6 yếu tố giúp Đại học Hoa Sen trở thành ngôi trường tôn trọng sự khác biệt
6 yếu tố giúp Trường Đại học Hoa Sen trở thành ngôi trường tôn trọng sự khác biệt hàng đầu như hiện nay.
Không chỉ chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy mà môi trường học tập cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên chọn trường đại học. Với phương châm “tôn trọng sự khác biệt”, Trường Đại học Hoa Sen (HSU) là một trong những cái tên được nhiều sinh viên lựa chọn gắn bó suốt 4 năm học.
Hãy cùng điểm qua 6 yếu tố giúp HSU trở thành ngôi trường “tôn trọng sự khác biệt”.
Tự do bày tỏ quan điểm cá nhân: Tại HSU, sinh viên được phát triển cá nhân về mọi mặt, được làm chủ bản thân, nêu ý kiến và bảo vệ ý kiến cá nhân một cách văn minh.
Điều này được thể hiện rõ trong từng hoạt động, phong trào cũng như quá trình học tập của các bạn. Cũng như sinh viên, các giảng viên tại HSU có quyền nêu ý kiến khác biệt, miễn không đi ngược lại lợi ích tập thể.
Bất cứ góp ý, thắc mắc nào được phản ánh qua các kênh thông tin đều được Ban Giám hiệu tiếp thu, giải đáp và tìm cách khắc phục.
Sinh viên HSU cũng được thoải mái thể hiện cá tính của mình qua các trang phục, phong cách…Không ít sinh viên đã ví rằng, sảnh sân trường Đại học Hoa Sen giống như biểu diễn thời trang, các bạn được tự do thể hiện phong cách của mình mà vẫn đảm bảo tính thuần phong mỹ tục.
Lớp học không bục giảng: Đại học Hoa Sen là một trong số ít các trường duy trì giảng đường không bục giảng. Các phòng học được bố trí theo phong cách riêng, để sinh viên thoải mái nhất. Việc thiết kế không gian học tập mới mẻ, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên, giúp các bạn sinh viên tự tin trao đổi, phản biện trong quá trình học tập.
Lớp học không bục giảng tại Trường Đại học Hoa Sen (ảnh: HSU)
Học từ thực hành: Với chương trình học được tăng cường tính thực hành tuyệt đối, các bạn sinh viên sẽ học được vô vàn điều thú vị từ những chuyến đi, những lần tiếp xúc với doanh nghiệp, cơ sở thực hành…
Bên cạnh đó, sinh viên HSU sẽ tự thực hiện các đề án, dự án một cách sáng tạo, từ khâu lên ý tưởng, kế hoạch dàn dựng, sản xuất, hậu cần. Đặc biệt, các bạn cũng tự mình triển khai marketing, kêu gọi tài trợ, đầu tư từ các doanh nghiệp.
Ví dụ: Một số dự án đơn cử làm nên thương hiệu của Sinh viên HSU như Fashion Creation Show của Khoa Thiết Kế Nghệ thuật, Thể Future Chef của Khoa Du lịch, Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu biểu trưng (Logo) của HCMC Metro…
Lễ khai mạc cuộc thi Future Chef mùa thứ 10 của sinh viên HSU (ảnh: HSU)
Video đang HOT
Không có khái niệm “Copy-Paste”: Tại HSU, mỗi sinh viên được cấp một tài khoản trên phần mềm kiểm tra đạo văn Turnitin. Sinh viên sẽ phải nộp các báo cáo, bài viết của mình qua phần mềm này để kiểm tra sự tương đồng.
Việc triển khai phần mềm này nhằm làm giảm tình trạng đạo văn, giúp người học tự hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao tính liêm chính trong học thuật. Đây cũng là nét đặc trưng riêng mà rất nhiều cựu sinh viên HSU nhắc đến dù đã ra trường.
HSU sở hữu một đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm (ảnh: HSU)
Sự hậu thuẫn sát sao từ nhà trường và giảng viên: Một điều đặc biệt ở HSU là sinh viên luôn nhận được sự hỗ trợ sát sao từ Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo của mình. Nhà trường đóng vai trò “bệ phóng”, đồng hành và hỗ trợ sinh viên các dự án.
Các thầy cô giáo sẽ là người đồng hành cùng với các bạn trong từng chặng đường học tập, thực hiện dự án bất cứ khi nào, ở đâu và bằng hình thức nào. “Thầy cô có tâm” là một trong những niềm tự hào mà sinh viên nói về Trường Đại học Hoa Sen.
Bên cạnh đó, giảng viên HSU đều là các thầy cô giáo ưu tú, tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng nước ngoài, luôn năng động, sáng tạo và đổi mới trong các phương pháp dạy học.
Các sân chơi trải nghiệm đa màu sắc tại Trường Đại học Hoa Sen (ảnh: HSU)
Sân chơi trải nghiêm đa màu sắc: Trường Đại học Hoa Sen là nơi tạo ra nhiều hoạt động để sinh viên có những trải nghiệm sống động.
