6 giáo viên cùng dạy Giáo dục địa phương thì kiểm tra, tính điểm sao đây?

Theo dõi VGT trên

Chúng tôi cho rằng việc chương trình giáo dục phổ thông 2018 gộp 6 phân môn vào nội dung giáo dục địa phương là chưa hợp lý, gây khó khăn cho các nhà trường.

Nội dung giáo dục địa phương ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xem như 1 môn học và được phân bổ 35 tiết/ năm học, tương đương mỗi tuần sẽ có 1 tiết nhưng có tới 6 phân môn khác nhau đảm nhận việc giảng dạy.

Trong khi đó, theo hướng dẫn của Thông tư 22/2021/TT- BGDĐT quy định về đ.ánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông thì trong các phân môn này, có phân môn được hướng dẫn là lấy kết quả bằng nhận xét, có phân môn kết hợp cả điểm số và nhận xét.

Chính vì thế, việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, vào điểm, nhận xét vào sổ điểm, học bạ cho học trò có thể còn phức tạp hơn các môn Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Lịch sử và Địa lý vì nội dung giáo dục địa phương ít tiết mà đông người dạy hơn.

Thế nhưng, theo hướng dẫn của Công văn số 2313/BGDĐT-GDTrH và Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH về chuyên môn đối với lớp 6 ở năm học này cũng chưa thật sự rõ ràng, cụ thể.

6 giáo viên cùng dạy Giáo dục địa phương thì kiểm tra, tính điểm sao đây? - Hình 1

Học sinh ở Khánh Hòa tham quan Khu tưởng niệm Bác Hồ ở xã Phước Đồng(Ảnh minh họa: Báo Khánh Hòa).

Nội dung giáo dục địa phương ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện như thế nào?

Cũng giống như chương trình giáo dục phổ thông 2006, chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thêm nội dung giáo dục địa phương. Điều này phù hợp với thực tế và chỉ đạo tại Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội.

Song, khác với chương trình 2006, những nội dung giáo dục địa phương được dạy đan xen trong môn học chính khóa thì chương trình giáo dục phổ thông 2018 lại có cách làm hoàn toàn mới.

Đó là, nội dung giáo dục địa phương được xem như một môn học độc lập nhưng nó có tới 6 phân môn khác nhau, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật và được phân bổ 35 tiết/ năm học.

Trong đó, phân môn Ngữ văn có 8 tiết; Lịch sử 6 tiết; Địa lí 6 tiết; Giáo dục công dân 5 tiết, Âm nhạc 5 tiết, Mĩ thuật 5 tiết. Như vậy, nội dung giáo dục địa phương có tới 6 giáo viên dạy.

Nhìn vào số tiết (35 tiết) mà có tới 6 giáo viên dạy và tất nhiên là kết quả sẽ chung với nhau thì rõ ràng môn học này cũng phức tạp không kém gì môn Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Lịch sử và Địa lý mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập trong thời gian qua.

Bộ hướng dẫn dạy và kiểm tra nội dung giáo dục địa phương ra sao?

Ngày 23/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 2313/BGDĐT-GDTrH Triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022 và hướng dẫn về nội dung giáo dục địa phương như sau:

a) Nội dung giáo dục của địa phương bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của địa phương. Căn cứ vào nội dung giáo dục của địa phương, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực của giáo viên.

Video đang HOT

b) Kế hoạch dạy học Nội dung giáo dục của địa phương được xây dựng theo từng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương.

c) Giáo viên dạy học chủ đề nào thực hiện việc kiểm tra, đ.ánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đ.ánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đ.ánh giá bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đ.ánh giá “.

Tiếp theo, ngày 27/8/2021, Bộ ban hành Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 và hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương như sau:

Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương : giáo viên được phân công dạy học nội dung nào thực hiện kiểm tra, đ.ánh giá thường xuyên đối với nội dung đó; khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đ.ánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập.

Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 02 kết quả kiểm tra, đ.ánh giá thường xuyên trong mỗi học kì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đ.ánh giá định kì theo quy định “.

Căn cứ vào hướng dẫn của Công văn số 2313/BGDĐT-GDTrH, Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH và của Sở, Phòng Giáo dục thì các nhà trường chia ra mỗi học kỳ dạy 3 phân môn.

Học kỳ I, dạy phân môn Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật (18 tiết); Học kỳ II dạy phân môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân (17 tiết)- tương đương với số tuần của năm học. Và, thực tế, việc 6 giáo viên dạy 1 môn học thì dù có bất cập nhưng vẫn thực hiện được vì phân môn của ai người đó dạy.

Nhưng, bất cập sẽ xảy ra khi kiểm tra bởi theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đ.ánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thì những môn học có 35 tiết/năm học sẽ có 2 cột điểm thường xuyên.

