng hộ cao từ phía xã hội. Nhà trường đã hợp tác đào tạo với nhiều cơ quan, tổ chức, như UBND tỉnh Bình Phước, trường Cao đẳng Cộng Đồng Hà Nội, trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM, Công ty VIAGS Tân Sơn Nhất và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
Hiện nay đã có hơn 5.000 sinh viên trên khắp cả nước và các quốc gia lân cận như Malaysia, Philippines… tham gia chương trình Cử nhân trực tuyến, với 10 ngành đào tạo: Marketing, Ngôn ngữ Anh, Luật học, Luật Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng.
Cùng với đó, trường sẽ tiếp tục triển khai các khóa học online ngắn hạn, như khóa luyện thi TOEIC, luyện thi TOPIK tiếng Hàn, luyện thi đầu vào Kiểm toán viên, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của xã hội.
Với những giá trị đồng hành với người học hoàn thành tốt mục tiêu học tập và phát triển sự nghiệp của mình, chương trình đào tạo trực tuyến tại Đại học Mở TP.HCM là một trong những chương trình đào tạo tiên tiến nhất hiện nay khi áp dụng dụng các tính năng hữu ích của công nghệ vào hoạt động giảng dạy, giúp người học bắt kịp các xu hướng học tập trên thế giới và có cơ hội tiếp cận đến nguồn tri thức ở mọi lúc và mọi nơi.
Mô hình nào cho giáo dục phổ thông Việt Nam?
Giáo dục phổ thông đã triển khai nhiều mô hình trường học khác nhau. Có mô hình duy trì và phát triển, có mô hình sau đó biến mất. Liệu có mô hình trường học nào phù hợp với đổi mới giáo dục trong 15 - 20 năm tới?
Giờ học tại một trường THPT của TP.HCM thuộc mô hình tiên tiến hội nhập quốc tế - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Phân ban và trường học VNEN đều thất bại
Dạy học phân hóa theo khả năng, sở thích và định hướng nghề nghiệp của học sinh (HS) là xu hướng giáo dục thế giới. Ở cấp vĩ mô, phân hóa là phân luồng, phân ban hoặc dạy học tự chọn. Một số nước thực hiện phân hóa sớm, sau cấp tiểu học như Đức, Singapore, nhưng đa số các nước thực hiên phân hóa sau trung học cơ sở.
Ở nước ta, phân ban cấp THPT thực hiện theo mô hình giáo dục Pháp, được duy trì ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 và sau đó tiếp tục thực hiện ở vùng giải phóng miền Nam giai đoạn 1975 - 1980. Tuy nhiên từ đó đến nay, mô hình này nhiều thăng trầm. Giai đoạn 1980 - 1990 bỏ phân ban, 1991 - 1998 phân ban trở lại, 1999 - 2006: bỏ phân ban.
Sau 2006, thực hiện phân ban, với 3 ban: khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh), khoa học xã hội (văn, sử, địa, ngoại ngữ) và cơ bản (văn, toán). Đến nay, cả nước chỉ còn một ban duy nhất, đó là ban cơ bản. Như vậy, phân ban được thí điểm nhiều lần, nhưng cuối cùng vẫn thất bại.
Mô hình trường học mới VNEN cũng là một thất bại nữa. VNEN là dự án sư phạm nhằm xây dựng nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu toàn diện và đặc điểm giáo dục VN. Chương trình được triển khai đầu năm 2013, đến năm 2016 đã có khoảng 5.000 trường tiểu học và THCS khắp cả nước thực hiện.
Có thể khẳng định rằng VNEN có một số thành tố tiến bộ như: phương pháp dạy học (giáo viên chủ yếu hướng dẫn, còn HS chủ động, tích cực học tập); tổ chức lớp học (chủ yếu HS tự quản); sự tham gia của cha mẹ HS, cộng đồng... Nhưng từ năm 2017, các địa phương lần lượt dừng trường học VNEN, sau đó Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường chỉ phát huy những thành tố tích cực của mô hình này.