Gần 30 câu lạc bộ ở nhiều lĩnh vực từ học thuật, văn hóa văn nghệ, thể thao, khởi nghiệp…giúp sinh viên phát huy tài năng và sở thích. Đặc biệt, HSU vừa “khai màn” YouRockStudio” là sân khấu phim trường đa năng, để sinh viên sáng tạo các sản phẩm.
Nhà trường cũng rất “chịu chơi” khi đầu tư dàn máy iMac để phục vụ quá trình học của sinh viên.
Phản ứng của người trẻ trước đề xuất bỏ khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn'
Theo ý kiến nhiều bạn trẻ, khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" không đơn thuần là chữ "lễ" trong "Tiên học lễ" mà bao hàm cả nền tảng đạo đức và văn hóa...
Ảnh minh hoạ
"Cần đưa ra thêm những khẩu hiệu mới đúng đắn, phù hợp với thực tế"
Trước dư luận về đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" của GS. Trần Ngọc Thêm, Lê Trang Anh - sinh ngành Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có góc nhìn đa chiều. Tựu chung lại, Trang Anh cho rằng đề xuất bỏ khẩu hiệu lúc này là chưa hợp lý.
Lê Trang Anh - sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang Anh chia sẻ: "Trước hết, tôi nghĩ ai cũng có quyền được bày tỏ quan điểm cá nhân, và GS.Trần Ngọc Thêm cũng vậy. Là một người làm nghiên cứu chuyên sâu, Giáo sư đã có những lập luận không hẳn không có cơ sở để đưa ra kiến nghị đó. Tuy nhiên, từ quan điểm cá nhân áp dụng vào thực tế là một câu chuyện dài, đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng và lấy ý kiến của nhiều cơ quan, tổ chức.
Do đó, tôi nghĩ mọi người không nên quá khích hay có những lời lẽ công kích đối với Giáo sư và với đề xuất. Còn quan điểm của tôi, mặc dù tôi tôn trọng ý kiến của GS. Trần Ngọc Thêm, nhưng tôi không đồng tình với việc bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" trong môi trường học đường lúc này.
Bởi tôi nghĩ từ "lễ" ở đây không chỉ là lễ nghĩa giữa thầy với trò, mà nó còn thể hiện đạo đức giữa người với người. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Bên cạnh việc ươm mầm tài năng, phát triển tri thức, nền giáo dục nước ta đã và vẫn đang chú trọng vào việc rèn luyện đạo đức cho học sinh, sinh viên.
Thực tế có thể thấy, tình trạng học sinh, sinh viên vô lễ với giáo viên vẫn diễn ra, xu hướng ngày càng gia tăng. Do đó, tôi nghĩ hạ nhẹ chữ "lễ" ở thời điểm hiện tại là chưa hợp lý.
Trước khi học thành tài, chúng ta cần phải học thành người. Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội có những con người văn minh, đủ đức, đủ tài. Đây cũng là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam".
Chu Quang Bằng, đang theo học Thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế tại Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Ural (Liên bang Nga) cho rằng, thay vì xóa bỏ khẩu hiệu, thì nên đề xuất thêm những khẩu hiệu mới nhằm tạo sự phát triển toàn diện của học sinh, sinh viên .
Chu Quang Bằng, học Thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế tại Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Ural (Liên bang Nga)
"Tôi cũng theo dõi những tranh luận xoay quanh thông tin về kiến nghị bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" của GS. Trần Ngọc Thêm. Trước khi là một du học sinh, tôi là một sinh viên trường Sư phạm trong nước, tôi thấy quan điểm của Giáo sư đưa ra chưa được hợp lý.
"Tiên học lễ, hậu học văn" từ lâu đã trở thành văn hoá không thể thiếu của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong việc giáo dục con người. Khẩu hiệu như kim chỉ nam giúp định hướng sự phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức và lối sống. Học lễ nghĩa và văn hóa luôn đi liền với nhau, và là yếu tố không thể thiếu trong hành trình làm người.
Nền giáo dục của nước ta hiện nay đã đổi mới và phát triển hơn rất nhiều so với trước đây, chuyển từ lấy người dạy làm trung tâm thành lấy người học làm trọng tâm, phát huy tối đa sự sáng tạo và tư duy của người học.
Tôi thấy câu khẩu hiệu này không ảnh hưởng gì đến sự khai phóng tư duy phản biện của học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, ở một thời đại hội nhập và phát triển, trong các mối quan hệ quốc tế, lễ nghi và văn hoá của chúng ta chính là cầu nối và nét đẹp trong mắt bạn bè năm châu.