Cũng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì việc đ.ánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Thế nhưng, mỗi học kỳ có tới 3 phân môn mà lấy 2 cột điểm thường xuyên thì bỏ phân môn nào, lấy phân môn nào?

Trong khi, Công văn số 3699/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn: ” Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 02 kết quả kiểm tra, đ.ánh giá thường xuyên trong mỗi học kì và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đ.ánh giá định kì theo quy định “.

Vậy là Bộ mới hướng dẫn bài kiểm tra thường xuyên còn khi kiểm tra định kỳ (giữa kỳ, cuối kỳ) các phân môn này chia tỉ lệ ra sao vẫn chưa cụ thể, rõ ràng?

Thế nhưng, theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì phân môn Âm nhạc và Mĩ thuật được hướng dẫn đ.ánh giá bằng nhận xét (Đạt, Chưa đạt), các phân môn còn lại thì đ.ánh giá bằng điểm số (số thập phân) kết hợp với nhận xét (phẩm chất và năng lực).

Vì vậy, nếu so sánh với môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý đ.ánh giá bằng điểm số, kết hợp với nhận xét, môn Nghệ thuật đ.ánh giá bằng nhận xét dù sao vẫn dễ hơn bởi điểm số đi với điểm số, nhận xét đi với nhận xét.

Riêng nội dung giáo dục địa phương thì có 2 phân môn đ.ánh giá bằng nhận xét, vừa đ.ánh giá bằng điểm số thì cộng thế nào để cho ra kết quả chung?

Đôi điều kiến nghị

Chúng tôi không hình dung nổi sẽ cộng trừ thế nào để ra kết quả nội dung giáo dục địa phương. Chẳng hạn: kiểm tra thường xuyên (2 cột điểm) phân môn Ngữ văn thì học sinh được 8,0 điểm, phân môn Âm nhạc hoặc Mĩ thuật được đ.ánh giá là “Đạt” thì kết quả học kỳ sẽ ra sao?

Bài kiểm tra định kỳ (2 cột điểm) thì phân chia như thế nào khi phân môn Ngữ văn là tự luận, phân môn Mĩ thuật thì vẽ trên giấy, phân môn Âm nhạc thì hát thì chia tỉ lệ ra sao? Kiểm tra cùng một thời kiểm chắc không được mà kiểm tra 3 thời điểm thì lại càng phức tạp vì 3 phân môn chỉ có 18 tiết.

Là những giáo viên đang dạy tại trường phổ thông, bản thân chúng tôi không sợ khó, sợ khổ và luôn mong muốn việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa lần này sẽ thành công. Nhưng, chúng tôi cho rằng việc chương trình giáo dục phổ thông 2018 gộp 6 phân môn vào nội dung giáo dục địa phương là chưa hợp lý khi kiểm tra, cộng kết quả và nhận xét cho môn học này.

Bởi lẽ, nó phức tạp và rắc rối vô cùng khi đ.ánh giá kết quả học tập có phân môn cho điểm, phân môn nhận xét. Vì thế, Bộ nên chủ trương đưa các phân môn này về các môn học như chương trình giáo dục phổ thông 2006 sẽ phù hợp hơn, giáo viên cũng dễ dạy, dễ kiểm tra và tất nhiên những rối rắm sẽ được tháo gỡ tức thì.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Nan giải việc ghi học bạ, vào sổ theo dõi các môn tích hợp mới

Giáo viên nào sẽ vào điểm ở Sổ theo dõi và đ.ánh giá học sinh, Học bạ cho 2 môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí là bài toán nan giải.

Năm học 2021-2022, ngành giáo dục triển khai giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho bậc trung học cơ sở. Ở bậc học này xuất hiện 2 môn học mới là Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí.

Việc dạy 2 môn "tích hợp" này đang khiến các nhà trường gặp lúng túng trong bố trí nhân sự, sắp xếp thời khóa biểu... Đặc biệt, sau khi kết thúc học kì 1 và năm học, không biết giáo viên nào sẽ chịu trách nhiệm ghi hồ sơ học sinh vì 2, 3 thầy cùng dạy 1 môn.

Quy định ghi hồ sơ học sinh thế nào?

Sau khi kết thúc học kì 1 và kết thúc năm học, giáo viên bộ môn phải hoàn thành hồ sơ học sinh theo quy định. Cụ thể, giáo viên phải vào điểm ở Sổ theo dõi và đ.ánh giá học sinh, học bạ, sau đó kí xác nhận và cuối cùng hiệu trưởng kí tên, đóng dấu.

Ngày 20/7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đ.ánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Theo đó, mục hướng dẫn sử dụng học bạ cho giáo viên bộ môn (bậc trung học cơ sở) quy định như sau (trích):

"Giáo viên môn học ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đ.ánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học sinh".