Mô hình trường toàn diện - mở
Nhiệm vụ giáo dục của thế kỷ 21 là mang lại cho mọi người cơ hội học tập suốt đời với mọi trình độ khác nhau, để trở thành người có năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, tự khẳng định mình và góp phần canh tân mọi lĩnh vực của xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi nền sản xuất thế giới: máy móc, robot sẽ thay thế con người, lao động một số ngành sẽ thất nghiệp. Làn sóng công nghệ mới tác động đến giáo dục, nhất là cá nhân hóa học tập, giúp người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học theo nhu cầu, khả năng và điều kiện của từng cá nhân.
Nhiều mô hình tốt cần phát huy
Thực tiễn giáo dục ở nước ta đã và đang thực hiện một số mô hình trường học tốt cần phát huy như: trường phổ thông chất lượng cao, trường tiên tiến hội nhập quốc tế, trường học gắn với kinh tế - xã hội địa phương, trường chuyên/trường năng khiếu dựa trên nền tảng toàn diện... Đây là những thực tiễn phong phú, đa dạng của mô hình trường học toàn diện - mở - nền tảng học tập.
Về mô hình trường học hạnh phúc, trước hết là trường học toàn diện và bổ sung thêm các tiêu chí như: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Cần phải nhận thức đúng đắn về giáo dục hạnh phúc, ở đó HS cảm nhận được niềm vui trong học tập, kích thích sự tò mò và học tập với một niềm say mê thực sự. Nếu nhà trường chỉ chú ý đến hoạt động vui chơi mà coi nhẹ việc học tập, rèn luyện đúng đắn sẽ dẫn đến một số hệ lụy như: HS dễ hình thành thói lười biếng; thiếu đam mê làm việc chăm chỉ; không tạo được chỗ đứng trong xã hội sau này.
Ở nước ta, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Như vậy, trường học toàn diện - mở - nền tảng học tập là mô hình trường học phù hợp với đổi mới giáo dục trong giai đoạn tới, với 5 tiêu chí định hướng:
Phát triển toàn diện HS, giúp HS không chỉ có khả năng tự học ở trường mà hình thành khả năng tự học suốt đời.
Dân chủ hóa giáo dục. Trường học là xã hội dân chủ thu nhỏ. Ở đó, HS có quyền được lựa chọn các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với bản thân, HS có quyền xây dựng kế hoạch học tập của mình, phát biểu ý kiến, phản biện để nhận thức vấn đề sâu và sáng tạo hơn, có khi ý kiến HS khác với thầy giáo nhưng vẫn được tôn trọng.
Cá nhân hóa giáo dục, giúp HS phát hiện sự khác biệt của mình, đáp ứng sự khác biệt đó và phát huy cao nhất khả năng, sở thích của mỗi em.
Ứng dụng hóa giáo dục. Các kiến thức và kỹ năng thực sự hữu ích đối với HS, gắn với thực tiễn và giúp HS vận dụng được kiến thức đã lĩnh hội vào học tập hay giải quyết các vấn đề cuộc sống.
Trường học mở và hội nhập. Mở về chương trình: ngoài chương trình của Bộ GD-ĐT còn có chương trình địa phương. Mở về hình thức giảng dạy: trực tiếp hoặc trực tuyến; mở về kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, đánh giá trong bối cảnh thực tế. Ứng dụng công nghệ 4.0 để cá nhân hóa học tập; tổ chức hoạt động trải nghiệm ở cộng đồng.
Gia tăng cơ hội học tập suốt đời Sau gần 7 năm triển khai thực hiện, Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" đã đạt hiệu quả tốt. Kết quả đáng khích lệ cho thấy việc học tập suốt đời không chỉ phụ thuộc vào trường lớp, sách vở mà còn từ những hoạt động...