6 thay đổi của Trump so với phát ngôn “bạo” lúc tranh cử
Khi trở thành tân tổng thống, tỉ phú Trump hiểu rằng khoảng cách giữa phát ngôn và thực tế chênh lệch một khoảng rất lớn.
Trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng, tỉ phú Donald Trump nhiều lần đưa ra các thông điệp mạnh mẽ và tuyên bố “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Tuy nhiên sau khi giành chiến thắng chấn động, nhiều quan điểm của tỉ phú New York đã phải xem xét lại.
Dưới đây là 6 lần Trump thay đổi quan điểm:
Trục xuất người nhập cư
Quá khứ: Trong chiến dịch tranh cử, Trump nhiều lần tuyên bố sẽ trục xuất 11 triệu người nhập cư không có giấy phép đang sống ở Mỹ.
Hiện tại: “Chúng tôi sẽ đưa những tên tội phạm hoặc có hồ sơ hình sự, những kẻ buôn ma túy, khoảng 2 tới 3 triệu người, ra khỏi đất Mỹ. Hoặc bỏ tù chúng. Phải trục xuất chúng ngay khỏi đất nước. Chúng ở đây là vi phạm pháp luật”. (Trump nói trong chương trình “60 Minutes” ngày 13.11).
Truy tố Hillary Clinton
Quá khứ: “Nếu tôi thắng cử, tôi sẽ yêu cầu tổng chưởng lý cử một công tố viên đặc biệt điều tra vụ việc của bà. Có quá nhiều sai trái và dối trá trong các phát ngôn của bà Clinton”. (Trump nói trong phiên tranh luận trực tiếp lần 2 hôm 10.10)
Video đang HOT
Hiện tại: “Tôi không nghĩ nhiều lắm về điều này (truy tố Clinton) vì tôi muốn giải quyết vấn đề việc làm, kiểm soát biên giới, cải cách thuế và y tế”. (Trump nói trong cuộc phỏng vấn trên tờ Wall Street Journal ngày 11.11).
Xóa bỏ chính sách y tế Obamacare
Quá khứ: Donald Trump gọi chính sách y tế của Tổng thống Obama là “thảm họa thực sự” trong phiên tranh luận lần hai và liên tục nhắc lại rằng “sẽ xóa bỏ và thay thế”.
Hiện tại: “Hoặc là Obamacare sẽ được sửa đổi, hoặc sẽ phải xóa bỏ và thay thế”. (Trump nói trong phỏng vấn với tờ Wall Street Journal).
Trong cuộc phỏng vấn ở chương trình “60 Minutes” hôm 12.11, Trump nói một phần của Obamacare sẽ được bảo lưu: chi trả viện phí cho những người có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em.
Xóa sổ tham nhũng
Jeffrey Eisenach, người từng làm cho Ủy ban Thông tin Liên bang.
Quá khứ: Trump tuyên bố sẽ chống lại những hành vi vận động hành lang và thuê cố vấn trong các doanh nghiệp. Ông khẳng định “sẽ tát cạn đầm lầy tham nhũng”.
Hiện tại: Trong 4.000 nhân sự cần bổ nhiệm 2 tháng tới, Trump bổ nhiệm hàng loạt nhân vật vận động hành lang như Jeffrey Eisenach, người từng làm cho Ủy ban Thông tin Liên bang và đại diện cho tập đoàn viễn thông Verizon trong nhiều năm. Trump cũng mời Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa Reince Priebus làm chánh văn phòng.
Xây bức tường giữa Mỹ và Mexico
Quá khứ: “Tôi sẽ xây một bức tường cực lớn ở biên giới phía nam” (Phát biểu trong lễ tuyên bố tranh cử 16.6.2015).
Hiện tại: Tôi sẽ xây một bức tường với một số chỗ là hàng rào. (Trump trả lời trong chương trình “60 Minutes”).
Cấm cửa người Hồi giáo
Quá khứ: Ông Donald Trump tuyên bố cấm cửa hoàn toàn người Hồi giáo vào Mỹ cho đến khi đại diện của đất nước tìm ra cách giải quyết hiện trạng. (Thông báo của đơn vị tranh cử Trump đưa ra ngày 7.12.2015 sau vụ tấn công ở San Bernardino).
Hiện tại: Thông báo gây tranh cãi trên được gỡ khỏi trang web của Trump ngày 10.11 và không được đăng trở lại.
Theo Danviet
Trump gặp Abe: Còn 1 ngày vẫn không biết gặp ở đâu
Để trở thành một chính khách chuyên nghiệp, công tác chuẩn bị là điều quan trọng nhất và tỉ phú Trump sẽ phải dần quen với điều này.
Trump có rất nhiều việc phải làm trước ngày nhậm chức.
Một ngày trước khi tỉ phú Donald Trump gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, mọi sự vẫn hết mơ hồ. Quan chức Nhật Bản cho biết họ vẫn chưa biết được chính xác địa điểm, thời gian gặp mặt ở New York cũng như ai sẽ được mời.
Sự bất cập này cho thấy việc chuyển từ một doanh nhân, tỉ phú như Trump sang vai trò một chính khách là không hề dễ dàng. Quan chức Mỹ và Nhật Bản cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ không phải là đơn vị chủ trì cuộc gặp này nên công tác chuẩn bị do Trump và phía Thủ tướng Abe sắp xếp.
"Vẫn còn rất nhiều câu hỏi tồn tại", một quan chức Nhật giấu tên trả lời Reuters. Cuộc gặp được thống nhất từ cuối tuần trước và hiện nay Trump đang rất bận rộn gặp gỡ các nhân vật quan trọng ở tổng hành dinh tháp Trump. Bộ máy nhân sự của Trump lên tới 4.000 người nên việc lựa chọn người phù hợp không hề dễ dàng.
Thông thường, lãnh đạo thế giới thường gặp song phương trong các cuộc gặp thượng đỉnh khu vực. Rất hiếm khi một cuộc hội kiến ngoại giao cấp cao tổ chức ở Mỹ mà không được lên kế hoạch trước. Ông Abe đang trên đường tới Peru dự hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết đội của Trump chưa hề liên lạc với bộ này hay thảo luận về cách thức tổ chức gặp gỡ lãnh đạo nước ngoài. Trump dự định sẽ nhân chuyến thăm của ông Abe để tái khẳng định lập trường đồng minh với Nhật và các quốc gia châu Á khác.
Dù vậy, Trump và Abe đều có những bất đồng nhất định về mặt chính sách, đáng kể nhất là tự do thương mại. Mới đây, Nhật Bản đã đồng ý tham gia hiệp định thương mại tự do TPP trong khi Trump là người rất mạnh mẽ phản đối thỏa thuận này.
Theo Quang Minh - Reuters (Dân Việt)
Trump sẽ phải ngồi ngoài Nhà Trắng ít nhất 1 năm? Vì lí do an ninh, rất có thể tỉ phú New York sẽ không thể ngồi ở phòng Bầu Dục của Nhà Trắng trong vòng 1 năm đầu tiên. Trump lần đầu tiên diện kiến Tổng thống Obama trong phòng Bầu Dục. Donald Trump đã giành chiến thắng lịch sử và trở thành ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng nhưng tỉ phú...