Nan giải việc ghi học bạ, vào sổ theo dõi các môn tích hợp mới - Hình 1

Ảnh minh họa: Vtv.vn

Còn mục hướng dẫn sử dụng Sổ theo dõi và đ.ánh giá học sinh (bậc trung học cơ sở) quy định (trích):

"Giáo viên môn học trực tiếp ghi vào sổ theo dõi và đ.ánh giá học sinh (theo lớp học) đầy đủ các thông tin cần thiết của môn học do giáo viên phụ trách, khớp với các thông tin trong sổ theo dõi và đ.ánh giá học sinh (của giáo viên), kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học.

Trường hợp có nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học thì các giáo viên môn học cùng kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học sinh đối với từng môn học".

Rắc rối ghi hồ sơ 2 môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí

Chiếu theo phụ lục Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn sử dụng Học bạ, Sổ theo dõi và đ.ánh giá học sinh, cá nhân người viết nhận thấy các nhà trường sẽ gặp rắc rối khi ghi hồ sơ 2 môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí.

Thứ nhất, trong Học bạ chỉ có 1 cột điểm học kì 1; 1 cột điểm học kì 2; 1 cột điểm cả năm thì giáo viên nào sẽ chịu trách nhiệm vào điểm chính? Nếu chỉ 1 giáo viên vào điểm là không đúng với quy định ghi Học bạ:

"Giáo viên môn học ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đ.ánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học sinh".

Hơn nữa, ở học bạ còn có 1 cột yêu cầu giáo viên bộ môn "nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) và chữ kí của giáo viên môn học". Vậy thì 1 giáo viên ghi nhận xét hay 3 giáo viên nhận xét?

Nếu chỉ 1 giáo viên nhận xét là trái với quy định Thông tư 22, còn 3 giáo viên nhận xét thì vừa chồng chéo, vừa không có chỗ để ghi. Chưa kể, giáo viên dạy 1 phân môn thì làm sao có thể nhận xét cho 1, 2 phân môn khác?

Thứ hai, trong Sổ theo dõi và đ.ánh giá học sinh (dùng cho môn học đ.ánh giá bằng nhận xét kết hợp đ.ánh giá bằng điểm số) chỉ có 1 cột điểm trung bình môn học kì 1; 1 cột điểm trung bình môn học kì 2; 1 cột điểm trung bình môn cả năm, thì giáo viên nào sẽ chịu trách nhiệm ghi điểm và nhận xét?

Nhà trường có thể phân công 1 giáo viên vào điểm nhưng ai sẽ ghi nhận xét (giống như phần ghi nhận xét ở Học bạ)? Chẳng hạn, 1 giáo viên vào điểm sai thì 1, 2 giáo viên khác phải cùng nhau sửa chữa, kí tên xác nhận - sao quá rắc rối.

Thứ ba, giả sử kết thúc năm học, học sinh bị đ.ánh đánh giá "Chưa đạt" đối với môn Khoa học tự nhiên thì các em phải làm kiểm tra lại 1 phân môn hay cả 3 phân môn? Nếu học sinh chỉ kiểm tra lại 1 phân môn thì không đúng với "bản chất" (tác giả tạm gọi) môn học Khoa học tự nhiên. Còn học sinh phải kiểm tra lại cả 3 môn môn thì làm sao giáo viên ra đề "tích hợp"?

Ngày 5/10/2021, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã có cuộc trao đổi trực tuyến với một số Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục cấp trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội về việc dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tại cuộc trao đổi này, Thứ trưởng tổng kết: "Bài toán đặt ra với môn Khoa học tự nhiên là sắp xếp thời khóa biểu, nhưng đây là bài toán có nhiều đáp án, tùy thuộc vào điều kiện thực hiện của từng trường. Vấn đề đặt ra là làm sao đáp ứng đúng chương trình và bảo đảm cho giáo viên giảng dạy phù hợp".

Tôi cho rằng, việc sắp xếp thời khóa biểu môn Khoa học tự nhiên ở một góc độ nào đó, các trường có thể "xoay sở" được. Tuy nhiên, giáo viên nào sẽ vô điểm ở Sổ theo dõi và đ.ánh giá học sinh, Học bạ cho 2 môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí là bài toán nan giải.

Tài liệu tham khảo:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-22-2021-TT-BGDDT-danh-gia-hoc-sinh-trung-hoc-co-so-485242.aspx

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thu-truong-do-bai-toan-dat-ra-voi-mon-tich-hop-la-sap-xep-thoi-khoa-bieu-post221536.gd?

