6 tác dụng phụ của khổ qua, bạn có biết?
Với vị đắng đặc trưng, khổ qua được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, khổ qua có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau.
Ảnh minh họa – nguồn internet
1. Kích thích sẩy thai
Quan niệm kiêng ăn khổ qua (còn gọi là mướp đắng) khi mang thai có nguồn gốc từ xa xưa. Nhiều kết quả nghiên cứu hiện nay đã khẳng định tình trạng sẩy thai có thể xảy ra nếu thai phụ ăn nhiều khổ qua. Loại rau này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ và những người đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn khổ qua.
2. Tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản
Nếu đang mong có con, bạn cần loại khổ qua khỏi thực đơn hàng ngày. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, loại rau được nhiều người yêu thích này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Ăn nhiều khổ qua sẽ làm một số loại hóc-môn “tình yêu” gia tăng quá mức cần thiết, tạo ra những thành phần độc tố gây hại trong cơ thể.
3. Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái khổ qua còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Video đang HOT
Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.
4. Không thích hợp cho những người bị bệnh về gan và thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn khổ qua vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
5. Hôn mê do hạ đường huyết
Tình trạng hôn mê do hạ glucose huyết là một trong những tác dụng phụ phổ biến do ăn nhiều khổ qua. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glusoce huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau.
Để loại trừ tình trạng này, bạn cần tập thể dục thường xuyên và kiêng ăn khổ qua.
6. Thiếu máu tan huyết
Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà khổ qua có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt. Bệnh thiếu máu tán huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều khổ qua, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe.
Theo Phụ Nữ Online
3 điều 'không lành' nhất thiết phải biết khi ăn mướp đắng
Mặc dù mướp đắng rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng mướp đắng thường xuyên.
Mướp đắng còn có tên là khổ qua, là họ nhà dưa hay mướp. Quả nướp đắng có u sần sùi, ăn có vị đắng. Mướp đắng chứa phong phú nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C.
Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành nghiên cứu đầy đủ về tác dụng chữa bệnh của mướp đắng nhưng cũng có một số nghiên cứu nhỏ chứng minh rằng mướp đắng có thể có tiềm năng chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Từ lâu trong lịch sử, mướp đắng đã được sử dụng như là một loại thực phẩm trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Mướp đắng được tìm thấy ở nhiều vùng nhiệt đới trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, mướp đắng chống chỉ định nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Hạt mướp đắng có thể gây ra độc tính đối với trẻ em.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch, hạt bổ thận tráng dương. Trị chứng rôm sảy dùng mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Mướp đắng thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
Mướp đắng hạ đường huyết
Được nghiên cứu, chứng minh ở thú vật và người. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.
Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần.
Mướp đắng chống thụ thai
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một protein trong cây mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng.
Tăng men gan
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau. Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.
Những người nên tránh ăn mướp đắng
Mặc dù mướp đắng là thực phẩm giải nhiệt mùa hè, nhưng không phải ai cũng ăn được. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai...
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
Người bị bệnh huyết áp thấp cũng nên kiêng ăn mướp đắng. Mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.
Theo Trí thức trẻ
6 'tác dụng phụ' thực sự đáng sợ của mướp đắng Nếu dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra một số tác động tiêu cực Với vị đắng đặc trưng, mướp đắng được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ có lợi cho người bị tiểu đường, loại rau này còn được dùng để chữa đau dạ dày, chán ăn, sốt, hạ huyết áp......