Đây cũng là một trong những điều tôi rất tự hào khi đi học xa xứ. Do đó, với ý kiến của tôi thì thay vì xoá bỏ khẩu hiệu thì hãy đưa ra thêm những khẩu hiệu mới đúng đắn, phù hợp với thực tế!", Chu Quang Bằng nêu.
Vẫn cần một sự nghiêm chỉnh trong chuẩn mực
Vũ Châu Giang, sinh viên theo học bộ môn Văn hóa và Ngôn ngữ Ả Rập của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, ủng hộ mục tiêu cần phát triển tư duy phản biện và sức sáng tạo của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để thực hiện điều này thì với Giang là chưa hợp lý:
"Đầu tiên, tôi thấy kiến nghị của Giáo sư cũng là một ý tưởng mới, táo bạo và có nhiều khía cạnh đúng đắn. Song, tôi nghĩ rằng chữ "lễ" trong "Tiên học lễ" không chỉ mang nghĩa của sự thụ động: "dễ bảo, vâng lời", mà "lễ" theo tôi hiểu bao hàm cả nền tảng đạo đức và văn hóa. Sự sáng tạo cùng tư duy phản biện và dân chủ là cần thiết, thực sự nên khuyến khích. Nhưng việc này cần được thực hiện trên cơ sở là phản biện văn minh, lành mạnh để không dẫn đến "dân chủ quá trớn", gây ra một số tình trạng phản cảm như học sinh "bật" lại giáo viên với giọng điệu hùng hổ như đang tranh cãi tay đôi với bạn cùng trang lứa mà đã được nhiều báo, đài đưa tin.
Vũ Châu Giang - sinh viên theo học bộ môn Văn hóa và Ngôn ngữ Ả Rập của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thêm vào đó, giáo viên hiện nay được bồi dưỡng không chỉ để là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người giáo dục rèn luyện kỹ năng mềm, định hướng cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên.
Từ đó, giúp thế hệ trẻ dần hoàn thiện về thể chất, tư duy để trở thành một công dân tốt, có đạo đức, kỉ luật - đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, tiếp nối mạch nguồn "soi đường cho quốc dân đi": xây dựng một nền văn hóa tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy những giá trị truyền thống, những ứng xử tốt đẹp (hiếu thảo, hiếu học,...), người tốt việc tốt... Vậy nên, trước khi thúc đẩy một tư duy phản biện tự do, ta vẫn cần một sự nghiêm chỉnh trong chuẩn mực".
Vũ Hữu Hồng Quân - sinh viên ngành Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng chia sẻ quan điểm tương tự: "Là một người trẻ, đặc biệt là một sinh viên, tôi hiểu câu khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" ý muốn nói con người phải học lễ nghĩa, đạo đức, đạo lý làm người trước, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác. Do đó, bản thân tôi không đồng tình với quan điểm của GS. Trần Ngọc Thêm về việc bỏ khẩu hiệu này.
Vũ Hữu Hồng Quân - sinh viên ngành Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
Bởi "Tiên học lễ, hậu học văn" là một truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc ta. Trước khi học kiến thức thì bản thân mỗi chúng ta cần phải học cách làm người, biết cách cư xử sao cho đúng mực. Nói bỏ "lễ" để để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo là không hợp lý. Vì từ xưa đến nay, tuy chúng ta đề cao vai trò của người "thầy" (Không thầy đố mày làm nên) nhưng cũng ko tuyệt đối hóa vai trò của việc "học thầy" mà có câu nói "Học thầy không tày học bạn".
Chữ "lễ" theo quan điểm của GS.Trần Ngọc Thêm chỉ được hiểu bó hẹp trong mối quan hệ giữa thầy và trò, nhưng "lễ" ở trong câu "Tiên học lễ, hậu học văn" là lễ nghĩa - một phạm trù quan trọng trong đạo đức và đạo lý làm người. Rèn luyện đạo đức luôn là nền tảng của Giáo dục và là một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Khi mà vấn đề học sinh, sinh viên ngày càng có những biểu hiện thiếu chuẩn mực đạo đức, thì việc bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" là một điều không hợp lý. Tôi nghĩ thay vì bỏ đi khẩu hiệu này thì cần phải nâng cao hơn nữa việc giáo dục đạo đức và phổ cập nó đến thế hệ trẻ."
Trước đó, ngày 21/11, Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2021 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức với chủ đề: "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo". Đáng chú ý, trong bài tham luận phát biểu tại Hội thảo, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra đề nghị "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo". Đề xuất này cũng nhanh chóng thu hút dư luận.
Niềm tự hào mang tên Đại học Luật Hà Nội Hôm nay Trường Đại học Luật Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày thành lập (10/11/1979 - 10/11/2021). Từ ngôi trường này, lớp lớp các thế hệ sinh viên, học viên đã học tập và trưởng thành, nhiều người giữ vị trí trọng trách trong xã hội. Ngày thành lập trường là dịp để họ tri ân các thầy cô, hoài niệm và...