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sở TT&TT TP.HCM xử lý đơn Hương Tràm tố cáo người tung tin đồn sang Mỹ sinh con
21:48:41 06/06/2024
Giáo hội kỷ luật đại đức Thích Nhuận Đức sau các clip thuyết giảng trên mạng
22:03:54 06/06/2024
Ca sĩ Chu Bin bị tạm giữ vì liên quan đến m.a t.úy
20:16:51 06/06/2024
Trịnh Kim Chi mừng con gái lên chức giám đốc, Mai Phương Thuý xinh đẹp không ngờ
21:45:21 06/06/2024
Hoa hậu Hồng Kông từng phá sản, thế chấp vương miện giờ ra sao?
21:15:45 06/06/2024
Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM thu thập, xử lý vụ tài khoản Angela Phương Trinh phát ngôn sốc
21:18:50 06/06/2024
Diễn viên 'Đồng t.iền xương m.áu' tặng vợ trẻ 2 chiếc ô tô giá hơn chục tỷ đồng
21:56:26 06/06/2024
"Bà mẹ trẻ nhất Kpop" ly hôn, bỏ 3 con cho chồng cũ nuôi để chạy theo bạn trai mới?
22:57:50 06/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hồng Diễm, Lương Thu Trang được chuẩn bị 160 bộ đồ khi quay Trạm cứu hộ trái tim

Phong cách sao

01:35:16 07/06/2024
Stylist Khúc Mạnh Quân đã chuẩn bị hơn 160 bộ đồ cho Hồng Diễm và Lương Thu Trang trong suốt quá trình quay phim Trạm cứu hộ trái tim .

Công an TPHCM vào cuộc vụ người phụ nữ t.ử v.ong sau khi nâng mũi

Tin nổi bật

23:56:39 06/06/2024
Đến 14 giờ cùng ngày, chị H. được thực hiện dịch vụ kỹ thuật này. Sau khi người bệnh được gây tê bằng thuốc Lidocain 2% ở vành tai (khoảng 5-7 phút), xuất hiện triệu chứng tê quanh miệng, đắng miệng, nhìn mờ, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụ...

Phá ổ m.a t.úy tại nhà trọ trong thôn

Pháp luật

23:44:04 06/06/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 6 bị can về tội mua bán trái phép chất ma tuý và tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

Có thể làm trắng da bằng chanh hay không? Người có đặc điểm này càng dùng càng thấy da xuống cấp, nổi mụn

Làm đẹp

23:37:10 06/06/2024
Chanh không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong gian bếp mà còn là bí quyết dưỡng trắng da của chị em. Tuy nhiên, chị em cần biết cách sử dụng đúng và tránh những sai lầm phổ biến kẻo bị phản tác dụng.

Sáng sớm cầm 300.000 đồng ra chợ mua được gì cho 3 bữa ăn dành cho 4 người?

Ẩm thực

23:24:47 06/06/2024
Với 300.000 đồng, bạn có thể chuẩn bị 3 bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho 4 người. Dưới đây là một kế hoạch cụ thể cho ba bữa ăn trong ngày

Giải cứu 80 người di cư trên thuyền gặp nạn ở eo biển Manche

Thế giới

23:11:36 06/06/2024
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Anh, trên 7.500 người di cư đã đến Anh bằng thuyền nhỏ trong 4 tháng đầu năm 2024 và đây là mức cao nhất kể từ khi con số này bắt đầu được thống kê.

Tuấn Trần bị ép hôn bạn diễn nam giữa rạp, tiết lộ cách xưng hô "tình tứ" khiến khán giả phát cuồng

Hậu trường phim

23:01:10 06/06/2024
Móng Vuốt là bộ phim điện ảnh Việt hiếm hoi khai thác chủ đề sinh tồn mới có những suất chiếu sớm đầu tiên và nhận về khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả.

Mắc bệnh tâm thần là do ADN cổ đại quấy phá?

Lạ vui

22:55:46 06/06/2024
Các nhà khoa học phát hiện ADN cổ đại bên trong bộ gien di truyền ở người là thủ phạm gây ra những rối loạn tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.

Netizen phản ứng trái chiều với tạo hình của Lee Min Ho trong 'Pachinko 2'

Phim châu á

22:54:06 06/06/2024
Cư dân mạng phản ứng trái chiều trước sự xuất hiện của Lee Min Ho trong phần tiếp theo của bộ phim đáng được mong đợi Pachinko.

G-Dragon trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Viện khoa học Hàn Quốc

Sao châu á

22:42:42 06/06/2024
G-Dragon được bổ nhiệm làm giáo sư thỉnh giảng tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (gọi tắt là KAIST).

Bị soi hẹn hò trai đẹp, Hoa hậu Hương Giang có động thái lạ

Sao việt

22:20:37 06/06/2024
Theo đó, thay vì sẽ lên tiếng đính chính về mối quan hệ như mọi khi thì Hoa hậu Hương Giang chỉ cập nhật hình ảnh công việc, không nhắc về chuyện hẹn hò.